Sự tiến hóa theo Gould

08:49 CH @ Thứ Sáu - 16 Tháng Sáu, 2006

Cá tính sáng láng, thường hay tranh luận, Stephen Jay Gould là một gương mặtlớn trong các khoa học về sự tiến hoá. Đặc biệt ông đã gópphần làm cho các nhà tiên hoá luận cổ điển và các chuyên gia về phát triển xích lại gần nhau. Đôi khi không trọng truyền thống, các ý kiên của ông về thời gian ngắn và thời gian sâu, về điều ngẫu nhiên và những cưỡng bức,vẫn còn tiếp tục gây cảm hứng cho các nhà nghiên cứu. Dưới đây lược thuật bàiviết của Armand De Ricqlès, Giáo sư Collège de France, về nhà nghiên cứu nổi tiếng này trên Tạp chí Les Dossien de La Recherche, số 19, tháng 5/7/2005.

Thật là còn chưa đủ khi nói rằng Gould đã ảnh hưởngđến cả một thế hệ các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực chung về thuyết tiến hoá. Trong những năm 1960, khi ông khởi nghiệp là nhà cổ sinh vật học, "lý thuyết tổng hợp về tiên hóa" đã được hưởng một cương vị hoàn toàn ưu đãi ở Hoa kỳ. Lý thuyết này ban đầu cởi mở và đổi mời đã chai cứng lạivới các đề xuất ngày càng rúm ró co hẹp đi đôivới sự lão suy của các cha sáng lập được thăng lên các chức vị cao nhất của trường đại học, đối mặt với một thế hệ mới của Gould được nuôi dưỡng bằng "sự Tổng hợp gây nôn mửanày! Như thế "chủ nghĩa Gould" trước tiên chuyển vận một thành phần nổi dậy chống lại các "cha" (Emst Mayr, Dobzjansky, Simpson, Romer…) chứng tỏ có sự xung đột quyền lực giữa các thế hệ.

Như vậy, trong những năm 1960, lý thuyết tổng hợp đề xuất điều gì để giải thích lịch sử tiến hoá của cuộc sống và các cơ chế ở bên dưới nó? Nói vắn tắt, nguồn gốc các loài (hoặc sự hình thành loài) là hậu quả của sự thích nghi. Sự tiến hoá không hướng về một mục đích (đây sẽ là thuyết mục đích), nó không là bấp bênh (điều này sẽ trái với sự chọn lọc tự nhiên), cũng không "lượng tử" (như thế sẽ trái với di truyền học các quần thể), mà là tuần tự và cơ hội.Nó tiến hành theo sựlựa chọn tuần tự sinh vật nào có thể sống được tốt nhất trong một bối cảnh nào đó, dựa trên một số nguyên lý chung: thuyết thích nghi, quyết định luận chọn lọc, thuyết tiến hoá tuần tự, thuyết giản hoá và một nguyên lý khác, đó là thuyết tập trung thống nhất, tức là chỉ có một cơ chế tiến hoá duy nhất, tuỳ theo thời hạn tác động của cơ chế này mà tạo ra "tiến hoá vi mô" (bên trong loài) trong khuôn khổ của “thời gian ngắn"(thời gian sinh học và thời gian sinh thái) và "tiến hoá vĩ mô"trong khuôn khổ của “thời gian dài"(thời gian địa chất học và cổ sinh vật học). Có thể nói rằng sự hình thành loài tạo nên giao diện giữa hai trình độ tiến hoá trên. Trong bối cảnh này, tiến hoá vĩ mô không phải là một cơ chế, nó có một ý nghĩa hoàn toàn miêu tả. Thực ra đây là cách phát biểu đơn giản theo hệ thống học về tính đa dạng sinh học trên quy mô lớn, tổng hợp các kết quả của tiến hoá vi mô trong thời gian dài và trong không gian.

Toàn bộ công trình của Gould không bao giờ từ bỏ hoàn toàn bản phác thảo tối thiểu được gợi lại trên đây mà bao gồm việc cống hiến nhiều sửa đổi, điều chỉnh và bổ sung ít nhiều quyết liệt trong mọi lĩnh vực và ở mọi trình độ.

