Tản mạn về quốc gia và chính khách mẫu mực

02:26 CH @ Thứ Hai - 26 Tháng Mười, 2015

Chúng ta đã nghe nói nhiều về quá trình cách mạng gian khó của các bậc tiền bối và cuộc sống chưa phải bậc nhất hiện nay của các lãnh đạo của đất nước. Chúng ta cũng nghe nói rất nhiều về những lý tưởng cách mạng, những bức tranh tươi đẹp của đất nước sẽ tới trong tương lai. Chúng ta cũng đang chứng kiến sự phát triển sinh động của đất nước. Chúng ta nhận ra không phải một thành tích tốt là có từ bổng lộc hay gia sản nhiều, nhưngbởi đất nước còn rất nghèo màbổng lộc/gia sản đã nhiều thì chúng ta có quyền mong chờ thành tích tốt nhất... Và chúng ta vẫn tiếp tục mơ tưởng về đất nước và các vị lãnh đạo Việt Nam. Một mô hình xã hội tân tiến, đúng đắn sẽ giúp làm nảy sinh ra cuộc sống hiện thực tươi đẹp cho nhân dân và rất nhiều nhà lãnh đạochân chính,liêm khiết, cống hiến hết mình và đáng ngưỡng mộ.

Xin được cung cấp tham khảo vài nét về cuộc sống của một vị chính khách và ở một quốc gia trên thế giới hiện nay, như một mong ước cho tương lai của chúng ta...

1. Tổng thống José Mujica - hình mẫu chính khách của thế giới
(Theo Morning Star)

José Mujica là Tổng thống Uruguay hiện nay (sinh năm 1935). Ông có một gia sản hết sức khiêm nhường.

Trong bản kê khai tài chính mức thu nhập thường niên của mình theo luật định, Tổng thống José Mujica của Cộng hòa Uruguay đã cho thấy là một trong những nguyên thủ quốc gia... nghèo nhất thế giới.

Tài sản duy nhất mà Tổng thống J. Mujica đứng tên sở hữu là cỗ xe Volkswagen kiểu "bọ hung" đời 1987, trị giá chừng 1.900 USD theo nhận định của giới buôn xe cũ ở thu đô Montevideo. Còn ngôi nhà mà ông đang ở, cũng như trang trại nhỏ trồng hoa của gia đình lại mang tên bà vợ Lucia Topolansky (là một thượng nghị sĩ) trước khi họ kết hôn vào năm 2005. Nguồn thu hàng tháng mà J. Mujica có được chính là khoản lương tổng thống tương đương 11.680 USD. Nhưng ông chỉ thực sự toàn quyền sử dụng 60% số lương tháng này, 20% mức lương của người đứng đầu nhà nước được Mujica tự nguyện trích nộp cho đảng Dân tộc (NP), chính đảng hạt nhân trong Mặt trận Tự do (BF) đã đề cử ứng viên J. Mujica ra tranh cử tổng thống vào cuối năm 2009. NP là một phong trào tiến bộ từng bị thể chế độc tài quân sự đặt ra ngoài vòng pháp luật trong hai thập niên 70 và 80 thế kỷ trước. Bản thân Tổng thống tương lai J. Mujica của Uruguay vốn là một thành viên trong ban lãnh đạo NP và bị bắt đi tù suốt 14 năm. 20% khác thuộc lương tháng của Tổng thống được J. Mujica hiến tặng Chương trình quốc gia xây cất nhà ở cho người nghèo, thực hiện đúng lời hứa khi ra tranh cử.

Đời thường, Tổng thống Uruguay ăn mặc rất giản dị: Ông vẫn ngụ tại ngôi nhà khiêm nhường của vợ thuộc ngoại vi thủ đô Montevideo mà không chịu chuyển vào ở dinh tổng thống tráng lệ giữa trung tâm thành phố. Suốt nửa năm qua kể từ khi nhậm chức nguyên thủ quốc gia đến nay, Tổng thống José Mujica 75 tuổi luôn tự lái chiếc xe cổ lỗ sĩ của mình đến nhiệm sở, cũng như không bao giờ sử dụng xe công sang trọng cho những mục đích cá nhân...

2. Vương quốc Thụy Điển - một hình mẫu quốc gia của toàn thế giới
"Sinh ra tại Thụy Điển vào thế kỷ 20, 21 thì như trúng xổ số".

