Sự hiện hữu và bản chất của thiên thần

03:41 CH @ Thứ Bảy - 16 Tháng Chín, 2006

Thưa tiến sĩ Adler,

Tôi rất quan tâm đến ý niệm về thiên thần. Ý niệm này xuất phát từ đâu? Nói cho thật chính xác, thiên thần là gì? Đó phải chăng là một thực thể thuần túy hoang đường? Có sự biện giải hợp lý nào cho ý niệm này không?

A.W.D.

A.W.D. thân mến,

Nghĩa gốc của từ “thiên thần” là “sứ giả.” Trong Kinh Thánh, thiên thần là những sứ giả được Thượng Đế sử dụng để truyền đạt ý chí của ngài tới con người. Trong các văn bản Kinh Thánh đầu tiên, “thiên thần của Chúa” an ủi Hagar(1), ngăn cản Abraham hiến tế Isaac con mình, nói chuyện với Moses(2)từ một bụi cây bốc cháy. Trong những trường hợp như vậy, gần như thiên thần là sự hiện diện khả giác của Thượng Đế.

Trong các bản văn Kinh Thánh về sau, thiên thần rõ ràng là những thực thể trung gian hoạt động như những sứ giả truyền tin của Thượng Đế cho con người. Đó là vai trò mà Gabriel(3)và Michael(4)đã đóng khi xuất hiện trước Daniel(5), và là vai Gabriel đã đóng khi báo tin cho Mary(6)biết bà sắp sinh Chúa Jesus.

Trong tất cả những trường hợp này, thiên thần là những đại diện mà qua đó Thượng Đế bộc lộ ý chí và quyền năng của ngài với trần gian. Trong nhiều câu chuyện kể xa xưa, thiên thần được nhìn thấy trong hình hài con người, đến gặp gỡ và sinh hoạt với con người. Đôi cánh của thiên thần, tượng trưng cho vai trò người đưa tin của nó, và quầng sáng bao quanh thiên thần, tượng trưng cho sự thần thánh, là những yếu tố được thêm vào sau này. Về sau Do Thái giáo thiết lập một hệ thống thứ bậc thiên thần bao gồm tiểu thiên thần và tổng lãnh thiên thần, rồi phân biệt thiên thần cao cấp với các thiên thần khác. Trong Cơ Đốc giáo, hệ thống thứ bậc thiên thần mở rộng đến chín cấp: tổng lãnh thiên thần, Thrones, Dominations, Virtues, Powers, Principalities, Archangels, Angels.

Chất liệu phong phú của truyền thống tôn giáo, được diễn tả bằng tranh tượng tô vẽ tinh vi và đầy màu sắc, là tuân theo sự lý giải có phương pháp của các nhà thần học thời Trung Cổ. Các nhà thần học này được sự hỗ trợ bởi những nghiên cứu trước đó của các triết gia Hy Lạp về sự hiện hữu và bản chất của những thực thể phi vật chất. Chẳng hạn, Platokhẳng định sự hiện hữu của một vương quốc của những ý tưởng vĩnh cửu vượt ra ngoài thế giới khả giác, khả biến của sự vật. Các nhà thần học dùng hệ triết lý cơ bản này để lý giải những tín điều truyền thống về thiên thần. Ví dụ, D’Aquinas, người đã viết một chuyên luận về thiên thần, định nghĩa thiên thần là những bản thể phi vật chất và bất biến. Nhưng khác với Plato, ông không cho đó là những ý tưởng vĩnh cửu, mà là những thực thể thụ tạo – là trí thông minh thuần túy tồn tại ngoài vật chất.

Hầu hết các nhà tư tưởng hiện đại đều chế giễu những ý nghĩ về thiên thần, coi đó là những suy đoán cực kỳ vô ích về những sự vật thuần túy tưởng tượng. Tuy nhiên, dù chúng ta có nghĩ gì đi nữa về sự hiện hữu thực sự của thiên thần, chúng ta vẫn có thể nhận ra ý niệm về thiên thần soi sáng những suy nghĩ của chúng ta về trần gian. Sự suy tư về một vương quốc của những tạo thể phi vật chất – của những lý trí thuần túy hoặc tinh thần – có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn thế giới vật chất mà ở đó lý trí và tinh thần chúng ta gắn chặt vào.

Sự suy tư của các triết gia về những xã hội không tưởng của con người – lý tưởng thuần khiết – giúp chúng ta hiểu được trật tự chính trị và xã hội hiện thực. Tương tự, những suy tư về bản chất của thiên thần có thể cho chúng ta biết nhiều điều về bản chất con người. Chẳng hạn, nếu hiện hữu thực, thiên thần được coi là có tri thức trực giác và tức khắc về mọi sự, và xã hội các thiên thần hoạt động hoàn toàn theo luật của tình thương. Điều này sẽ chỉ cho chúng ta thấy kiểu tri thức và hình thái xã hội khôngdành cho những tạo vật vừa là xác thịt vừa là tinh thần như loài người chúng ta. Đối với chúng ta, biết được rằng chúng ta không thể sống hoặc hiểu biết như thiên thần cũng quan trọng như biết được rằng chúng ta không nên hành động như loài vật.

