Thân xác và... tự do

06:27 CH @ Thứ Hai - 06 Tháng Mười Một, 2017

Trở lại với quan niệm về con người, ta không thể không nhắc đến René Descartes (1596 – 1650) và Immanuel Kant (1724 – 1804). Ông trước được tôn vinh là cha đẻ của triết học hiện đại. Ông sau cũng là một đại triết gia, đồng thời là người thực sự khai sinh môn nhân học, tức khoa học về con người, theo nghĩa hiện đại.

“Cỗ máy người”?

Ta thường biết rằng Descartes phân chia mọi thứ trên đời thành hai loại bản thể: bản thể vật chất có quảng tính và bản thể tư duy, vì thế được gọi là thuyết nhị nguyên. Vậy, sự kết hợp hai loại bản thể này nơi con người như thế nào? Trước hết, nhờ xét thân thể con người như là một bản thể vật chất, Descartes đã mở đường cho việc nghiên cứu khách quan về cơ thể con người và của mọi sinh vật nói chung. Trước đây, quan niệm thân thể con người là cái gì linh thiêng, bất khả xúc phạm có ưu điểm của nó, nhưng cũng đã cản trở không ít cho sự phát triển của các bộ môn như cơ thể học, sinh lý học và nhất là khoa giải phẫu. Nhiều câu chuyện ly kỳ được truyền tụng về nhiều nhà y học và thầy thuốc trong thế giới Arập (lúc đó tiến bộ hơn châu Âu nhiều!), vì yêu khoa học và do nhu cầu chữa trị, đã phải lén lút mổ tử thi dù biết sẽ bị trừng phạt nặng nề theo pháp luật. Với quan niệm mới mẻ của Descartes, con đường đã rộng mở! Descartes đã có công lao rất lớn, còn việc khắc phục sự cực đoan để hướng đến quan niệm chẩn đoán và điều trị bệnh nhân một cách toàn diện (tâm thể kết hợp) như ngày nay là câu chuyện khác!

Thế còn bản thể tư duy thì sao? Phải chăng con người chỉ là một khối xương thịt – như một cỗ máy tự động – nhưng biết tư duy như có thêm một... phụ tùng? Không, người đã cực đoan hoá và chủ trương xoá bỏ thuyết nhị nguyên của Descartes để xem con người chỉ đơn thuần là cỗ máy biết tư duy chính là La Mettri (1709 – 1751) trong tác phẩm L’Homme machine (Con người – cỗ máy) (1748). Quan niệm duy vật cơ giới của La Mettri không nhận ra dụng ý tinh tế trong thuyết nhị nguyên của Descartes. Theo Descartes, con người khác với cỗ máy tự động ở chỗ có năng lực tư duy để, thông qua ngôn ngữ, có thể trao đổi với người khác. Nhờ tính chất phổ quát của lý tính, con người có thể vượt ra khỏi những hoàn cảnh nhất định, biểu lộ suy nghĩ của mình về sự vật và có sự tự do lựa chọn. Chỉ trong tính chất ấy, con người mới có thể chịu trách nhiệm cũng như có thể bị quy trách nhiệm về hành động của mình. Con người là tự do! Ngược lại, thú vật và những cỗ máy tự động thì dửng dưng và trung lập về luân lý, đạo đức. Về mặt lịch sử tư tưởng, chính từ học thuyết của Descartes, ta mới hiểu được lý do hình thành các loại chủ trương khác nhau về con người từ thế kỷ 18 trở đi với nào là thuyết duy linh, thuyết duy tâm, thuyết duy vật, thuyết duy vật cơ giới v.v.

Nhân học: khoa học về tự do

Từ “nhân học” (anthropology) được Magnus Hundt, người Đức, sử dụng lần đầu tiên vào năm 1501, sau đó là Otto Casmann vào năm 1596. Vào thế kỷ 18, trong khi J. F. Blumenbach (1752 – 1840) sáng lập môn nhân học theo hướng khoa học tự nhiên, thì Immanuel Kant là người khai sinh môn nhân học triết học với bài giảng đầu tiên năm 1772 về “Các chủng tộc khác nhau của loài người”. Đến năm 1798, bộ giáo trình đồ sộ của ông về “Nhân học trong giác độ thực tiễn” mới thực sự là công trình vạch thời đại.

