Thầy giáo - Thầy thuốc

Giảng viên - Tâm Việt Group
05:29 CH @ Thứ Bảy - 02 Tháng Năm, 2009

Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy Thầy” Thầy giáo đối với người Việt ta từ ngàn xưa đóng một vai trò rất quan trọng. Truyền thống tôn sư trọng đạo từ lâu đã đi sâu vào đời sống văn hóa Việt Nam. “Một chữ cũng là Thầy, nửa chữ cũng là Thầy”, Thầy giáo không chỉ quan trọng với mỗi người mà quan trọng với cả một quốc gia và một nền văn hóa.

Vậy, có phải Thầy giáo chỉ là người truyền đạt kiến thức đến học trò của mình? Có quan niệm cho rằng, Thầy giáo cũng là một Thầy thuốc, không chỉ vậy, Thầy giáo còn là một người làm vườn, một đầu bếp, một huấn luyện viên, một người hỗ trợ,…. Nhất là trong thời đại ngày nay, khi thông tin tràn ngập, thế giới thay đổi không ngừng và đang phẳng dần ra, kiến thức và thông tin bình đẳng với tất cả mọi người, Thầy giáo không còn giữ vai trò truyền kiến thức cho học sinh nữa mà sẽ có vai trò hỗ trợ và định hướng cho học sinh của mình.

Không chỉ có vậy Thầy giáo còn là một bác sĩ tâm hồn, giúp học viên của mình có những cái nhìn lạc quan, vượt qua những khó khăn về tinh thần để hòa nhập với cuộc sống và có cho mình những định hướng đúng đắn. Nếu như người Thầy thuốc trong bệnh viện chữa khỏi những vết thương về thể xác thì người Thầy giáo trong lớp học cần chữa khỏi những vết thương về tinh thần cho học trò của mình. Là Thầy thuốc, họ có nhiệm vụ tiếp nhận tất cả các bệnh nhân, không loại trừ một ai, cũng giống như Thầy giáo, không chọn lựa học trò cho mình. Người Thầy thuốc sẽ không hỏi tại sao họ lại mắc bệnh đó mà không phải là bệnh khác, họ chỉ tìm nguyên nhân của căn bệnh và chạy chữa hết mình. Thầy giáo cũng vậy, luôn hết mình với từng học sinh, dù có học sinh giỏi văn, có học sinh giỏi toán, có học sinh lạc quan, có học sinh bi qua, … với mỗi học sinh, họ không hỏi tại sao mình lại gặp một học trò như vậy, họ chỉ nghĩ rằng, mình sẽ giúp người đó ra sao. Với tất cả học trò của mình, người Thầy giáo đều hết mình giúp đỡ.

Người Thầy giáo còn là người đầu bếp, là người tạo ra những món ăn hợp khẩu vị, bổ dưỡng dành cho học trò, đó chính là những bài tập, những trò chơi, những bài học phù hợp với mỗi một học trò. Lượng thông tin kiến thức rất nhiều cũng như nguồn thực phẩm trên thị trường, cần có những bàn tay của người đầu bếp để chế biến thành những món ăn hợp với văn hóa và sở thích của mỗi người mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho người thưởng thức món ăn đó. Những bài giảng của Thầy giáo cũng vậy, vừa phù hợp với học trò, vừa phát triển tiềm năng của học trò mình, cũng cần có nhiều hình thức phong phú trong cách truyền đạt để kích thích trí tò mò, óc tưởng tượng, thế mạnh của học trò. Một đầu bếp sẽ không chế biến những món ăn mà họ thích, họ chế biến những món ăn mà người ăn ưa thích, người Thầy giáo không nói những gì mình biết, họ nói những gì học trò của họ đang cần. Một đầu bếp khi nấu ăn sẽ dành tâm huyết và tình cảm của mình vào từng món ăn, họ sung sướng khi người ăn hài lòng về món ăn đó, họ cũng sung sướng khi món ăn của mình đem lại dinh dưỡng cho những người thưởng thức. Thầy giáo cũng vậy, họ dồn tình cảm và tâm huyết với những lớp học họ đứng, họ cái tôi là, họ yêu quí những gì mình tạo ra và hết mình để những học trò của mình hạnh phúc và trưởng thành.