Từ một nước nông nghiệp lạc hậu nhất châu Âu hồi đầu thế kỷ XX, Thụy Điển đã vươn lên hàng ngũ nước giàu nhất thế giới và liên tục giữ vị trí đó. “Thuỵ Điển là nước khác thường bởi quốc gia này có mức sống rất cao, phúc lợi phát triển; thị trường ổn định, hài hoà; chính sách hoà bình, thống nhất và thoả hiệp; một đất nước đẹp như bài thơ đồng quê êm đềm và dịu ngọt...” (theo học giả người Anh Lommel )

Thụy Điển là đất nước của công bằng, bình đẳng và ít tham nhũng vào loại bậc nhất thế giới.

Hơn 35 năm qua không có quan chức Thụy Điển nào tham ô, ăn hối lộ. Chính phủ Thuỵ Điển được xếp là một trong những Chính phủ liêm khiết nhất thế giới. Quan chức Thuỵ Điển không có đặc quyền, đặc lợi; Tiền lương sau khi trừ thuế của chính Thủ tướng chỉ bằng 2-3 lần mức lương công chức bình thường. Ngoài lương, lãnh đạo Thụy Điển không có bất kỳ phụ cấp nào thêm. Thủ tướng Chính phủ sống trong khu dân cư bình thường, không có cần vụ trong nhà, lúc thường không có bảo vệ; Luật pháp Thụy Điển còn quy định: chỉ Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Quốc phòng mới được cấp ô tô công vụ, còn tất cả các quan chức khác đều đi lại bằng các phương tiện giao thông công cộng hoặc xe riêng tự lái.

Trong khi đó, năm 2005, GDP Thụy Điển hơn 268 tỷ USD, trong đó dịch vụ chiếm hơn 70%; GDP trên đầu người là 29.800 USD. Thụy Điển đã dành tỷ lệ cao nhất trong thu nhập quốc dân của mình để giúp các nước nghèo; viện trợ chính thức cho nước ngoài (ODA) năm 1997 đạt 1,7 tỷ USD. Thụy Điển là nước phương Tây đầu tiên viện trợ cho Việt Nam từ rất sớm, rất vô tư và viện trợ rất lớn cho tới ngày nay. (rất tiếc là vừa qua, với lý do cắt giảm ngân sách của Quốc hội, Thụy Điển từ năm 2011 sẽ đóng cửa Sứ quán tại Hà Nội)

Uruguay(GDP năm 2005: 54,58 tỷ USD; dân số năm 2006: 3.431 triệu người, GDP trên đầu người: 15.907 USD)
Thụy Điển (GDP năm 2009: 333,20 tỷ USD; dân số năm 2009: 9.054 triệu người, GDP trên đầu người: 36.800 USD)
Việt Nam (GDP năm 2009: 92,44 tỷ USD; dân số năm 2010: 89.571 triệu người, GDP trên đầu người: 1.032 USD)


Nhắc đến Thụy Điển không phải là nhớ đến nhà vua hay công nương nào mà chúng ta thường nhớ tới doanh nhân mang tên Alfred Nobel (1833 – 1896), một nhà phát minh, đại gia công nghiệp thuốc nổ.

Trước khi chết, Nobel đã di chúc dùng tiền lãi từ gia tài khổng lồ của ông để tặng thưởng cho bất cứ ai làm lợi nhiều nhất cho nhân loại. Giải thưởng Nobel được trao một cách công bằng, công khai cho hàng trăm nhà khoa học và nhà hoạt động vì hòa bình, xã hội, văn học trên toàn thế giới suốt từ năm 1911 đến nay.

Chính đảng cầm quyền

Thụy Điển là quốc gia nhiều đảng, đảng cầm quyền lâu nhất là Đảng dân chủ xã hội Thụy Điển. Đảng dân chủ xã hội Thụy Điển kể từ khi thành lập năm 1889, luôn công khai bênh vực quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, giương cao ngọn cờ đấu tranh vì dân sinh, dân chủ.

Logo Đảng dân chủ xã hội Thụy Điển

Được thành lập kiên trì theo cương lĩnh của Quốc tế Cộng sản II do Engels sáng lập tại Paris, Pháp năm 1889 và thành lập lại thành Quốc tế XHCN (Socialist International), họp lần đầu tháng 6/1951 tại Frankfurt, Đức.

