Thế nào là suy nghĩ nghiêm túc?

08:41 SA @ Thứ Năm - 29 Tháng Mười Hai, 2005

Những người suy nghĩ nghiêm túc là những người theo chủ nghĩa hoài nghi tự nhiên. