Thế giới này có phẳng?

09:25 CH @ Thứ Ba - 27 Tháng Sáu, 2006

Thế giới ban đầu đượcxem là phẳng. Mấy thế kỉ trước Galieo “làm" chonó thànhhình cầu. Bây giờngười ta lại bảonhau: phẳng rồi. Thuậtngữ "thế giớiphẳng" bắtđầu hành trình đi vào ngônngữ của các bậc trí giả Việt Nam.

Nhưng chả lẽ chúng ta đã bắt đầu đượcsống trong thế giới phẳng. Ởđó cơ hội (vàcòn hơn thế nữa) làđồng đều chomỗi người thật rồi sao?

Thế giới không giống nhau vớimọi người.Nó là cáimỗi người cảm nhận. bằng tất cả giác quan, trithức và truyền thống vănhoá mà họ có với tất cảnhững gì xảyđến vớihọ. Bởi thế nếu nhìn xa hơn những trang giấy về thế giớihọc kỷnguyên công nghệ thôngtin người ta sẽ nhận ra rằng còn lâu thế giới mới là “phẳng".

Phẳng làmsao được khimà cuộc chơi toàn cầu đang đượclãnh đạo bởimột quốc giatự viphạm những giá trị nhân văn rao giảngmà điểnhình là truyền thốngkhai chiếnbằng dối trá vànhững trò “bẩn" khác đangmở mắt chúng ta trong quá trìnhhội nhập.

Phẳng làmsao được khimà đất nước muốn “xây đời" một cách “có đạo" mà vẫnchưa có triết lí"tốt đời đẹp đạo” loanh quanh với những giáo điều thủa cònđối lập.

Phẳng làmsao được khimà lời vàngtuôn ra để chonhững đồng tiền chuyển giá tiếp tụcđược bảohộ và những khoảntiền còm trở thành cứucánh cho ngân sách quốc gia, khimà có quyền làcó hành để cho quân bàiđô-mi-nô cuối cùng úp mặtxuống đất gánh chịumọi taiương.

Phẳng làmsao được khi những đồng tiền vaynợ đến đời con cháu được chia bởinhững người"tốt cho đến trước khi bị truytố” mà dường như phương án củahọ là di dânsang bên chủ nợ khi đến hạn trả.

Phẳng làmsao được khimỗi người tham gia giao thông lìlợm lao xe giành chỗ trống bất kể luậtđi và những hệ luỵ xảy ra ngay sau đó.

Phẳng làmsao được khimà, xét cho cùngcon người vẫn chưa đủ tiến hoá đểsống theo lí trí, khimà bảnnăng đang thắng thế ởmọi quymô của xãhội, khi mà việc làm ranước không quan trọng bằng việc giành lấymột chỗ trũng.

Vâng, thế giớicó phẳng. Phẳng như nhà cáisòng phẳng vớinhững con bạc, bất kểở đó đang dùng công nghệgì.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Người đàn ông gồ ghề trong "thế giới phẳng"

    19/06/2006Lưu Quang ĐịnhThế giới phẳng là tên cuốn sách thứ 13 trong tủ sách SOS2 mà TS.Nguyễn Quang A vừa dịch xong, sắp xuất bản. Tác giả sách là Thomas Friedman, một nhà báo nổi tiếng của tờ New York Times. Sách nói về toàn cầu hoá và công nghệ thông tin, về cuộc tấn công của "bầy thú điện tử" - những tập đoàn đa quốc gia - cùng cơ hội và thách thức của mỗi con người, doanh nghiệp, quốc gia trước cuộc tấn công đó...
  • Thế giới phẳng hay không?

    06/04/2006Nguyễn Vạn PhúSau thành công với cuốn Chiếc Lexus và cây ôliu, Thomas Friedman lại vẫn là tác giả viết về đề tài “toàn cầu hóa” thành công hơn cả khi tung ra cuốn Thế giới là phẳng vào tháng tư năm ngoái và đến cuối năm bán được trên 1,1 triệu cuốn. Tuy nhiên, giới học giả nghiên cứu và giới phê bình, điểm sách lại không ngớt chê bai đủ điều về cuốn sách này. Vì sao có chuyện lạ thế?
  • “Thế giới phẳng” và Việt Nam chúng ta

    31/03/2006Nguyễn Trung“Thế giới phẳng” của Thomas L. Friedman giống cái bánh mỳ nóng mới ra lò, người mua háo hức như đã từng háo hức với “Chiếc xe Lexus và cây ô-liu” cũng của ông ta cách đây dăm năm. “Phẳng” với ý nghĩa quá trình toàn cầu hóa kinh tế kéo theo quá trình toàn cầu hóa mọi mặt đời sống xã hội loài người trên hành tinh này đi vào “luật chơi chung”...
  • Toàn cầu hoá: Cuối cùng đó là một trái đất phẳng

    05/02/2006Thomas L. Friedman, “It’s a Flat World, After All”, The New York TimesNăm 1492, Christopher Columbus vượt biển tới Ấn Độ, đi về hướng Tây. Ông trở về quê hương và tuyên bố: “Trái đất tròn”. 512 năm sau, tôi cũng bay tới Ấn Độ bằng máy bay hãng Lufthansa. Tôi đi về hướng đông. Trở về nhà tôi thì thầm với vợ mình: “Trái đất phẳng”...