“Triết học theo nghĩa công dân thế giới gồm bốn câu hỏi: Tôi có thể biết gì? Tôi phải làm gì? Tôi được phép hy vọng gì? Con người là gì? Siêu hình học trả lời câu hỏi thứ nhất, luân lý trả lời câu thứ hai, tôn giáo câu thứ ba và nhân học câu thứ tư. Nhưng tất cả đều có thể quy về nhân học, bởi cả ba câu trước gắn liền với câu sau cùng” – Immanuel Kant

Ngay trong Lời tựa, rõ ràng theo chân Descartes, Kant phân biệt giữa nhân học sinh lý như “những gì thiên nhiên tạo ra từ con người” với nhân học thực tiễn như “những gì con người, với tư cách sinh vật tự do hành động, tự tạo ra hoặc có thể và phải tạo ra từ chính mình”. Về mặt nhân học sinh lý, đúng theo thuyết bất khả tri của ông về “vật – tự thân”, Kant không tin rằng ta có thể hiểu biết trọn vẹn về cơ thể con người, một nhận định mà nền công nghệ sinh học ngày nay đang cố gắng cải chính! Tuy vậy, bản thân những nghiên cứu phong phú của ông về bản năng, tính khí, nhân tướng, giới tính, chủng tộc v.v. đã góp phần tích cực cho môn nhân học sinh lý, nhất là các lĩnh vực tâm lý học xã hội, tâm lý bệnh học…

Immanuel Kant (1724 – 1804)

Đóng góp lớn của Kant là đã nối kết các chủ đề này với tính cách và vận mệnh triết học của con người với tư cách là sinh vật luân lý và có lý trí. Con người không phải là sinh vật “thuần lý” như thánh thần, cũng không phải như cỗ máy tinh vi nhưng vô tình của “trí tuệ nhân tạo”, trái lại, là sinh vật – tự nhiên có thân xác, hữu tình, với bao dục vọng và yếu đuối, nên chỉ là sinh vật “có năng lực lý tính” mà thôi. Vì thế, con người không có cách nào khác hơn là phải biết sử dụng lý trí của mình để “thông qua nghệ thuật và khoa học, sống chung trong xã hội với những người khác nhằm văn hoá, văn minh hoá và đạo đức hoá, thoát ra khỏi bản tính thô lậu và xứng đáng làm người”. Kant đặt câu hỏi: Vậy môn nhân học và môn sư phạm phải làm gì để phát triển tiềm lực đạo đức để nó không xung đột với bản tính tự nhiên của con người?

Theo ông, trước hết, nhân học phải dựa trên kinh nghiệm nội tâm. Sau đó, tiến hành khảo sát cặn kẽ mọi mặt của đời sống con người, rút ra những quy tắc tuy không thể hoàn toàn chính xác nhưng hữu dụng. Nhân học “từ giác độ thực tiễn” thực chất là một thứ tâm lý học và xã hội học thường nghiệm nhưng được sắp xếp, hệ thống hoá và định hướng bằng triết học. Thật thế, nền nhân học ấy, gắn liền với “nhận thức về con người với tư cách là công dân thế giới”, không thể tiến hành theo kiểu tiên nghiệm, cũng không bằng thí nghiệm theo kiểu khoa học tự nhiên, mà phải bằng con đường nghiệm sinh với mọi thông tin có thể có được, từ du khảo, du ký, tiểu sử, văn hoá, nghệ thuật, lịch sử thế giới… trước khi có cái nhìn thống quan của triết học.

“Thịt xương là sông núi”?

Những gợi ý của Kant được hậu thế tiếp thu và đánh giá khác nhau, nhưng dường như ai cũng thâm cảm rằng: thân xác tự nhiên là ranh giới, nói lên sự hữu hạn của con người, thậm chí “chia biệt người ra từng xứ cô đơn” (Huy Cận), nhưng chính nó mới làm cho sự tự do của con người được đặt ra một cách bức thiết, đồng thời được đặt ra trong tình liên đới xã hội giữa những phận người.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bàn về Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    31/08/2017Nguyễn Phan Khiêm, Lưu Thái BảoNgay sau ngày Quốc khánh 2-9-1945 cho đến nay, trong mọi văn bản hành chính, dưới quốc hiệu là tiêu đề “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” như một khát vọng lớn lao của dân tộc. Trước thềm năm mới 2010 đầy hoài niệm những thành công trong quá vãng và thao thức hy vọng vào tương lai, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn nhà nghiên cứu Nguyễn Trần Bạt, tác giả cuốn “Cội nguồn cảm hứng” chứa đựng nhiều suy ngẫm sâu sắc, thú vị xung quanh ba giá trị “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” nêu trên…
  • Khoa học cần tự do

    14/06/2016Đỗ Quốc AnhLúc nhỏ học vật lý, tôi thường ngạc nhiên không hiểu tại sao lại tranh cãi nảy lửa giữa chuyện Trái đất quay quanh Mặt trời, hay Mặt trời quay quanh Trái đất làm gì. Về mặt vật lý, hai điều này tương đương nhau hoàn toàn vì chuyển động là tương đối: Vật thể A quay quanh vật thể B, thì vật thể B cũng quay quanh vật thể A. Sau này mới hiểu thêm là nếu diễn tả cả một hệ vận động, thì việc chọn đúng tâm điểm của cả hệ (ở đây là Mặt trời) sẽ có tác dụng tinh giảm lý thuyết rất nhiều, và tạo ra một lý thuyết đẹp.
  • Khái niệm tự do

    06/04/2016Nguyễn Trần BạtTừ xưa đến nay, tự do luôn là một khái niệm bí ẩn và trừu tượng đối với con người. Đúng như tên gọi, tự do không chịu khuôn mình vào bất kỳ chiếc khung nào, ngay cả trong những nỗ lực của các nhà triết học, các nhà khoa học ở mọi thời đại nhằm mô tả và lý giải khái niệm tự do. Có lẽ vì thế, cho đến nay, tự do là cái gì đó quen thuộc mà vẫn xa lạ đối với con người...
  • Khi thân xác chối từ

    23/12/2015Nguyễn Hữu LiêmTrong dịp hai lễ Thích Ca thành đạo và Jesus Giáng sinh vào cuối năm, chúng ta hãy tìm đọc Kinh Phật và Chúa để chiêm nghiệm lại một vài ý nghĩa của cơ sự làm người. Có những mẩu chuyện mà có lẽ nhiều người trong chúng ta đã nghe, đọc qua rồi, nhưng ý nghĩa ẩn dụ vẫn còn giấu kín. Sau đây là hai câu chuyện của Ananda và Peter – đôi cột trụ lớn của hai truyền thống đạo lý trọng yếu của nhân loại. Ananda là của Đông Phương; Peter Tây Phương. Mỗi nhân vật là một hiện thân từ chữ Đạo, tùy duyên mà ứng hiện trong sự lớn lao vô cùng huyền diệu về hiện tượng con người.
  • Kẻ đại náo cũng cần một trật tự

    12/09/2014Bùi Văn Nam SơnMột nắm cát, một đoá hoa và… một nồi nước khác nhau chỗ nào? Nắm cát vẫn chỉ là nắm cát rời, dù ta xáo trộn hay thêm bớt. Trái lại, đoá hoa là một hệ thống, vì nó gồm nhiều bộ phận. Vậy, bát cơm cũng là một hệ thống? Thưa không, vì nó thiếu đặc điểm thứ hai của đoá hoa: các bộ phận phải được kết nối thành một mạng lưới, theo một cấu trúc nhất định nào đó.
  • Cần phải chiến đấu cho Tự Do

