Tản mạn về hạt dưa

07:58 SA @ Thứ Bảy - 06 Tháng Hai, 2010

Tôi chưa đọc được một cứ liệu văn hóa ẩm thực nào đưa ra giải thích về sự xuất hiện đĩa hạt dưa trong mâm bánh trái đãi khách ngày Tết. Người ta quên đi gốc gác của hạt dưa, nhưng lại thân thiện, thậm chí xem nó như một phần không thể thiếu trong câu chuyện...

Nhiều người cho rằng, thói quen cắn hạt dưa có từ thời ông Mai An Tiêm bị đày ra hòn đảo nhỏ trên biển Đông và lập nghiệp bằng nghề trồng dưa. Có lẽ trong những ngày Tết, vợ chồng An Tiêm cô đơn buồn bã, vừa cắn hạt dưa vừa ngóng về đất liền.

Ấy là chuyện mua vui. Xin đừng biến dị bản đó thành một sự tích lệch lạc. Bởi trong truyện dân gian nói rõ, loại dưa mà An Tiêm trồng là dưa hấu, không phải là giống dưa lấy hạt, gọi là dưa hồng (dưa hấu quả to hạt nhỏ, còn dưa hồng quả nhỏ hơn nhưng hạt lại to). Điều này thường gây nhầm lẫn, ngay cả với những người thường ăn hạt dưa nhất. Dưa hồng, dân ở một số vùng Trung bộ, nơi có cường độ ngày nắng cao và đất cát thịt phù hợp với việc canh tác loại dưa này, còn gọi là dưa quả. Dưa hồng thường có vỏ xanh nhạt và những đường kẻ sọc xanh đậm. Khi quả còn non, vừa tượng hạt, nhiều người xắt lát, muối chua để trong khạp, nấu canh hay um cá đồng ăn trong mùa mưa bão, dần dần trở thành đặc sản quê nhà của người miền Trung.

Tôi đã đi qua những vùng trồng dưa hồng lấy hạt nổi tiếng của Bình Thuận và Ninh Thuận trong những mùa hè, khi những dây dưa non phủ xanh các nương cát dài hàng chục ngàn héc ta. Trồng dưa lấy hạt từ lâu đã là một mô hình canh nông có tính truyền thống. Nhu cầu hạt dưa ngày càng tăng cao. Giá hạt dưa thô (chưa sấy, rang, nhuộm) tăng lên thấy rõ qua mỗi năm. Tuy nhiên, quy trình chiết hạt dưa của nông dân vẫn còn lạc hậu. Hầu hết các vùng trồng dưa người ta vẫn lấy hạt bằng cách đào một hố đất, lót một mảnh vải bổ xuống, sau đó đổ dưa vào và thuê người đạp. Càng đạp, nước dưa càng ra nhiều, sau rút xuống đất, chỉ cần lọc lấy hạt sạch và hốt vào bao cung ứng cho các lò chế biến. Mùa thu hoạch dưa, có chủ rẫy còn thuê cả đám con nít bổ dưa ăn thoải mái chỉ cần… để hạt lại cho chủ rẫy. Mùa đạp dưa, từ nương rẫy cho đến các vựa thu mua, chế biến nườm nượp xe cộ, eo sèo bán mua, chẳng thua gì không khí rộn ràng của Tây Nguyên trong mùa thu hoạch cà phê.

