Tại Minh Minh Đức

03:53 CH @ Thứ Năm - 16 Tháng Bảy, 2015

Nhiều vấn đề bức xúc, nhiều chuyện vướng mắc, nhiều lệch lạc... Đó là những gì có thể thấy qua các phương tiện thông tin đại chúng. Chung quy lại là chuyện quản lý. Quản lý kém hay không biết quản lý? Nguyên nhân ở đâu? Tại không biết quản lý, tại không có kiến thức, hay tại không có ý thức?

Có nhiều câu trả lời nhiều lý do để biện minh. Cuối cùng có nói bao nhiêu thì vấn đề vẫn còn đó, lệch lạc vẫn còn đó. Tại sao?

Tại sao ta thắng Mỹ, tại sao ta bắn rơi B-52; trong chiến tranh, dù kẻ thù mạnh hơn ta rất nhiều về tiềm lực kinh tế, kỹ thuật..., vậy tại sao lúc đó ta làm được, ta sáng tạo thế, mà bây giờ, số lượng kỹ sư thạc sỹ, tiến sỹ của ta nhiều gấp bội thời xưa, thì gặp đủ vấn đề?

Nếu không tìm ra câu trả lời rốt ráo, thì việc chúng ta bàn nhau áp dụng CNTT vào quản lý liệu có ích hay không, có hiệu quả hay không? Hay cũng chỉ là bỏ hàng nghìn tỷ đồng để rồi sau đó có thêm một mới kinh nghiệm?


Có một người đã nói thế này, tác giả thấy rất có lý nên viết ra đây và bình luận đôi chút để chúng ta cùng tham khảo.

“Đừng hỏi tại sao!...Mà nếu con vẫn không thể bỏ qua vấn đề đó, thì theo ta, tại người xưa làm được theo lời của Khổng Tử:

Đại học chi đạo
Tại minh minh đức
Tại thân dân
Tại chỉ ư chí thiện”...

Giải thích nôm na thì câu đó nghĩa thế này: Để làm được việc (lớn), cần có học, cái học đó chính là minh đức bên trong mỗi con người (cái tự biết, cái sáng tạo..) được thể hình (minh). Minh minh đứccó được là do thân dân (sâu sát quần chúng, nhân dân, tham gia trực tiếp vào công việc), và cuối cùng thân dân đó phải dựa trên nền tảng cốt lõi là chí thiện (không chỉ thiện, mà là chíthiện, ở phạm vi quốc gia là vì dân, vì nước mà sẵn sàng hy sinh, trong phạm vi một tổ chức, doanh nghiệp là biết đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân).

Ngày xưa chúng ta làm được điều đó, ngày nay hình như chưa.

Chúng ta thử phân tích sâu hơn.

Tại chỉ ư chí thiện.

Ngày xưa, trong kháng chiến, trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước, chúng ta đã hy sinh quên mình vì mục đích cuối cùng. Đó chính là chí thiện, thiện đến cùng cực, cái quý giá nhất là bản thân cũng sẵn sàng hy sinh.

Bạn có thể đặt câu hỏi thì đấy là trong chiến tranh, thế còn bây giờ, trong nền kinh tế thị trường thì sao?


Cũng vậy, trong một tổ chức, một doanh nghiệp, nều người lãnh đạo, nếu từng nhân viên đặt quyền lợi tập thể lên trên, trong mọi quyết định, trong công việc hàng ngày, đều vì quyền lợi tập thể, thì đó cũng là chí thiện vậy. Nếu không làm được vậy thì ngay chỗ đầu tiên, ngay nền tảng đã hỏng!

Mà nếu không có chí thiện thì đừng nói đến thân dân. Có thân dân, có gần gũi với nhân viên, có trực tiếp làm việc thì cũng chỉ vì quyền lợi cá nhân, sẽ không có minh minh đức và chẳng thể đạt được đại học.

Vì thiếu chí thiện nên biết sai mà cứ làm, biết không đúng mà cứ đầu tư, thế nênmáy móc mới chất thành đống sắt vụn. Cứ xem các trung tâm tích hợp dữ liệu các tỉnh, thành phố thì thấy.

