Danh văn ngoại quốc: Ta với tổ tiên ta

10:28 SA @ Thứ Tư - 10 Tháng Mười Một, 2010

Theo nền nếp cũ hay là phá hủy nền nếp ấy để tiến hóa theo những luật lệ mới, hòng đạt được những kết quả mới? Xưa nay phái người trọng nền nếp cũ và phái ưa tiến hóa quá khích vẫn xung đột nhau luôn luôn về tư tưởng.

Maurice Barrès, thuộc về phái trên, có lúc đã khuyên người ta chớ nên hy vọng tiến bộ hơn được tổ tiên. Ông viết:

"Người chết nghĩ và nói bởi ta: tất cả dòng con cháu liên tiếp chỉ là một người. Phải, con người ấy, dưới ảnh hưởng của đời sống xung quanh, có thể biểu dương nhiều phiền phức hơn trước, nhưng sự phiền phức ấy không làm phí cái tính chất của y. Ấy là một trật tự cấu trúc mà người ta làm cho hoàn mỹ hơn lên: bao giờ cũng là trật tự cũ. Thể như một ngôi nhà trong đó người ta thêm một ít lối xếp đặt mới: không những cái nhà ấy vẫn đứng lên trên những nền móng xưa, nó còn giữ những viên đá xưa và bao giờ cũng là cái nhà xưa. Kẻ nào đã hiểu những chân lý chắc chắn đó sẽ bỏ cái cao vọng muốn cảm xúc được hơn, dục vọng được hơn các bậc cha mẹ; họ sẽ tự nhủ: "Ta chính là cha mẹ ta đó".

Cũng vấn đề ấy, sau đây là ý kiến của Remy de Gourmont:

"Lẽ tất nhiên là ta không nên nhủ cho người ta cái bổn phận vô ý thức xui họ làm những việc trái với những cái gì ông cha họ đã làm; nhưng nếu ta giảng dẫn cho họ hiểu rằng họ không sao làm hơn được tổ tiên, để họ phải chán nản, thì cũng không hay gì. Đời người còn có thú chi nếu sống chỉ để làm bắt chước hẹp hòi? Vẫn biết rằng nhiều người chẳng làm được điều gì hơn xưa, và họ bắt chước tổ tiên họ còn hơn là họ bắt chước người ngoại quốc. Cử chỉ như tổ tiên ta. Cần phải dành phần cho tinh thần khởi xướng của cá nhân, dù ở trong một đời sống kém hèn nhất.

Không nên để cho sự sùng bái dĩ vãng trở nên một nguyên tắc áp chế, trái ngược lại với những cái gì tự nhiên nhất và có ích nhất trong sự tiến hóa của cuộc sống.

Sự tôn thờ người chết có thật lành mạnh đối với các cá nhân và đối với các dân tộc không? Có lẽ nó lành mạnh thực nếu nó làm tăng thêm nghị lực, nếu như ở dân tộc La Mã, tổ tiên được coi là những vị thần ta không sao có thể gắng tới đứng ngang hàng được, nhưng đức tính của những vị đó ta cần phải bắt chước. Trái lại, nếu sự tôn thờ ấy chỉ tạo nên tinh thần phục tùng, nhẫn nhục, nếu nó dẫn đến sự sợ hãi tất cả cái gì mới mẻ, thì nó có lẽ là một tôn giáo có hại.

Nước Trung Hoa, dưới ảnh hưởng của Khổng Tử, đã bị đầu độc bởi người chết vậy."

Remy de Gourmont (Promenades littéraires)

Thanh Nghị số 20, 1942


Đinh Gia Trinh (1915-1974) - nhà văn, nhà lý luận văn học, nhà trí thức, cây bút chủ lực, sắc sảo của tạp chí Thanh Nghị trình bày các ý kiến riêng liên quan những vấn đề cấp bách của xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc. Công việc của Đinh Gia Trinh và các đồng nghiệp là lý giải một hướng vận động đã được lịch sử chấp nhận, và mang lại cho nó một vẻ hợp lý, do đó, một tính cách thiết yếu.

Việc này đã được ngòi bút Đinh Gia Trinh thực hiện một cách khéo léo, có sức thuyết phục.