Mục tiêu chính của Đảng là theo "
Tuyên ngôn thành lập Quốc tế XHCN":
- Tất cả đều phấn đấu vì mục tiêu chung là một chế độ phân phối xã hội công bằng, đời sống tốt đẹp, tự do và thế giới hoà bình.
- Mục đích của CNXH là giải phóng mọi người ra khỏi sự lệ thuộc vào một thiểu số người chiếm hữu hoặc kiểm soát tư liệu sản xuất. Mục đích của nó là giao quyền kinh tế cho toàn thể nhân dân, tiến tới xây dựng một xã hội khiến cho mọi con người tự do đều có thể, với địa vị bình đẳng, cùng làm việc với nhau trong xã hội.
- Kiên trì thực hiện CNXH với trọng tâm xã hội hóa phân phối công bằng thành quả, bảo đảm quyền lợi của giai cấp công nhân và người lao động.

Thụy Điển thi hành chính sách phúc lợi bảo đảm mỗi người dân từ lúc lọt lòng cho tới lúc chết đều có cuộc sống đầy đủ. Toàn dân được đi học, hưởng dưỡng lão không mất tiền suốt đời.

Phong cách sống của người Thụy Điển là: “Không một lá cỏ nào có thể vượt cao hơn những lá cỏ khác, vì lá cỏ ấy sẽ bị cắt trước tiên” (Sandahl,1997). Đây không phải phong cách sống theo nghĩa cực đoan cào bằng, không chấp nhận sự khẳng định của các cá nhân mà là: cách biết sống nghiêng về tính xã hội, sống có tình người hơn, không ai có cái tâm lấn lướt, chà đạp người khác để mình đi lên, hay vơ vét hết về cho mình, chỉ nghĩ "mọi người vì mình" mà mặc kệ thiên hạ đói khổ, hoàn toàn không "mình vì mọi người".

Người Thụy Điển sống ưa dân chủ và bất kỳ vấn đề gì cũng được họ thảo luận rất lâu trước khi quyết định.

Ngay trong nhà trường, người Thụy Điển quan tâm sự tự giác của học sinh. Ở nhà trường, ta cảm giác thấy học sinh rất tự do thoải mái, thay vì răm rắp, kỷ luật. Học sinh trước tiên tự có ý kiến nhắc nhở, thuyết phục lẫn nhau làm điều đúng rồi mới viện đến thầy cô và cuối là quy định, luật lệ... Và rất nhiều quy định đều do học sinh đưa ra và tự giác thực hiện.

Khi lựa chọn người lãnh đạo, người Thụy Điển sẵn lòng chọn một người có năng lực chỉ đứng thứ 3, thứ 5 nhưng chọn người dễ dàng hòa nhập với những người khác trong làm việc. Với đa số người Thụy Điển, việc để người khác phục dịch mình (dù là dịch vụ) cũng hết sức kỳ quặc. Các bộ trưởng cũng hàng ngày đi tàu điện đi làm, hết nhiệm kỳ làm việc lại về với công việc cũ như một người bình thường. Thủ tướng ốm cũng ra trạm y tế gần nhà khám bệnh và xếp hàng lấy số thứ tự như mọi người. Không có sự ưu tiên nào giữa chính khách và người dân.

Một thủ tướng Thụy Điển mẫu mực

Nhiều thế hệ người Việt Nam trong tâm khảm vẫn luôn ghi nhớ và trân trọng những tình cảm hữu nghị đối với Việt Nam của lãnh đạo Đảng Dân chủ Xã hội Olof Palme (1927-1986).

Palme là người lãnh đạo Đảng Dân chủ Xã hội Thụy Điển từ năm 1969 tới ngày bị ám sát năm 1986. Ông cũng làm thủ tướng Thụy Điển hai lần, đứng đầu chính phủ từ năm 1969 tới năm 1976 và lần thứ hai từ 1982 tới khi chết.