Mùa thu hoạch dưa là mùa nắng khét, nhưng những rẫy dưa vẫn rất đông vui. Tay chân ai cũng rít nhặm, mùi hôi chua từ nước và vỏ dưa xông lên rất đặc trưng. Nếu được mùa được giá, một mùa trồng dưa có thể bằng mười vụ lúa. Nếu rủi thời tiết xấu, gần đến thời kỳ thu hoạch mà gặp vài cơn mưa thì mặt mày ai nấy đều tiu nghỉu. Lúc ấy đi ra đồng, có thể nghe được tiếng những quả dưa nổ lóc bóc, sau một ngày thì thối ung, coi như mất trắng.
Nhân hạt dưa có vị béo, thơm khá đặc trưng. “Bạn đồng môn” của hạt dưa còn có hạt bí, hạt hướng dương nhưng gần đây, có tin hạt hướng dương chứa nhiều acid béo, nhiều người lo thừa cân đã “cảnh giác cao độ”. Hạt bí thì phần lõi nhân lớn, nhưng do vỏ mỏng, dễ bị dịu, cắn không nghe tiếng lách tách vui tai, nên cũng ít người dùng. Chỉ có hạt dưa trụ lại, như một món phổ biến phụ họa cho câu chuyện ngày Tết. Ngày nay, hầu hết mâm bánh mứt đều có một khoanh tròn hay đĩa ở trung tâm dành cho hạt dưa, xung quanh là những loại bánh mứt khác. Với mầu đỏ của may mắn, tiếng tí tách vỡ hạt giòn tan hòa lẫn trong câu chuyện, hạt dưa như cách nối dài thêm những cuộc gặp gỡ. Níu khách ngồi lại với chủ, câu chuyện cũng dễ dông dài hơn, quên đi thời gian ngày Tết đang trôi chóng vánh ngoài kia. Ngày trước, ở làng quê, tôi cũng thấy bà, mẹ thường rang hạt lúa nếp và ngồi cắn tí tách trong những ngày mưa bão. Các anh chị trong nhà cũng - thường lựa khi nhàn rỗi nằm đọc sách, bên cạnh để một đĩa đậu phộng rang nguyên vỏ vừa chín tới. Mùi vỏ đậu phộng, mùi vỏ lụa của nếp cháy thoang thoảng một mùi đồng nương, trong cái ẩm ướt của những ngày mưa bão, ghi vào thần kinh xúc cảm những tín hiệu gợi nhớ dài lâu. Phải chăng thói quen cắn hạt dưa xuất phát từ thói quen này trong những ngày nông nhàn? Chẳng thể biết đích xác nhưng ngày nay dù nhà nghèo hay nhà giàu, Tết nhất không được bánh trái thì cũng được đĩa hạt dưa đỏ.

Trên mạng, có người đã ví việc cắn hạt dưa giữa những câu chuyện là cách để “tạo hình”, một kiểu giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể, tránh cảm giác “thừa thãi bàn tay”! Nghe cũng chí lý. Ai cũng có thể cắn vỡ lớp vỏ giòn, nhưng người bộp chộp, vụng về thì khó mà tách lấy hạt nhân dưa được một cách lành lặn. Cắn hạt dưa, suy diễn một chút, hóa ra còn có một “độ thiền” nhất định nào đó. Màu đỏ của hạt dưa cũng là thứ màu sáng sủa và may mắn, sung túc. Hình dạng hạt dưa là hình trái tim, giọt nước, gợi cảm giác trong trẻo, yêu thương. Sự tham gia của màu đỏ vào trong câu chuyện ngày Tết cũng là một đóng góp hơn “tông”. Và sâu xa một chút, việc phải tách đi những vỏ hạt hình trái tim hay giọt nước để cảm nhận vị béo, thơm thấp thoảng đầu lưỡi cũng là một điều lý thú, nhiều gợi mở và suy diễn đó chứ! Vậy là, cái triết lý của thói quen cắn hạt dưa có thể không được nói ra, nhưng sự tinh tế chắc bắt đầu từ đây.

Hãy nhắm mắt, thả hồn bồng bềnh trôi về những đêm ba mươi khi những bông mai nở vàng bên mâm cỗ, cả nhà ngồi quây quần, tiếng lách tách của hạt dưa và những tiếng cười giòn tan. Mẹ bảo, cứ để vỏ hạt dưa như vậy suốt ngày đầu năm, không nên quét đi. Để may mắn ở lại. Còn cha thì rung rinh răng cửa nhưng vẫn không bỏ được tính kiệm lời, chỉ tí ta tí tách hạt dưa trong đêm giao thừa, đếm thêm một tuổi qua. Sớm mai tươi đẹp đầu năm, những mảnh vỏ li ti nhuộm đỏ của hạt dưa vẫn nằm vương vãi trên một góc sân đầy hoa. Một góc của ngày Tết.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Chuyện lo tết thời bao cấp

    22/01/2020Ngô MinhKhông hiểu tại sao cứ mỗi dịp Tết về tôi lại nôn nao nhớ anh em trong ngành thương nghiệp suốt mấy chục năm thời bao cấp. Thoát khỏi thời "trăm thứ thứ gì cũng phân" vô cùng khó chịu ấy là một giải thoát vĩ đại. Tôi cũng là người đã viết hàng trăm bài báo cổ vũ cho công cuộc đổi mới. Nhưng công bằng mà nói, thời kỳ gian nan ấy, những "cán bộ mậu dịch" đã làm hết sức mình để năm nào cũng lo được cho hàng chục triệu gia đình có một cái Tết đàng hoàng, là chuyện không thể quên…
  • Chăm chút bàn thờ ngày Tết