Đầu tiên, Gould bảo đảm cho mình một công cụ tư tưởng về kỹ thuật và ông hiểu rằng việc nghiên cứu hình thái và các biến đổi hình thái do sự tiến hoá đòi hỏi các phương pháp về sinh trưởng tương đối(1) và các phân tích đa biến(2) và ông phân tích tỉ mỉ các khả năng của chúng một cách tài tình trong một loạt các công trình làmcho ông được mọi người chú ý.

Sự trở về các hình thái

Việc nghiên cứu kết cấu cơ thể của cá thể vừa là kết quả cụ thể của sự tiến hoá (kiểu biểu hiện) và nơi xảy ra của các cơ chế (sự chọn lọc). Theo Gould ngoài bá quyền của gen thì đây là quan niệm "nội tại” về cấu tạo của cơ thể chứ không phải một ý niệm hoàn toàn "ngoại lai" do sự chọn lọc chi phối và ông đặt lại hình thái học vào trung tâm của quan niệm hiện đại về sự tiến hoá và nêu rõ các “cưỡng bức của kết cấu”.

Sự phát triển cá thể: nhân vật quan trọng vắng mặt trong lý thuyết tổng hợp.

"Kế hoạch kết cấu” được quy định bởi các cưỡng bức lịch sử (sự phát sinh loài), các con đường phát triển cá thể, các khả năng hoặc các hạn chế về kết cấu trong đó có bộ gen cùng tính nhân quả chọn lọc (bên ngoài), nên Gould đã đặt lại sự phát triền cá thể vào trung tâm của việc nghiên cứu về tiến hoá trong cuốn sách phát triển cá thể và phát sinh loài (1977).

Thời gian sâu và thời gian ngắn

Một suy tư sâu của Gould về kết cấu thời gian được phát triển trong Mũi tên thời gian và các Chu kỳ thời gian (1987).Các cơ chế tiến hoá vi mômà các nhà sinh hệ thống học và di truyền học nghiên cứu thuộc về "thời gian ngắn" sinh thái học. Nhà cổ sinh vật học làm việc trong cái Gould gọi là "thời gian sau”.Về mặt này lý thuyết tổng hợp đề xuất sự ngoại suy đơn giản và trực tiếp từ thời gian sinh thái học sang thời gian địa chất học. Gould gợi ý thêm rằng phần lớn các đổi mới quan trọng về tiến hoá tập trung trong các "khủng hoảng hình thànhloài’ như vậy là trong thời gian ngắn, Homo sapienscó thể sinh ra theo cách này.

Việc đọc có thiên kiến

Sự chuyển đổi các mẫu của việc hình thành loài trong thời gian dài sẽ không thể hiện bằng sự tiệm biến tuần tự, chậm và liên tục của các loài , mà bằng việc luân phiên các điểm và các ứ đọng. Theo Gould, việc đọc tư liệu cổ sinh vật học đã bị thiên lệch về một thành kiến về tuần tự, nên cần đưa các ứ đọng của tiến hóa vào tư liệu cũng như là các biến đổi tuần tự. Một đơn vị tiến hoá gọi là nhánh(dòng dõi) gồm các con cháu một loài tổ tiên được nhận ra do cùng chia sẻ ít nhất một cá tính tiến hoá đã xuất hiện ở loài này.

Các tài liệu lưu trữ hóa thạch cần thiết

Gould nhấn mạnh tính chất không thể thay thế của cổ sinh vật học vì không những nó cung cấp tư liệu cụ thể cho sự tiến hoá của thế giới đang sống trong thời gian dài mà cả tư liệu thực tế cho các cơ chế tiến hoá không thể nào nhận thức và nghiên cứu được trong thế giới hiện tại, các xu hướng tiến hoá dài hạn (thời gian sau), đây là nơi mà ông đến gần nhất việc ly hôn với lý thuyết tổng hợp.

Sự xâm nhập của tính ngẫu nhiên

Các suy tư của Gould về tiến hoá vĩ mô và các cơ chế hình thành loài đưa đến kết quả là làm nổi rõ một khái niệm khá độc đáo, quan trọng và hữu ích, đó là khả năng có từ trước(exaptation): trong cục điện tiến hoá vĩ mô của sự hình thành loài, thường xuất hiện các cấu trúc, các tính cách, ban đầu không được lựa chọn và như là để sẵn vì lý do nào đó (chẳng hạn như sự phát triển không đều trong phôi). Các yếu tố này có thể trở thành các đích mới của sự tiến hoá và có thể thay đổi chức năng trong bối cảnh của các áp lực lựa chọn mới. Tính nhân quả phức tạp này là đặc điểm của các quá trình lịch sử như Gould không ngừng cho thấy trong các tác phẩm của ông, chẳng hạn như trong Cuộc sống thậtlà đẹp (1989).