Dĩ nhiên, thiên thần không đơn thuần chỉ là giả thuyết có ích cho suy luận triết học. Chữ “thiên thần” chủ yếu mang ý nghĩa tôn giáo. Trong truyền thống của Kinh Thánh, thiên thần là vấn đề trải nghiệm cụ thể. Hagar, Abraham, Moses, và Maria lắng nghe không phải những giả thuyết mà lắng nghe những thiên sứ của Thượng Đế.

(1)Hagar: theo Kinh Thánh là người hầu của Sarah, và có với chồng của Sarah là Abraham một đứa con trai tên là Ishmael.
(2)Moses
: theo Kinh Thánh là tiên tri người Hê-brơ, ông đã đưa dân tộc Hê-brơ thoát khỏi tình trạng nô lệ ở Ai Cập để đến Miền Đất Hứa. Cũng theo Kinh Thánh ông là người đã ghi lại Mười Điều Răn của Chúa.
(3)Gabriel
: các nhân vật trong Kinh Thánh
(4)Michael
: các nhân vật trong Kinh Thánh
(5)Daniel
: các nhân vật trong Kinh Thánh.
(6)Đức bà Maria: theo Kinh Thánh là mẹ của Jesus Christ. Người Cơ Đốc giáo tin rằng bà mang thai Jesus Christ mà vẫn đồng trinh là nhờ sự can thiệp trực tiếp của Chúa Trời.

Nội dung liên quan

  • Khoa học và các huyền thoại mới

    14/07/2018Lê Minh TriếtCho đến nay, chúng ta đều hiểu huyền thoại hay thần thoại là những câu chuyện có tính hoang đường, là sản phẩm dân gian trong đó các hiện tượng tự nhiên và văn hóa được thể hiện dưới hình thức nhân cách hóa một cách ngây thơ...
  • Hạt đời long lanh

    20/10/2016Phong ThuÝ nghĩ hạnh phúc là giá trị, là những gì đẹp đẽ, lớn lao, cao cả, quý báu của con người - đời người. Để có được hạnh phúc cho mình và dành cho người khác khó lắm. Cần phải thật nỗ lực, phải có những việc, sự học, cống hiến lớn lao cao cả tương ứng với tầm vóc của hạnh phúc mà ta hướng tới...
  • Sự hình thành bản thể luận văn hóa

    10/11/2014TS. Đỗ Minh HợpCó thể phân biệt ba giai đoạn cơ bản trong tiến trình phát triển của bản thể luận - bản thể luận tự nhiên (cổ đại), bản thể luận nhận thức (cận đại) và bản thể luận văn hoá (hiện đại). Không có ý định đi sâu vào đề tài này, chúng tôi chỉ muốn nêu bật sự khác nhau cơ bản giữa ba hình thức này của bản thể luận...
  • Những điều tốt đẹp của thế giới này

    09/09/2006Trong xã hội của chúng ta, chúng ta đánh giá rất cao việc giành được của cải vật chất. Chúng ta có khuynh hướng phán xét con người qua thành công vật chất của họ. Nhưng các nhà đạo đức và các vị thánh luôn luôn khuyên răn chống lại chủ nghĩa vật chất và sự khoái lạc của các giác quan. Chủ nghĩa vật chất là gì, và tại sao nó bị coi là xấu?
  • Phẩm chất vĩ đại trong con người

    10/08/2006Con người vĩ đại là gì? Có phải sự vĩ đại của anh ta nằm ở trí tuệ, tính cách, hay thành tích của anh ta? Hay nó ở trong phẩm chất chung bí ẩn nào đó của nhân cách?Tại sao chúng ta gọi một người vĩ đại là “vĩ đại”?
  • Cái nết, cái đẹp trong nền kinh tế tri thức

    31/01/2006GS. Tương laiTừ Tây sang Đông, tư duy của loài người đâu có đối lập giữa đẹp và nết, sự hài hòa giữa cái đẹp thể hình với cái đẹp tinh thần, giữa “sắc đẹp” quan sát được bằng mắt với phẩm chất, nhân cách của con người được cảm thụ không chỉ bằng mắt, đều là thuộc tính của con người.
  • Rèn khí phách sáng tạo

    04/01/2006PGS. TS. Phạm Duy NghĩaNgười làm quan ở nước ta, xưa thì được tuyển mộ qua đường khoa cử (giỏi thơ ca và thuộc sách thánh hiền thì được đỗ đạt, làm quan), nay về cơ bản phải kinh qua ba kênh đào tạo chính: đào tạo về chuyên môn, đào tạo về chính trị và đào tạo về quản lý nhà nước...
  • Siêu Hình học: Tồn tại hay không tồn tại

    07/07/2005Tiến sĩ Đỗ Minh HợpMột trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác nghiên cứu và giảng dạy triết học là tìm ra các nguyên tắc mới để hình thành một lập trường sáng tạo đối với truyền thống triết học và tiếp thu những thành tựu của tư tưởng triết học thế giới. Vấn đề siêu hình học, quan niệm vế siêu hình học luôn là một vấn đề trọng tâm và nan giải nhất của triết học, vì nó có liên quan mật thiết đến dự lý giải về triết học, về động thái của đối tượng triết học và về sứ mệnh của triết học trong văn hoá. Bài viết này của chúng tôi nhằm góp phần làm sàng tỏ vấn đề ấy.
  • xem toàn bộ