    22/01/2020Kim ThoaThờ phụng tổ tiên là một trách nhiệm có tính cách luân lý đối với người Việt Nam, nó thể hiện cho nhu cầu được phát lộ tình cảm và niềm tin huyết thống trong môi trường gia đình.
  • Tết và những giá trị gia đình thời hội nhập

    22/01/2020Trần Thị TrườngXuân đến Tết về không chỉ là ngày, là mùa đón khí mới mà còn là dịp con người tri ân tổ tiên, nguồn cội, biểu tỏ tình yêu thương với gia đình, người thân, bạn bè…
  • Tâm lý ngày Tết

    22/01/2020Phạm QuỳnhNhững dịp để cả một dân tộc được sống cùng nhau trong một tình cảm, một ý tưởng chung, cùng một xúc động tập thể, bao giờ cũng hiếm. Thường đấy phải là những sự kiện quan trọng, có liên quan ngay đến đời sống của cả cộng đồng, mới có thể tạo nên sự đồng nhất như vậy về ý nghĩ và rung cảm của mọi người.
  • Tết Hà Nội thời hội nhập

    15/02/2018Băng SơnTết là ngày đặc biệt nhất trong những ngày đặc biệt của một năm. Theo câu ca dao cổ: “Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ/Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh”, thì ngoại trừ “tràng pháo” theo lệnh của Chính phủ cấm pháo, không còn là thú chơi nữa, không ai đốt pháo nữa, thì các thứ khác vẫn xuất hiện trong ngày tết khắp đó đây, tuy có nhiều thay đổi.
  • Giữ Tết cổ truyền - Tết xưa, tết nay….

    21/01/2017G.SLê Văn LanNgày xuân con én đưa thoi. Chỉ có 6 chữ thơ Xuân thôi mà thấy đủ sự vần vũ chuyển động của đất trời và lòng người. Có sự nhịp nhàng vui vẻ của con thoi và tiếng thoi. Cả những thoăn thoắt sinh động của cánh én trên lồng lộng mây trời… Tết xuân là như thế. Không hề và không thể “nhất thành bất biến”. Nhưng nếu biến động chuệnh choạng hoặc thậm chí đứt gẫy thì “ còn gì là xuân”?
  • Tết xưa và nay

    25/01/2012Ngân HuyềnTết như cái bản lề, khép lại một năm này và mở ra một năm khác. Tết là thời điểm đặc biệt mà chỉ trừ những đứa nhỏ, bộ nhớ còn rất nhiều khoảng trống, còn lại phàm những người có ký ức đều bắt đầu hồi tưởng và so sánh: “Tết giờ sao nhạt, chẳng giống ngày xưa!”.
  • Màu của tết

    02/02/2010Nguyễn Việt HàGiờ đây ở những đô thị lớn kinh tế ồn ào phát triển, nhiều nơi no ấm đã tràn ra thành thừa mứa, và người ta liều lĩnh đem màu cao cả của những ngày tết dung tục pha phách vào ngày thường.
  • Tết lại nhớ Tết

    25/01/2009Hồ Đình GiangSài Gòn cũ ăn Tết rất rộn rã. Tâm lý "hiện sinh" thấm nhuần cả chuyện ăn Tết. Chơi Tết cho đã đi vì quanh năm ngất ngư lo toan bao nhiêu chuyện. Nghe mấy bản nhạc ban QVT là đã thấy ra không khí tưng bừng
  • Nguyên Đán trong veo Mồng Một Tết…

    24/01/2009Minh Nguyễn"Nguyên đán" là từ Hán-Việt, mang nghĩa sớm tinh mơ mồng một Tết, ngày thứ nhất của năm lịch Âm Dương. Khởi nguyên của ngày đầu lại là buổi sớm mai. Với người Việt, đây là ban sớm của ngày thiêng nhất, cũng là ngày lành, ngày đẹp nhất của năm đồng áng cấy cày theo nhịp đi bốn mùa giời đất xuân hạ thu đông...
  • Mâm cỗ ngày tết