Bổ sung cho lý thuyết tổng hợp

Ý niệm về tiến hoá vĩ môcủa Gould đã điều chỉnh và bổ sung cho lý thuyết tổng hợp cổ điển nênngoài các kỷ niệm cá nhân mà ông để lại cho những người quen biết ông, sự phong phú của toàn bộ tác phẩm khoa học của ông sẽ mãi còn là nguồn cảm hứng cho các nhà tiến hoá luận


(1) Các phương pháp sinh trưởng tương đốidựa trên việc đo nhịp độ tăng trưởng của các cơ quan khác nhau trongkhi phát triển.

(2) Các phân tích đa biên cho phép nghiên cứu các sơ đồ khác nhau về biếndị hình thái của các đặc tính chủ yếu của mộtloài nào đó.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Liệu bản chất con người có thay đổi theo thời gian không?

    19/07/2018Nhiều hệ tư tưởng đã đưa ra ba câu trả lời chính cho câu hỏi về tính bất biến hay không đổi của bản chất con người. Đầu tiên là quan điểm truyền thống cho rằng con người về cơ bản thì giống nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan điểm này, một loạt những đặc điểm về thể chất và trí tuệ tạo thành bản chất đặc trưng của con người không thay đổi và sẽ không thay đổi chừng nào con người vẫn là con người và không phải là loài sinh vật khác. ...
  • Các loại tình yêu

    21/09/2014Hầu hết chúng ta khi nghe từ “tình yêu” thường nghĩ ngay đến thái độ của một người đàn ông với người con gái chưa chồng. Đây chắc chắn là một dạng tình yêu rất thực và hiển nhiên. Nó không chỉ là chủ đề của những vở kịch lớn, những bộ phim Hollywood, và tiểu thuyết lãng mạn. Nó còn là một trong những biểu hiện cơ bản của đời sống vợ chồng, của sự ràng buộc dài lâu giữa hai người biến họ thành một thể xác. ...
  • Tình yêu sự vật và tình yêu con người

    19/02/2014Dr. Mortimer J. AdlerDescartes lưu ý trong The Passions of the Soul rằng từ “tình yêu” có thể áp dụng cho “những đam mê của một người tham vọng đối với vinh quang, của kẻ nghiện rượu đối với rượu, của người đàn ông đầy thú tính đối với người phụ nữ mà hắn muốn chiếm đoạt, của người đàn ông đứng đắn đối với người bạn hay tình nhân của ông ta và của người cha tử tế đối với con cái của ông ta.” ...
  • Chúng ta thoát thai từ đâu?

    07/01/2014"...khó mường tượng, cơ chế gì mà chỉ một mô người chết có thể tung ra một lượng thông tin to lớn về tạo dựng những mô người mới ở một cơ thể khác, tức kích thích sự tái sinh. Rồi chuyện mỗi tế bào người phức tạp đến thế nào cũng khó hình dung... Rõ ràng mọi chuyện đó xảy ra theo một chương trình hoạt động liên tục, chặt chẽ mà so với nó một cái máy tính hiện đại nhất cũng chỉ là cái đồ chơi treo trên cây thông Nôen. Các chương trình đó khu trú ở đâu? Tất nhiên không chỉ trong các gen. Theo dữ kiện vật lý mới thì các chương trình đó được ghi trong năng lượng tế vi, ở phương Đông năng lượng đó gọi là năng lượng của Chúa Trời, và cả ở trong nước cơ thể người . Vậy ai đã lập ra các chương trình tái tạo mô người diệu kỳ đó?..."
  • Sự sống là gì?