Không chỉ là một Thầy thuốc, một đầu bếp mà Thầy giáo còn là một người làm vườn tận tụy, người ươm mầm và chăm sóc cho những mầm cây đó lớn lên, khỏe mạnh. Khi bạn ở vai trò của một người làm vườn, bạn sẽ thấy, để cây lớn lên, cần chọn những hạt giống tốt nhất, người Thầy giáo cần chọn những câu từ, những suy nghĩ đúng đắn để gieo vào đầu học viên của mình. Khi là một người làm vườn, bạn cần chăm cho những hạt giống đó lớn lên theo chế độ khác nhau qua từng thời kỳ, từ lúc trước nảy mầm đến nảy mầm và sau nảy mầm, khi cây ra lá, ra hoa và ra quả, mỗi giai đoạn sẽ có một hình thức chăm sóc đặc biệt và riêng biệt. Cũng giống người Thầy giáo, mỗi giai đoạn phát triển của học trò, cần một cách giáo dục riêng biệt, cấp 1, cấp 2, cấp 3 và đại học, mỗi giai đoạn là một cách truyền đạt và giáo dục phù hợp. Nếu là một người làm vườn bạn sẽ thấy, công việc đó cần thời gian và sự kiên trì. Không phải trồng hạt giống hôm trước thì hôm sau sẽ được một cây cổ thụ, thầy giáo cũng vậy, kiên trì với học trò của mình và họ hiểu rằng để thay đổi một con người không phải là công việc một sớm, một chiều. Bác Hồ của chúng ta cũng đã từng nói “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” Nếu là một người làm vườn, bạn sẽ hạnh phúc và sung sướng biết bao khi những mầm cây mình chăm sóc lớn lên và phát triển hàng ngày, đến khi nó ra hoa kết trái, bạn hạnh phúc không phải vì cây cho mình nhiều trái mà bạn hạnh phúc vì cây mình chăm đã trưởng thành. Người Thầy giáo cũng vậy, khi học trò của mình lớn lên và thay đổi, khi học trò của mình trưởng thành, chính người Thầy sẽ là người hạnh phúc nhất.

Có một bài hát đã hát rằng “Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo, khi đến trường cô giáo như mẹ hiền, cô và mẹ là hai cô giáo, mẹ và cô giống hai mẹ hiền”, thầy giáo thật sự có vai trò quan trọng với cả một đời người. Nếu như giáo dục là nguyên khí của quốc gia thì người Thầy giáo chính là người tạo ra và phát triển nguyên khí đó. Như người Trung Quốc đã nói: Sống trên đời điều cần nhất là có một mớ đệ tử, dăm ba thằng bạn và một người Thầy, Thầy giáo.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Ba người thầy vĩ đại

    19/11/2019Minh BùiNgười thầy là người thông qua đó ta bắt đầu học cách học hỏi. Người thầy cũng như một hồ nước nơi chúng ta đang học bơi. Một khi chúng ta đã học được cách bơi, cả đại dương mênh mông là của chúng ta...
  • Thư của một thầy giáo gửi học trò nhân ngày 20-11

    19/11/2017Lê Thị Liên HoanTuy vẫn tôn trọng những thứ đó, nhưng Tý ơi, thầy nói thật với em nếu mấy chục năm dạy học, thầy chất tất cả các món quà ấy trong phòng thì chắc chắn thầy đã ở trên nóc nhà từ lâu rồi, do nhà thầy rất bé.
  • Thư gửi thầy giáo

    20/11/2015Lê HoàngĐến giờ phút này em mới dám cầm bút viết thư cho thầy. Không phải vì em bận (em còn bận gì nữa đâu!), không phải vì em lười, mà vì em cần có thời gian tìm ra con đường của mình...
  • Người thầy trong thời đại mới

    20/11/2013Hà Văn Thịnh"Cơn bão" của thời kinh tế thị trường, toàn cầu hoá, net hoá đang ào đến mọi ngõ ngách xã hội; một mặt, khẳng định vị thế ngày càng quan trọng hơn của người thầy; mặt khác, nó "định nghĩa lại", quy nạp lại hai chữ làm thầy...
  • Người kinh doanh kiểu Ông Thầy Giáo

    16/12/2008Hoài NamĐã đụng vào kinh doanh bất kể kinh doanh món gì, người ta đều phải nghĩ tới trước tiên là cái việc làm sao kinh doanh cho có lời. Phải có lời, thì những mục đích thứ hai, thứ ba, thứ n... (hoạt động từ thiện phúc lợi xã hội, bảo trợ nghệ thuật, nâng cao dân trí v.v... ) mà doanh nhân ôm ấp mới có cơ thực hiện được bằng không là nói suông hoặc mơ mộng hão...
  • Kinh nghiệm là người thầy tốt nhất của marketing

    07/07/2005Kinh nghiệm cá nhân là người thầy tốt nhất, hay ít ra đó cũng là nguyên tắc chỉ đạo phía sau trào lưu "marketing trải nghiệm" (experiential marketing) đang dấy lên hiện nay.
  • Phỏng vấn một thầy giáo

    16/12/2003Một cuộc nói chuyện toát lên thực trạng giáo dục Việt Nam là học tập quá tải và máy móc dập khuôn...
  • Bắt đầu từ người thầy

    30/11/2003NGUYỄN THỊ OANHNhắc đến vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy, người ta thường nhắc đến trang thiết bị hiện đại như phòng thí nghiệm, phương tiện nghe nhìn, học cụ... và thường lại quên điều chính yếu nhất. Đó là sự đổi mới trong tư duy và cách dạy của người thầy cùng sự chủ động hưởng ứng của người học. Từ ngàn xưa Lão Tử đã nói: “Cái gì ta nghe ta quên, cái gì ta thấy ta nhớ, cái gì ta làm ta biết”. Phải tự mình làm mới biết...
  • Để có chất lượng cần nhất là cái tâm của người thầy

    20/11/2003Tại cuộc gặp mặt với các đại biểu Quốc hội trong ngành giáo dục (GD) ngày 29-10-2003, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Nguyễn Minh Hiển đã cho biết quy mô học sinh (HS) ở bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông đều tăng hơn năm trước và sẽ tiếp tục tăng nữa. Như vậy, ngành GD-ĐT sẽ vẫn phải tiếp tục giải một bài toán khó và ngân sách dành cho GD, cơ sở vật chất trường lớp cũng như đội ngũ giáo viên ...
  • Chất lượng giáo dục bắt đầu từ người thầy “thật”

    18/11/2003Thầy ở đây gồm toàn bộ nhân sự trong ngành giáo dục từ thấy nhất đến chóp bu, từ người đứng lớp đến nhà quản lý. “Thật” liên quan đến nhiều mặt...
  • Mở rộng năng lực sáng tạo của những người thầy

    10/02/2003hãy mở rộng không gian sáng tạo của các nhà giáo Việt Nam, cho các thầy giáo Việt Nam để họ có điều kiện phát huy nội lực của mình, trở thành các nhà trí thức ưu tú, xuất sắc của dân tộc, những bậc thầy không những của thế hệ trẻ mà còn của đất nước, xứng đáng là những sứ giả về tư tưởng, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, của chủ nghĩa nhân văn Việt Nam và của trí tuệ thời đại, trong thế kỷ 21.
  • xem toàn bộ