    23/01/2009Quang TâmTết nguyên đán được coi là Tết lớn nhất của người Việt Nam. Điều này cũng phù hợp với một nước sống là nông nghiệp, đây là thời gian mà mùa màng đã hoàn tất, người rảnh rang, là lúc để nghỉ ngơi, vui chơi, thăm viếng nhau.
  • Mong cho hết Tết

    29/01/2009Thùy ThanhNhớ nhà, nhớ người thân, nhớ món bánh chưng ở quê nhà chính là tâm trạng chung của những người ăn Tết xa quê. Không phải họ không muốn về nhà mà chỉ vì hoàn cảnh và điều kiện không cho phép họ về trong những ngày Tết đến.
  • Chuyện phong tục Tết

    19/01/2009Nguyễn Vinh PhúcLễ tết là thuộc về phong tục. Trong phong tục của cả nước có phong tục riêng của từng vùng. Mỗi vùng đóng góp những phong tục của mình vào phong tục chung. Hà Nội cũng vậy, từ xưa để hình thành một vùng “Văn hóa kinh kỳ” cũng có tục đón Tết riêng.
  • Giới trẻ thời @ đón tết

    19/01/2009Phương LanĐối với giới trẻ Trung Quốc, cũng như ở Việt Nam, Tết ngoài ý nghĩa đoàn tụ gia đình, còn là ngày hội để bạn bè gặp nhau, vui chơi thỏa thích. Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển, nên cách đón Tết, chơi Tết của các bạn trẻ cũng trở nên rất phong phú, mới lạ...
  • Tết quê

    16/01/2009Vương Minh

    Ấm nồng như ký ức, đẹp đẽ như tuổi thơ, Tết quê chợt về miên man trong hồi tưởng. Tôi lại nhớ, lại nôn nao, lại ước mình được nhỏ bé...

  • Đánh thức đất trong Tết nguyên đán

    01/01/1900Nguyễn Vinh PhúcNguyên đán là từ Hán – Việt. Như vậy từ “Tết” có tên gọi khi nước ta tiếp xúc với văn hóa Hán. Cái tên Tết mà các cụ xưa dùng để chỉ Tết Nguyên đán thì cũng là diễn nôm chữ “Nguyên”. Nguyên có nghĩa là bắt đầu, lớn, đứng đầu. Kinh Dịch cũng bắt đầu bằng quẻ Nguyên.
  • Ý nghĩa ngày Tết Nguyên Đán

    15/01/2009Hồng Anh (st)Tết Nguyên Đán là ngày hội cổ truyền lớn nhất, lâu đời nhất, có phạm vi phổ biến rộng nhất từ Mục Nam Quan đến Mũi Cà Mau và là ngày lễ tưng bừng, nhộn nhịp của cả dân tộc. Từ những thế kỷ trước, từ đời Lý - Trần – Lê, ông cha ta đã cử hành lễ Tết hàng năm một cách trang trọng.
  • Về việc bẻ hoa lễ hội Tết Dương lịch

    02/01/2009Nguyễn Tất ThịnhĐiều này đã từng diễn ra ở Lễ hội Hoa anh đào tháng 4 Hà Nội cùng năm. Những người có văn hóa như bị nghẹn lại, bàng hoàng mà chỉ có thể tức giận run lên trong ý nghĩ:
  • Tết đến

    19/02/2007Chử Văn LongNhắm mắt lại, giờ tôi như vẫn được nghe những tiếng xột xoạt của thứ vải “trúc bâu” hồ cứng nơi cánh tay mình ngày ấy vuốt ve nhìn ngắm. Tôi thấy mình bỗng thành đứa trẻ, hay đứa trẻ vừa biến thành tôi khi năm mới vừa sang...
  • Tết trong mỗi người

    16/02/2007Phan Triều HảiMùa xuân tuyết tan, cây đâm chồi nảy lộc. Chim hót líu lo. Mặt trời sáng bừng, và trời xanh. Câu này nghe quen, nhưng đó là mùa xuân ở đâu, chứ tôi nay thật sự đã được tận hưởng mùa xuân ở mọi miền đất nước rồi nên mới biết điều lẽ ra không cần đến gần bốn mươi năm để biết, rằng cả nước vào xuân nghĩa là miền Bắc đón những đợt rét tái tê người, miền Trung là những cơn mưa sụt sùi bất tận, còn miền Nam thì nắng như đổ lửa...
  • xem toàn bộ