Tạm biệt “Sếp ơi”!

03:59 CH @ Thứ Năm - 21 Tháng Chín, 2006

Mục “Sếp ơi”! được mở ra với thiện ý có một kênh nào đó để nhân viên có thể góp ý với thủ trưởng của mình. Chuyện phê bình, góp ý với thủ trưởng ở đâu mà chả có, luôn có ấy chứ nhưng mấy khi có thực chất đâu. Chẳng thiếu gì những kẻ luôn đón ý sếp để có cơ hội tâng bốc, nịnh nọt. Còn những ai nói thẳng, nói thật thì thường khó nghe. Và số đông thì không giám nói, không giám bộc lộ ý nghĩ của mình. Đơn giản vì ngại, vì sợ. Vì miếng cơm manh áo cả thôi.

10 số “Sếp ơi”! đã được bạn đọc gửi đến,có thể chỉ là chuyên riêng của cơ quan, đơn vị mình. Nào là chuyện sếp đưa con em mình vào choán hết mọi chỗ trong cơ quan, đơn vị. Nào chuyện thuở chưa lên chức sếp vốn là người gần gũi anh em, nhưng khi có chức có quyền thì trở nên mặt lạnh, xa lánh mọi người. Những chuyện đó hầu như không có gì bịa đặt và ngẫm cho kỹ ta thấy gặp khá phổ biến, cho nên đôi khi người ta cứ… vận vào mình. Đó cũng là một lẽ dễ hiểu. Chính vì vậy cần phải có cải cách hành chính, phải có dân chủ cơ sở…

Nói cho công bằng, làm sếp đâu phải dễ, đầu phải chỉ có sướng. Có quyền, có chức phải gánh thêm nhiều trách nhiệm. Trách nhiệm với trên, với dưới. Đâu chỉ lo cơm áo gạo tiền cho một mình, một gia đình mình. Lại luôn bị “quan trên soi xuống người ta trông vào” nữa chứ. Làm sao cho vừa lòng được tất cả.

Muốn trở thành một người lãnh đạo chân chính dù ở cấp độ nào cũng đoi rhỏi nhiều tố chất lắm. Một mặt phải nghe ngóng dư luận từ nhiều phía, mặt khác phải có chủ kiến. Nếu ai nói gì cũng làm theo thì trở thành kẻ ba phải chẳng làm nên cơm cháo gì. Nhưng nếu cài gì cũng chỉ theo ý mình thì lại là kẻ độc đoán chuyên quyền.

Là người dưới quyền, nếu cái gì cũng chỉ làm theo lệnh trên một cách thụ động thì chẳng qua là quân sai chỉ đâu đánh đấy, mất hết cả tính chủ động, sáng tạo. Nhưng muốn cãi lại sếp đâu có dễ. Có lần trên trương trình “Người đương thời” người ta phỏng vấn Nhà báo HữuThọ - người được mệnh danh là “Người hay cãi”. Nhà báo lão luyện có lời khuyên chân tình rằng: “chỉ nên cãi khi người ta biết nghe”.

Lời khuyên ấy chí lý lắm thay. Biết nghe cũng chính là một tố chất của người lãnh đạo. “Sếp ơi”! mở ra như một thử nghiệm để xem kẻ dưới nói gì với người trên. Và cũng để xem sếp có biết nghe chăng? Vì là thử nghiệm nên cũng chỉ xin dừng lại ở mười kỳ lên tiếng “Sếp ơi”! Xin có một dịp gặp lại!

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • 4 tố chất cơ bản của nhà quản lý doanh nghiệp

    05/05/2006Phạm Quang LêThời thế nào, anh hùng nấy, đã đến lúc cần ghi nhận vai trò lớp người đầy năng động tiêu biểu cho trình độ phát triền lực lượng sản xuất mới ở nước ta, và nói rộng hơn là phản ánh xu thế phát triển kinh tế ở thời đại ngày nay...
  • Để trở thành người quản lý giỏi

    10/03/2006Nhiều người cho rằng, những người giỏi chuyên món chưa hẳn đã quản lý tốt. Bởi muốn trở thành một người quản lý giỏi, doanh nhân cần biết tự nâng cao năng lực, kỹ năng quản lý của mình. Sau đây là 6 bài học nâng cao kỹ năng quản lý...
  • Nhà quản lý

    20/02/2006GS, TS Vũ Tuyên HoàngNhà quản lý, nghe thật là long trọng, thực ra có thể bao gồm những người phụ trách công việc của một số người, có trách nhiệm tổ chức, điều hành… Vậy thì nhà quản lý cũng là con người bằng xương, bằng thịt hẳn hoi, cũng có lúc vui, buồn, suy nghĩ, có nhiều khi trăn trở, có khi mất ngủ vì sự việc này, sự việc kia...
  • Nhà quản lý

    03/02/2006GS. TS. Vũ Tuyên HoàngNhà quản lý, cái từ “nhà’ nói chung nghe thật là long trọng, thực ra có thể bao gồm những người phụ trách công việc của một số người, có trách nhiệm tổ chức, điều hành… Vậy thì nhà quản lý cũng như ai, là con người bằng xương, bằng thịt hẳn hoi, cũng có lúc vui, buồn, suy nghĩ, có nhiều khi trăn trở, có khi mất ngủ vì sự việc này, sự việc kia...
  • Thuyết hành vi trong quản lý của H. A. Simon

    16/01/2006Phạm Quang LêHerbert A.Simon (người Mỹ) giáo sư tiến sĩ chuyên về khoa học máy tính và tâm lý học, trí tuệ nhân tạo và khoa học quản lý, từng đoạt giải Nobel về kinh tế năm 1978. Tư tưởng quản lý của Simon là Coi cốt lõi của quản lý chính là ra quyết định...
  • Sự khác nhau giữa nhà quản lý điều hành và nhà quản lý cao cấp (Top manager/Leader)

    16/12/2005TS. Nguyễn Trường TiếnXác định đúng chức năng và đặc trưng của vị trí quản lý, lãnh đạo sẽ giúp tăng được năng lực chung của tổ chức và đội ngũ nòng cốt...
  • Sự bùng nổ nghệ thuật lãnh đạo quản lý kinh doanh hiện đại

    04/10/2005Nguyễn Thuỳ TrangTrong nửa cuối của thế kỷ 20, một loạt các công ty mới được ra đời trong các lĩnh vực khác nhau như công nghệ sinh học, máy tính, thời trang, bất động sản, đồ ăn đến dịch vụ phân phối. Các công ty lớn như Microsoft, American Online, Federal Express, Stabucks… đã trở thành các nhãn hiệu có tên tuổi và được ưa chuộng. ...
  • xem toàn bộ