Palme sinh tại khu Östermalm, thành phố Stockholm, Thụy Điển, trong một gia đình thuộc giai cấp thượng lưu, bảo thủ. Ông đã từng du học tại Mỹ, và tốt nghiệp chỉ sau 1 năm và sau đó học luật tại trường Đại học Stockholm. Năm 1952, ông được bầu làm chủ tịch Hội Liên hiệp sinh viên quốc gia Thụy Điển. Năm 1957 ông được bầu làm nghị sĩ quốc hội Thụy Điển. Năm 1969, Palme được bầu làm lãnh tụ trong kỳ Đại hội của đảng Dân chủ Xã hội, và làm thủ tướng.

Palme là một trong những chính khách Thụy Điển nổi tiếng thế giới. Ông đã chống đối kịch liệt chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đặc biệt là chỉ trích gay gắt Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Ông đã tham gia cuộc tuần hành năm 1968 phản đối Mỹ can thiệp vào chiến tranh Việt Nam. Ngoài ra, ông cũng mạnh mẽ phản đối việc Liên Xô đàn áp phong trào nổi dậy Mùa Xuân Prague và chế độ phân biệt chủng tộc Nam Phi.

Palme cùng gia đình có cuộc sống công chức giản dị, ngoài giờ làm việc thường không có vệ sĩ bảo vệ. Ngày 28/2/2986, vợ chồng ông trong khi đi bộ về nhà từ rạp chiếu phim vào gần nửa đêm đã bị một tay súng tấn công. Palme bị chết còn vợ ông bị thương.

Cũng tình huống tương tự, ngày 11/9/2003, nữ ngoại trưởng Thụy Điển, Anna Lindh bị sát hại bằng dao khi đang đi shopping.


Thủ đô Stockholm, không có "phố đèn đỏ", không có nhà hàng karaoke
và các điểm ăn chơi truỵ lạc.


LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Vài lời về Địa – Kinh tế - Chính trị & hình dung Chính Khách hiện đại

    15/04/2014Nguyễn Tất ThịnhTrong Khoa học Kinh tế Chính trị hiện đại, thuật ngữ “Địa – Kinh tế - Chính trị” không xa lạ gì. Nhưng giải pháp ứng xử như thế nào với tính chất Địa phương và Toàn cầu của nó sẽ thể hiện một nhà Chính trị Quốc nội có được coi là tầm cỡ Chính Khách thực sự hay không...
  • Bài học lịch sử

    16/11/2015Nhà văn Thiếu Sơn (1908-1978)Bỏ được chiếc ngai vàng là một bước tiến vĩ đại giúp cho nhà lãnh đạo phải thân dân, chịu sự kiểm soát của dân. Nhưng cũng do đó mà họ có sự hậu thuẫn thường xuyên của dân tộc. Thiếu sự hậu thuẫn đó hay làm mất sự hậu thuẫn đó, họ sẽ bị lạc lõng cô đơn. Nếu họ không bị nhân dân quật ngã thì họ cũng bị ngoại bang chi phối...
  • Nhân dân như là một phạm trù của Văn hóa chính trị

    25/07/2014Nguyễn Trần BạtNói đến đời sống chính trị người ta thường nghĩ ngay đến các nhà chính trị và các chính đảng. Đó là những bộ phận rất quan trọng cấu thành đời sống chính trị. Nhưng sẽ không có cả các nhà chính trị lẫn các chính đảng nếu không có nhân dân. Nhân dân bao giờ cũng là các đối tượng để các đảng lôi kéo...
  • Chính khách và nhân cách cuối cùng

    24/09/2013Nguyễn Tất ThịnhTôi đưa ra định nghĩa: Nhân Cách cuối cùng là cách anh lựa chọn buộc phải đưa ra ứng xử cá nhân, ở thời điểm mà anh dù là ai cũng không thể chối bỏ, trốn tránh được nhu cầu và quyền đánh giá của người khác hay Cộng đồng, khiến cá nhân anh bộc lộ tất cả sự thật về bản thân như thế nào, mà từ đó ai cũng nhận ra anh thực là Ai, đi đến mặc nhiên định vị anh đòi hỏi anh đúng như anh phải là, cho dù anh cố là Ai theo cách của anh.
  • Chính khách và chính trị

    26/11/2011TS Tô Văn TrườngPhải công tâm đánh giá cao một số vị đại biểu Quốc hội đã biết vượt lên chính mình để lại ấn tượng rất sâu sắc trong lòng cử tri về khả năng diễn thuyết, những câu hỏi có chiều sâu, xây dựng thể hiện được ý chí, nguyện vọng của cử tri...
  • Hoài niệm và phỏng đoán về các vị nguyên thủ