Thứ nhất, ông bình tĩnh trấn an mọi người. Ông bảo: Ta vẫn là ta. Chẳng qua ta chỉ mượn ở phương Tây những men giống, sau đó, tự ta sẽ phát triển “trên cái căn bản cố hữu lưu truyền qua các thời đại”. Một dịp khác, ông nhấn mạnh ngày hôm nay chỉ là sự nối tiếp của một dĩ vãng. Cái dĩ vãng ấy không bao giờ tiêu biến như ta sợ. Trong điều kiện mới, nó sẽ được “thêm thắt và làm cho hoàn thiện hơn”.

Thứ hai, ông có biện hộ nhưng là một sự biện hộ khá thuyết phục cho hiện tượng đã xảy ra. Ai kia bảo học theo nước ngoài là đánh mất mình, còn ông, thì ông cãi lại : “Theo người ta rất có thể chịu một ảnh hưởng ngoại quốc mà vẫn rất thành thực” “Hồn của Việt Nam có thể ở những câu ca dao hát trên bờ ruộng nhưng sao lại không có thể ở cả cái bồng bột của một tấm lòng thanh niên trước cuộc đời?” Có lúc ông nói đến tình, có lúc ông nói đến lý. Và để kết luận, ông mượn một hình ảnh “áo của tổ tiên ta để lại chật quá, ta phải thay áo mới, đó có phải đâu là vong bản, là phụ bạc? Một vài thiên tài trong thế kỷ sẽ chứng rằng cái áo mới ấy rất dễ coi và thích hợp với những nhu cầu mới của thời đại mới.”

Cứ thế, không cần cao giọng chút nào, người trí thức trẻ đã làm được một việc cần thiết, là làm cho nhiều người tin hơn vào một sự đổi thay tuy trái với thói quen, nhưng suy cho cùng, lại là hợp lý.

Khi nêu ra những nhận xét trên, không phải Đinh Gia Trinh chỉ xuất phát từ sự xét đoán trong lý trí, mà còn là những thể nghiệm cá nhân. Nên nhớ rằng cho đến những năm 40 của thế kỷ trước, giới trí thức nước ta vốn được hình thành theo một cách thức rất lạ. Một mặt, họ tiếp nhận văn hoá phương Tây kỹ lưỡng, cặn kẽ. Mặt khác trừ một số quá đặc biệt còn phần lớn họ vẫn có một cách thức riêng để tiếp thu nền văn hoá cổ truyền. Công thức phổ biến đại khái là: Tiếng Pháp, văn hoá Pháp đến từ nhà trường. Còn về với gia đình là văn hoá Hán Việt. Thành thử, trong khi không tiếp tục sống theo tinh thần văn hoá cổ truyền, họ vẫn hiểu nền văn hoá đó đến chân tơ kẽ tóc, và nhân tiếp nhận được những công cụ hiện đại của khoa học xã hội phương Tây, họ lại lấy ngay nền văn hoá cổ truyền kia làm đối tượng để thể nghiệm, tức là bắt tay khảo sát đánh giá lại những di sản mà họ nhuần thấm và bắt đầu thấy tiếc, vì nó đang mất.

(Lời bạt cuốn Hoài vọng của lý trí: tập tùy bút của Đinh Gia Trinh, Vương Trí Nhàn)

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tương lai trong lòng quá khứ

    06/02/2009Nguyễn QuânÔi cái biện chứng văn hóa - kinh tế: quá khứ - hiện tại - tương lai, bảo tồn - phát huy - khai thác du lịch đang là một thách đố lớn nhất của quốc gia ta. Khó vô cùng. Các vị có biết cho không !
  • Văn hoá và Quá khứ

    26/11/2014Nguyễn Trần BạtVăn hoá là sản phẩm của quá khứ. Nhưng không phải bất cứ điều gì xảy ra trong quá khứ, bất cứ cái gì từng xuất hiện trong quá khứ đều thuộc về văn hoá, mà chỉ có những gì mang tính kế thừa một cách có hệ thống mới trở thành văn hoá. Quá khứ càng dài, càng phong phú thì vốn văn hoá càng lớn, càng đa dạng...
  • Biện chứng của quá khứ

    08/08/2014Nguyễn Trần BạtTại sao quá khứ lại hấp dẫn và quan trọng đối với loài người như vậy? Sự hấp dẫn của quá khứ là do chính nó hay do con người bất lực và chỉ biết kéo lê quá khứ của mình đến tương lai? Đó chỉ là hiện tượng, hãy nhìn sâu hơn vào tâm hồn của mỗi con người để thấy rằng, có con người nào mà không mơ ước về tương lai, có dân tộc nào mà không hướng về tương lai? Quá khứ thật hấp dẫn nhưng quá khứ có vai trò như thế nào đối với tương lai? Tương lai, thực ra là gì và làm thế nào để có được nó?
  • Văn hoá và Tương lai

    17/05/2014Nguyễn Trần BạtTương lai không phải là của văn hoá, tương lai là của con người với tư cách là một thực thể văn hoá. Trình độ nhận thức của con người đã đạt đến mức con người nhận thấy văn hoá trở thành quan trọng....
  • Hữu – tả có gì khác?