    07/02/2014Charlie Chaplin (Anh)Charlie Chaplin (1899-1977), là một nhà nghệ thuật hoạt động trong lĩnh vực điện ảnh, ông sinh ra ở London, từ diễn viên của một đoàn kịch câm ông trở thành diễn viên điện ảnh. Phần lớn những bộ phim ông thủ vai đều do ông tự dàn dựng và đạo diễn, hình ảnh một anh chàng Saclô trong phim bị khinh miệt, bị người khác làm tổn hại phần nào vạch trần và đả kích tội ác của giai cấp tư sản...
  • Tuổi trẻ và … Tự do

    14/07/2011Nhà báo, nhà văn Lưu Quý Kỳ (1919-1982)Năm 1789, nhà ngục Baxti bị phá đổ. Cả một chế độ phong kiến, tử thủ của Tự do, kết tinh trong nhà ngục Baxti, cũng theo đó mà đổ. Dân chúng reo hò, hoan hô chào đón Tự do đã trở về với họ. Nhưng, nếu có người đã hoan hô, reo hò vì Tự do đã trở lại thì cũng có người xốn xang, bực tức vì thấy những đặc quyền của mình lui dần đi.
  • Ngộ trong hành trình tìm Tự Do

    27/05/2011Nguyễn Tất ThịnhMột Hoàng Tử, ngay từ bé được Vua Cha vời vào Cung người Thày rất giỏi dạy cho chữ nghĩa và các kiến thức, mong sao cho Chàng giỏi giang mà đầy đủ tư cách của người được kế vị Ngôi báu để trị xã tắc, kinh bang tế thế sau này...
  • 150 năm "Bàn về tự do"

    18/10/2009Nguyễn Trang NhungBàn về tự do của J. S. Mill đã phần nào tạo nên lực đẩy cho bước tiến ấy, khi góp phần không nhỏ vào những chuyển biến xã hội mang sắc màu dân chủ ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt ở các nước Tây phương. Toàn bộ tác phẩm nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tự do của con người đối với sự phát triển của toàn xã hội. Một xã hội thực sự tự do là một xã hội đảm bảo không gian cho tính đa dạng của ý kiến, hành vi, và lối sống. Nhận thức đầy đủ về tự do là nhân tố căn bản để mỗi người đạt được cho mình sự tự do thực sự. Từ đó, mỗi cá nhân sẽ tích cực tạo nên những giá trị tốt đẹp cho bản thân, cho cộng đồng, cho quốc gia, và cho cả thế giới.
  • Hành trình đi tìm tự do

    17/07/2009Nguyễn Trần BạtThế giới đã đi qua nhiều chặng đường phát triển, nhưng có thể nói, những thành tựu của khoa học công nghệ, khoa học tự nhiên và khoa học nhân văn vẫn chỉ dành cho gần một phần ba nhân loại. Hai phần ba còn lại của nhân loại vẫn đang phải vật lộn với cuộc sống để tồn tại. Đó là những con người thiếu tự do, và vì thiếu tự do nên họ lâm vào tình trạng nghèo đói, lạc hậu và không phát triển được...
  • Cái chết đầy tự trọng

    04/06/2009Nguyễn Hoàng HàTrung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên và Nhật vẫn tự cho mình là xứ sở của đạo lý thánh hiền. Người ta thường nhắc lời của Khổng Tử nói rằng: "Làm người phải biết tự trọng và biết xấu hổ khi làm việc không tốt, còn làm lãnh đạo đất nước thì càng phải biết tôn trọng nhân phẩm danh dự và càng phải biết xấu hổ."
  • Giải phẫu cái tự ngã: cá nhân chọi với xã hội

    16/05/2009Takeo DoiVới những ai mong muốn có được những phát hiện mới mẻ về quan hệ giữa nghiên cứu tâm lý học và văn hóa, quan hệ giữa ngôn ngữ và tâm trí, cũng như giữa người Mỹ và người Nhật, cuốn sách này rất cần thiết. Ts. Doi đã cho chúng ta một đặc ân khi viết nó.
  • xem toàn bộ