    11/06/2006Đặng ChuẩnTừ lâu, khoa học đã nói cách định nghĩa xem sự sống là gì, còn những người bình thường thì quen nghĩ: cái gì không chết là đang sống. Tuy nhiên, với những bước tiến nhảy vọt của khoa học hiện đại, nhất là sinh học, định nghĩa về sự sống trở nên phức tạp hơn và là thách thức lớn đối với các nhà khoa học...
  • Gien - chiếc máy tính thu nhỏ…

    10/03/2006Trích phỏng vấn Gs. Piotr Slonimski, nhà sáng lập bộ môn sinh học phân tửGien là chiếc Computơ được thu nhỏ đến mức phi thường và hoàn hảo hơn tất cả sản phẩm của kỹ thuật điện tử. Nó nhỏ hơn rất nhiều so với bộ vi xử lý của Computơ (máy tính), kích thước chỉ bằng 1/10 triệu mm, nhưng không máy tính nào có thể so sánh với khả năng và năng lực của gien...
  • Không kể người, chó thông minh hơn cả!

    05/01/2006Vinh ThuĐến nay giới nghiên cứu vẫn chưa giải thích được, bằng cách nào trí thông minh của chó đã phát triển: Có phải là kết quả của quá trình con người thuần hóa, hay tổ tiên loài người đã chọn lựa những giống chó dễ cảm thông với con người?
  • Con người đi tìm chính bản thân mình

    15/12/2005Hà Huy KhoáiPhải chăng, để hiểu được chính bản thân mình, con người cần đến các máy tính biết tư duy. Tuy nhiên, chúng ta có thể lại phải đương đầu với một nghịch lí mới: máy tính cuối cùng sẽ làm sáng tỏ được cơ chế hoạt động của bộ não người, nhưng khả năng của bộ não người lại không đủ để hiểu được cơ chế đó!
  • Đặc điểm của tiếp cận hệ thống trong xã hội học

    27/10/2005... điểm xuất phát quan trọng của việc nghiên cứu xã hội học chính là nghiên cứu con người cá nhân trong tương tác nhóm cộng đồng xã hội với tất cả tính hệ thống và hoàn chỉnh của nó. Cấu trúc xã hội, hành vi xã hội trong tương tác người với người... là những dấu hiệu đặc thù. Đến lượt nó những nhóm và cộng đồng xã hội lại tương tác với nhau tạo thành một kết cấu chỉnh thể của một xã hội. Xã hội học nghiên cứu những quy luật và tính quy luật chi phối mối quan hệ và liên hệ tạo thành tổng thể xã hội này...
  • Tìm hiểu bản chất của ý thức

    12/10/2005GS. Đoàn Xuân MượuTừ khi loài người hình thành, tiến hóa, biết lao động kiếm sống, ý thức phát triển song song với khả năng giao tiếp, ngôn ngữ. Đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, nhiều triết thuyết của phương Đông và phương Tây bằng con đường minh triết và duy lý, về quá trình phát sinh của ý thức...
  • Một cuộc ra đời lần thứ hai

    27/09/2005Phạm ToànTrước hết, cần tìm một định nghĩa cho tâm linh. Xưa nay khái niệm ấy dùng một cách mù mờ, chân tình và cơ hội, trắng đen vàng thau để lẫn lộn. Thành thử có khi tôn vinh tâm linh mà thành hạ thấp nó. Còn trong nhiều trường hợp tâm linh trùng với đồng cốt phong thuỷ...
  • Giữa con người và con vật khác nhau ở điểm nào?

    21/07/2005Từ thời Darwin, quan điểm ngược lại đã trở nên phổ biến, không chỉ giữa các nhà khoa học, mà cả trong các tầng lớp học thức nói chung. Học thuyết của Darwin về nguồn gốc con người cho rằng con người và loài vượn người đã thừa hưởng từ một dạng tổ tiên chung; và cùng với quan điểm về nguồn gốc tiến hóa của con người này là quan điểm cho rằng con người và những loài động vật có vú cao cấp chỉ khác nhau về mức độ. ...
  • Chân dung nhà tâm lý học: Sigmund Freud và học thuyết phân tâm

    09/07/2005Ngụy Hữu TâmCuộc đời Freud cũng mâu thuẫn như thuyết của ông... Đời sống tình dục của con người là lĩnh vực mà ngay những chuyên gia giỏi nhất, thậm chí đôi khi chính Freud, cũng phải mò mẫn trong bóng tối. Kỳ vọng có sự nhất trí là không tưởng...
  • xem toàn bộ