    21/10/2013Nguyễn Chính Viễn – Bùi ThậtTả khuynh hay cánh tả, phái tả dùng để chỉ những người trong guồng máy chính trị nhưng có tư tưởng tiến bộ, đổi mới, dân chủ. Ngược lại, từ hữu khuynh hay cánh hữu, phái hữu dùng để chỉ người có tư tưởng thụt lùi, bảo thủ...
  • Để đến được tương lai?

    13/01/2011Nguyễn Quốc Phong“Chỉ tưởng tượng ra tương lai không đủ, bạn phải xây dựng nó”. Càng ngày người ta càng nhìn rõ một điều: Rất nhiều vấn đề trước đây tưởng như bất biến thì cũng có thể thay đổi; nhiều nguyên lý không còn mang giá trị thực tiễn. Từ đó, xuất hiện thái độ hoài nghi. Nhưng, con người không thể cứ quay lại quá khứ mà phải bước tới tương lai...
  • Sống ở tương lai

    24/03/2009Phan VinhTới năm 2020 sẽ xuất hiện computer sinh học và computer lượng tử. Thế hệ mới của các hệ thống tin học hùng hậu mới sẽ có chất lượng tốt hơn gấp hàng triệu lần so với những gì tốt nhất mà chúng ta đang có hiện nay. Tới năm 2020 trí tuệ máy tính có thể sẽ sánh ngang với trí não con người và công tác bảo đảm chương trình sẽ phát triển đủ độ để xuất hiện trí tuệ nhân tạo.
  • Không thể tiếp tục "sống lẹm" vào tương lai

    20/11/2008Nguyễn Trung20 người chết, thiệt hại nhiều nghìn tỷ đồng.. những thiệt hại về người và của trong cả nước qua trận mưa kéo dài trên diện rộng lần này còn lớn hơn thế nhiều. Ngoài thiên tai, trong các tổn thất xảy ra hôm nay có nguyên nhân chúng ta hôm qua đã sống lẹm vào hôm nay, quên mất việc sống hôm nay phải nghĩ đến ngày mai.
  • Đi giật lùi về tương lai

    28/03/2007Luật gia Cao Bá QuátNếu chỉtựngắm nhìn mình, ta đang có những bước tiến an ủi nhưng so với tốc độ phát triển của nhiều nước khác, có lẽ chúng ta đang đi giật lùi về tương lai. Điều đó có thể lý giải phần nào hiện tượng ta vẫn thấy tiến hơn trước, ngày càng xa điểm xuất phát nhưng càng tiến thì lại càng tụt hậu so với các nước.
  • Biện chứng của phát triển

    02/01/2007GS. Tương LaiCon thuyền đất nước đã vượt qua quãng nước lợ pha vị mặn ở đầu cửa sông, khởi đầu một vòng lượn ngoạn mục ở khúc quanh của dòng chảy hướng ra biển, ngoái nhìn lại những thác ghềnh sông nước năm 2006, càng cảm nhận sâu về sức cuộn chảy kỳ diệu của dòng sông cuộc sống, càng thấm hiểu về biện chứng của sự phát triển...
  • Quá khứ và tương lai trò chuyện

    31/12/2006Nguyễn Thị Giông DàiQuá khứ này, anh là kẻ bạc tình bạc nghĩa, một đi không trở lại thế mà người ta lại luôn nhớ về anh. Trong khi tôi đầy khát khao, mong đợi, ngóng chờ thì vẫn chỉ bị coi như một khái niệm. Bí quyết của anh là gì vậy?
  • Văn hiến… xưa và nay & văn hiến trong tương lai

    23/11/2005Hoàng Ngọc HiếnBàn về văn hiến... xưa và nay nên dành một phần thời gian cho sự thảo luận để hình dung văn hiến trong tương lai. Riêng trong ngành giáo dục, điểm qua những nhân tài xưa và nay tôi thấy hào quang của quá khứ và hiện tại nhưng chưa thấy tương lai.
  • xem toàn bộ