    23/02/2011"Làm người là khó" bởi càng có giá trị Làm Người lại càng thấy giữ được nó nặng trĩu vất vả lắm. Nhất là những ai có gắn thêm nhãn mác là Quan, Vua hay đời nay là Nguyên Thủ, Lãnh tụ rất dễ bị lung lạc bởi quyền lực, bổng lộc lôi kéo, thử thách. Xin cùng các bạn lượt qua tên tuổi các vị Lãnh tụ xưa và nay để xem đời họ đã làm được những gì? Khi gọi tên nhìn hình họ gợi nên câu chuyện gì? Giá trị của họ với bạn và nhân loại là ở đâu, hành động của họ bạn có thể hiểu được, phỏng đoán được chăng?
  • Suy ngẫm về cách làm việc của Putin liên tưởng đến Năng lực lãnh đạo

    04/01/2011Nguyễn Tất ThịnhThủ Tướng Nga V.Putin đã có những ngày làm việc vô cùng khẩn trương và căng thẳng cuối năm, thậm chí thông qua giao Thừa bằng tinh thần tận tụy và quyết liệt như bản lĩnh vốn có của Ông. Với ánh nhìn thẳng thắng cương trực và không khoan nhượng, Ông dằn từng tiếng với các Quan chức cấp cao trong Chính Phủ : ‘Không có bất kì ngày nghỉ lễ nào cho đến khi có lệnh mới...
  • Không phải cứ "gán mác" là thành xã hội chủ nghĩa!

    29/10/2010Đoàn Tiểu LongKhông phải cứ quốc hữu hóa tư liệu sản xuất là quan hệ sở hữu đương nhiên trở thành XHCN, không phải cứ doanh nghiệp Nhà nước là mang tính chất XHCN...
  • Tiến lên chủ nghĩa xã hội từ phương thức sản xuất châu Á

    25/10/2010GS. Nhà giáo nhân dân Nguyễn Ngọc LanhCông lao đương nhiên thuộc Stalin - lãnh tụ của đảng CS Liên Xô, của phong trào CS quốc tế, phong trào thuộc địa và phong trào Hoà Bình. Đảng CS VN đặt Stalin ở vị trí bất tử, ngay sau Mác, Enghen và Lê nin, nhất là khi tác phẩm Những vấn đề kinh tế của CNXH ra đời ...
  • Chính khách và lòng dân

    23/10/2010GS. Tương LaiQuý Khang Tử hỏi Khổng Tử về chính trị. Khổng Tử đáp: “ Chính dã, chính dã. Tử suất dĩ chính, thực cảm bất chính?”. Chính trị là chính đính. Ông lãnh đạo dân một cách chính đính thì ai dám không chính đính. Nhưng, thế nào là chính đính? Nói kỹ e dài dòng, xin lại dẫn Khổng Tử cho gọn và súc tích, lại khá cập nhật.
  • Xây dựng chế độ Dân Chủ Nhân Dân - tiến lên Chủ Nghĩa Xã Hội

    20/10/2010GS. Nhà giáo ND Nguyễn Ngọc LanhCách hành văn trong dự thảo Cương Lĩnh khiến mọi người buộc phải hiểu rằng khi nào ở VN có CNXH hiện thực, các tiêu chí trên cũng mới hiện thực. Trong khi đó, dự thảo Cương Lĩnh lại nhấn mạnh (một sự thật) là: Thời kỳ quá độ sẽ rất dài, rất phúc tạp, phải dò dẫm và tất nhiên rất gian khổ… Liệu có vì thế mà sinh nản lòng cho mọi người?

  • Cần một cương lĩnh xây dựng chế độ dân chủ nhân dân

    02/10/2010Bùi Đức LạiĐất nước đang cần có một bản cương lĩnh xây dựng và hoàn thiện chế độ dân chủ nhân dân. Đây là yêu cầu thiết thực nhất, không mâu thuẫn với lý tưởng XHCN, là cái mà Đảng lãnh đạo cần chủ trương và đưa ra trình bày trước nhân dân trong thời điểm hiện nay, là việc Đảng đã khởi xướng từ 1930, đặt nền tảng từ 1945, đã tạo ra sức mạnh cách mạng to lớn của dân tộc ta. Do những lý do khách quan và chủ quan, việc thực hiện một cương lĩnh như vậy đã bị gián đoạn...