Tại thân dân

Chí thiện chưa đủ, có biết bao người có tâm chí thiện nhưng đâu làm được việc? Tại sao, chính là thiếu thân dân. Đứng ngoài thì dù có chí thiện cũng chẳng giúp ích gì, vẫn không thể minh minh đức(sáng lên cái tự biết, cái sáng tạo).

Thân dân, nghĩa là gần gũi dân, gần gũi quần chúng, đi sâu, đi sát thực tế. Ở phạm vị hẹp hơn, trong tổ chức, doanh nghiệp đó là khôgn quan liêu là thực sự hiểu các công việc bên dưới, cùng làm, cùng trao đổi với nhân viên. Nếu lãnh đạo chỉ tay năm ngón, chỉ thông qua hệ thống trợ lý, không dựa trên các số liệu thực tế, không đi vào thực tế sản xuất, coi mình là tầng lớp khác thì khôgn thể gọi là thân dân, và do không thân dân, không thể có minh minh đức. Như vậy có áp dụng CNTT cũng chẳng ích gì!

Nhớ lại ngày xưa, trong kháng chiến, cán bộ lãnh đạo của ta đi vào hầm mở, xưởng máy, về nông thôn cùng cấy cày, cùng làm việc với công nhân, nông dân. Đó chính là thân dân vậy. Rồi bao sáng kiến đã nảy sinh, bao quyết sách đã ra đời chính từ thực tế đó. Còn ngày nay?

Vì thiếu thân dân, nên đáng ít thì mua nhiều, đơn giản thì làm thành phức tạp, tuy không cố tình, nhưng tác hại vẫn còn đó. Cứ xem mấy hệ thống phần mềm cho Đề án 112 thì thấy. Đầu phải chỉ có vài công ty làm được, nhưng vì không sâu sát thị trường nên có tâm huyết cũng chẳng ai biết chọn ai. Giờ vẫn chẳng thấy đâu...

Minh minh đức: Không phải là kiến thức sách vở, chẳng phải là kinh nghiệm của ai đó, mà chính là cái biết tự có bên trong mỗi con người. Cái tự biết...

Đừng nói là không cần học, học bao giờ cũng cần, cái học được trong trường phổ thông, trong đại học là căn bản để minh minh đức lên. Nhưng chỉ cái học đó thì không đủ, cái để làm việc chính là minh đức. Cái học sách vở đó chỉ khi nào được chuyển hoá trong quá trình cọ xát thực tế (thân dân) và thể hiện qua minh minh đức thì mới thành công. Chính qua việc minh minh đức mà kiến thức học được mới thực sự là tri thức của mỗi cá nhân. Đó mới chính là cái học rốt ráo, là đại học vậy.

Minh đức đã minh thì tất tìm ra giải pháp, tất có quyết định kinh doanh, sản xuất hay, hiệu quả, tất làm được việc.

minh đức chưa minh mà có biết bao tiến sỹ, giáo sư, thạc sỹ... nhưng số giải pháp, phần mềm ứng dụng lại chẳng bao nhiêu. Cứ điểm trên đầu ngón tay thì thấy.

“...Tại minh minh đức
Tại thân dân,
Tại chỉ ư, chí thiện”


Chuyện nhỏ, chuyện lớn, đều vậy? sáng qua, chở con đi học, trong lớp nó có treo 5 điều Bác Hồ dạy: “1.Yêu tổ quốc, yêu đồng bào...



Bài viết “Tại Minh Minh Đức” thật là hay. Qua đó cũng thấy hiện tại, nền học vấn của chúng ta còn bộc lộ nhiều vấn đề bất cập. Thánh nhân có câu “Biết làm cái gì trước, cái gì sau tức là đã tiếp cận với nguyên tắc của Đạo”.

Đơn giản vậy nhưng phải chăng chúng ta đã quên mất đạo? Chúng ta hay nói nhiều về tư tưởng Hồ Chí Minh song chúng ta không hiểu rằng Đạo học thánh hiền và tư tưởng Hồ Chí Minh vốn cùng một gốc.

([email protected])

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc: