Tham nhũng - vấn đề của phát triển

08:58 SA @ Thứ Ba - 11 Tháng Mười, 2005

Báo cáo cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn kinh tế thế giới đã xếp tình trạng tham nhũng ở VN đứng thứ 111 trên bảng xếp hạng. Mặc dù vậy, theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), mức độ tham nhũng ở VN cũng không phải là trường hợp ngoại lệ so với các nước có cùng trình độ phát triển.

Tuy nhiên, mức độ tham nhũng ở VN trong thời gian gần đây đã có những dấu hiệu không giống xu hướng chung so với các nước có cùng trình độ phát triển.

Trước đây WB đã có những nhận xét tương đối khả quan về tính chuyên nghiệp của Tổng công ty Điện lực VN (EVN) trong cách thức đấu thầu cạnh tranh quốc tế và cho rằng điều này đã có những kết quả đáng khích lệ trong việc kiểm soát tham nhũng (WB có tài trợ 5 dự án cho ngành năng lượng với mỗi dự án bình quân 180 triệu USD). Cuối năm 2004, khi Báo cáo phát triển VN 2005 của WB được công bố, WB chưa có thông tin vụ tham nhũng điện kế điện tử (ĐKĐT) xảy ra ở Công ty Điện lực TP.HCM - thành viên của EVN. Họ không thể tưởng tượng ra được mức độ vừa tinh vi vừa công khai trắng trợn trong cái gọi là đấu thầu quốc tế ĐKĐT và từ đó có thể có những nhận định mới về nguy cơ tham nhũng đối với những dự án trong các ngành khác. Chắc chắn vụ ĐKĐT không phải là trường hợp ngoại lệ trong toàn bộ câu chuyện tham nhũng. Từ đây, nguy hiểm nhất là khả năng xuất hiện hiệu ứng tâm lý "domino", lo sợ "bị tổn thất" từ các nhà tài trợ quốc tế. Thực trạng này cộng với quan điểm của vị tân Tổng giám đốc WB về việc xem xét lại chính sách đối với các nước "có tình trạng tham nhũng" đang đặt chúng ta vào thế đối mặt với những thách thức nghiêm trọng trong các chiến lược phát triển trung và dài hạn.

Tham nhũng là một vấn đề của phát triển. Muốn phát triển bền vững, phải cô lập nguồn gốc dẫn đến tham nhũng. Điều này đòi hỏi phải xác định một cách thật dũng cảm những gì mà Chính phủ cần tập trung thực hiện và những gì nên dành cho khu vực kinh tế ngoài quốc doanh thực hiện. Điểm nóng nhất trong thời gian sắp tới là lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng, một lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng cao nhất. Không thể chống tham nhũng triệt để và phát triển được nếu như cứ để tồn tại mãi một hệ thống các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) như hiện nay. Nhiều DNNN là thủ phạm chính trong những vụ bê bối lớn trong lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo ra nguồn gốc rủi ro cho hệ thống tài chính.

Chính phủ không thể đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cơ sở hạ tầng - có vốn lớn và thời gian thu hồi vốn rất dài - bằng nguồn vốn ngân sách. Nhưng đầu tư của tư nhân vào các lĩnh vực có nhiều rủi ro như thế lại không thể trông chờ vào nguồn vốn riêng của từng cá nhân, Chính phủ nên mở cửa thị trường vốn trong nước, cho các nhà đầu tư tư nhân dễ dàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Sự tham gia của tư nhân tuy có vai trò to lớn, nhưng Chính phủ vẫn là nhà tài trợ chính cho việc đầu tư vào các cơ sở hạ tầng, đặc biệt là lĩnh vực giao thông đường bộ. Nhưng do nguồn lực của ngân sách là có hạn cho nên có rất nhiều vấn đề phải được cân nhắc kỹ. Chúng ta thừa nhận cần có sự tham gia của Chính phủ trong lĩnh vực đầu tư vào hạ tầng cơ sở, nhưng chỉ nên tập trung ở những vùng sâu vùng xa. Giải pháp triệt để và dài hạn nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng trong thời gian tới là giảm bớt những phiền hà về thủ tục hành chính, tạo cho các nhà cung cấp dịch vụ sự độc lập về mặt quản lý đối với các công trình hạ tầng cơ sở, nhưng quan trọng không kém vẫn là sự thừa nhận "tư nhân hóa" trong đầu tư cơ sở hạ tầng.

Ngoài ra, cũng cần phải thay đổi quan niệm về cách đánh giá rủi ro đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh từ phía các ngân hàng thương mại quốc doanh (NHTMQD). Hầu hết các NHTMQD hiện nay đều có cách đánh giá rủi ro khu vực tư cao hơn khu vực các DNNN. Gần đây lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước đã phát đi những tín hiệu tích cực khi khẳng định trên các phương tiện truyền thông rằng khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ có rủi ro thấp hơn khu vực DNNN và yêu cầu các NHTMQD hãy dành ra một khoản tín dụng thỏa đáng hơn nữa cho khu vực này. Nhưng đây chỉ là định hướng chứ không thể là một giải pháp triệt để và hoàn toàn tùy thuộc vào những đánh giá chủ quan của từng NHTMQD đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, những thẩm định mà về mặt tác nghiệp Ngân hàng Nhà nước không thể can thiệp được. Chỉ có thể thay đổi hẳn quan niệm sai lệch trong cách đánh giá rủi ro đối với khu vực tư nhân khi xem xét "xóa bỏ hoàn toàn" những ưu đãi đối với các DNNN.

Tóm lại, để chống tham nhũng một cách triệt để và hiệu quả, cần phải tạo ra một môi trường đầu tư tốt hơn cho mọi người, một môi trường đầu tư tốt hơn cho tất cả chứ không chỉ riêng cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp ở đây phải bao hàm hết các loại hình doanh nghiệp - chứ không chỉ có các doanh nghiệp lớn có ảnh hưởng mạnh - doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nước ngoài, công nghệ thấp, công nghệ cao, DNNN và các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Không hẳn chỉ có các tổng công ty nhà nước mới được độc quyền cung cấp "ĐKĐT dỏm", "nước bẩn", "giá thiết bị viễn thông cao gấp 45 lần giá trị trường" và "cầu mới xây đã sập" cho người dân. Tất cả đều quan trọng như nhau cho cộng đồng và làm lợi cho toàn xã hội chứ không chỉ thuần túy cho các doanh nghiệp, toàn xã hội ở đây hàm ý đến cả người nghèo nữa, họ không thể nào bị đặt ngoài cuộc trong tiến trình phát triển của đất nước.

Nguồn:Thanh Niên
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thần linh pháp quyền

    20/08/2014Nguyễn Sĩ DũngPháp quyền về bản chất gắn với “thần linh”. Và người đầu tiên không ngại nói ra điều ấy chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngoài ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh, có lẽ, cũng là người Việt Đầu tiên nói đến pháp quyền. Năm 1919, trong bản yêu sách gửi đến hội nghị Versaille, yêu sách thứ 7 được người đề ra là pháp quyền...
  • Pháp luật – Tài sản tinh thần của nhân dân

    21/02/2014Nguyễn Trần BạtXuất phát từ đòi hỏi xã hội phải được điều chỉnh bởi những quy tắc nhất định, pháp luật đã ra đời. Bản chất của pháp luật là các khế ước xã hội, tức là kết quả của sự thỏa thuận của mọi người. Nếu thỏa mãn điều kiện này, sự tự nguyện nhượng bớt một phần tự do cá nhân sẽ đưa đến sự hình thành của nền dân chủ ở đó, tự do không chỉ đơn thuần là tự do bản năng mà sẽ có chất lượng cao hơn, tức là tự do mang trong mình sự hài hòa lợi ích giữa các cá nhân, giữa cá nhân với cộng đồng và ở mức độ cao hơn nữa, tự do như là, phát triển...
  • Tham nhũng và tham nhũng tinh thần

    29/11/2011Nguyễn Trần BạtNếu như chống tham những vật chất có mục đích là làm trong sạch đời sống xã hội thì chống tham nhũnng tinh thần có nhiệm vụ là chống lại sự rủi ro đối với sự phát triển của nhân loại.”
  • Những bộ mặt của tham nhũng

    07/10/2005Ngô Tự LậpMặc dù "tham nhũng" là thuật ngữ được sử dụng rất nhiều và tham nhũng là vấn đề đau đầu của mọi quốc gia, ở mọi thời đại, cho đến nay người ta vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất cho nó. Lý do là tham nhũng được tiếp cận từ nhiều quan điểm khác nhau, từ kinh tế, đạo đức, tôn giáo đến chính trị, xã hội và giai cấp, và các quan điểm này lại mang nặng dấu ấn lịch sử và cá nhân...
  • “Độc quyền chức vụ” cái gốc của tham nhũng

    01/10/2005TS. Phạm Anh TuấnTham nhũng ở Việt Nam hiện nay đã trở thành quốc nạn. Quốc nạn tham nhũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo năng lực quản lý của bộ máy Nhà nước không còn phù hợp với sự phát triển của đất nước. Vì thế, dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng đang được Quốc hội đưa ra lấy ý kiến nhân dân để sớm ban hành, áp dụng. Tham nhũng, dù xảy ra ở đâu thì cũng là tội phạm đặc biệt, được thực hiện trước hết bởi các quan chức...
  • Giải pháp góp phần tích cực phòng và chống tham nhũng

    17/08/2005Trọng DânCó thể nói, nếu luật về phòng và chống tham nhũng, lãng phí ra đời, công cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở nước ta đã phải sử dụng tới hình thức pháp lý cao nhất, một "đòn phép" tối hậu...
  • Chống tham nhũng

    21/07/2005Nguyễn Quang ATham nhũng là lạm dụng quyền được trao để mưu lợi cá nhân. Có uỷ quyền là có thể tham nhũng. Tham nhũng cổ gần như loài người và sẽ còn khi loài người còn. Chẳng ai tin vào hi vọng hão huyền về một xã hội không có người được trao quyền, không có nhà nước.
  • Chống rửa tiền trong nền kinh tế tiền mặt

    21/07/2005Huỳnh Bửu SơnMột trong các biện pháp chống rửa tiền thường được hệ thống ngân hàng các nước công nghiệp phát triển áp dụng là kiểm soát ngay từ đầu các khoản tiền mặt được nộp vào hệ thống ngân hàng.
  • Toàn dân hiến kế chống tham nhũng

    21/07/2005Đỗ Lê TảoHôm nay (ngày 20.7), dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng được đưa ra lấy ý kiến đóng góp của mọi tầng lớp nhân dân, các cơ quan, tổ chức, đoàn thể quần chúng... Theo tờ trình của Chính phủ về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng tại kỳ họp thứ 7 - Quốc hội khoá XI thì tình hình tham nhũng hiện nay của nước ta đang diễn ra rất phức tạp, trong nhiều lĩnh vực, có xu hướng tăng về quy mô, tính chất ngày càng nghiêm trọng...
  • Xoá bỏ những lãnh địa riêng

    19/07/2005Luật gia Cao Bá KhoátTrước hết, cạnh tranh có ý nghĩa nhân văn vì cạnh tranh thì người tiêu dùng được lợi, doanh nghiệp phải điều tiết lợi ích, chia sẻ cho người tiêu dùng. Có cạnh tranh thì phải có biện pháp chống độc quyền. Vì độc quyền thì người tiêu dùng bị coi rẻ, cạnh tranh thì khách hàng là thượng đế, được doanh nghiệp chăm sóc tận tình.
  • Công cụ chống tham nhũng của Tổ chức minh bạch quốc tế

    18/07/2005Danh ĐứcCảnh sát điều tra sẽ có kết luận về những vụ việc đang làm công chúng buồn lòng, thậm chí nghĩ rằng mình đang bị lừa đảo, móc túi.
  • Quyền hạn: cái gốc của "3 không"

    09/07/2005“Tham nhũng càng chống càng tăng”. Nhiều người đã nhận định bi quan và không đúng với thực tế như thế, vô tình phủ nhận sự cần thiết của cuộc chiến này. Nhận định đúng phải là “càng chống càng phát hiện nhiều vụ tham nhũng”, với qui mô càng lớn, chủ thể càng cao (đã có cả quan chức cấp tỉnh, cấp bộ).
  • "Công ty" tham nhũng...

    09/07/2005Trần Bạch ĐằngBáo Tuổi Trẻ số ra ngày thứ hai 4-7-2005 đăng bài điều tra của Võ Hương - Như Hằng về "Hệ thống công ty một nhà được thành lập như thế nào?" phản ánh dòng vận chuyển của điện kế điện tử từ cơ quan đặt hàng là Công ty Điện lực TP.HCM đến người tiêu dùng điện. Đó là câu chuyện thời sự đang bức xúc dư luận thành phố.
  • xem toàn bộ

Nội dung khác