  • Vấn đề là chủ nghĩa xã hội hiện đại chứ không phải chủ nghĩa xã hội cổ điển

    05/08/2010TS. Hồ Bá ThâmSuốt nửa thế kỷ 19 và cả thế kỷ 20, rồi đầu thế kỷ 21 này việc các lực lượng xã hội tiến bộ luôn luôn tìm hiểu, tìm kiếm và tranh luận với các ý kiến hay các xu hướng khác nhau về CNXH vẫn chưa kết thúc và còn lâu mới kết thúc khi chưa có nước nào ở trình độ TBCN phát triển cao tiến lên CNXH, hoặc đến khi CNXH đã hoàn toàn được xây dựng thành công...
  • Chủ nghĩa xã hội trên nền tảng dân chủ

    26/02/2010Trần Đức Nguyên - Trần Việt PhươngHơn 50 năm nay, cụm từ “chủ nghĩa xã hội” đã trở nên quen thuộc với đông đảo nhân dân ta. Trong quá trình đổi mới và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhận thức về chủ nghĩa xã hội đã có những thay đổi quan trọng, song chưa phải mọi vấn đề đã được giải đáp rõ ràng, phù hợp với cuộc sống thực tế.
  • Hình thái châu Á (phương thức sản xuất kiểu châu Á) và chủ nghĩa xã hội

    30/12/2009Igor Nikolaevich KovalevSách Lịch sử kinh tế và các học thuyết kinh tế được Igor Nikolaevich Kovalev trình bày theo phong cách mới, trong đó tác giả sắp xếp kiến thức về lịch sử kinh tế học một cách hệ thống, liên kết phương diện xã hội nhân văn và phân tích toán học với chuyển biến lịch sử. Trong sách này, tác giả dành phần lớn phân tích giai đoạn phát triển kinh tế xã hội nước Nga xô-viết dưới ảnh hưởng trực tiếp của chủ nghĩa Marx. Bài viết dưới đây được trích dịch từ đề mục: “Chủ nghĩa Marx như một mô hình ngôi nhà thế giới về kinh tế”, có thể cung cấp thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến chủ nghĩa Marx.
  • Về Đảng Xã hội dân chủ Thụy Điển

    10/11/2009GS.TS. Nguyễn Hoàng GiápTrong 76 năm (1932-2008), Đảng Xã hội dân chủ Thụy Điển đã có 65 năm cầm quyền. Hướng tới mục tiêu CNXH dân chủ, Đảng này được coi là đã có những đóng góp lớn trong xây dựng nền dân chủ dưới chế độ quân chủ đại nghị, đưa Thụy Điển vào hàng ngũ các quốc gia phát triển với mức thu nhập GDP trên đầu người đứng thứ nhì châu Âu (sau Thụy Sĩ) và xếp thứ nhất thế giới về phúc lợi xã hội. Với tư cách là một chính đảng có thời gian cầm quyền dài nhất ở Bắc Âu, Đảng Xã hội dân chủ Thụy Điển cũng tích lũy được nhiều kinh nghiệm rất đáng tham khảo.
  • Học tập quan điểm nhân dân, quan điểm quần chúng của Hồ Chủ Tịch

    13/05/2009Phạm Văn ĐồngNhân ngày vui mừng hôm nay của quốc dân đồng bào, những điều chúng ta cần nhắc nhở, học tập của hồ Chủ tịch rất nhiều, nhưng theo ý tôi trong giai đoạn chuẩn bị tổng phản công này, chúng ta cần hơn hết nhắc nhở và học tập quan điểm nhân dân, quan điểm quần chúng của Hồ Chủ tịch, vì đó là bài học trọng yếu hơn hết, quý báu hơn hết trong sự nghiệp cách mạng của Người.
  • Một giờ với chính khách Lý Quang Diệu

    27/02/2007Kim HạnhTôi thêm vào cái tựa 2 từ “chính khách” sau khi đọc bài báo trên Straits Times Singapore sáng 21/1/2007 (một ngày sau khi ông trở về nước). Những gì ông nhận đình về Việt Nam khi đã trở về nhà là đúng tầm với 1 chính khách.

  • xem toàn bộ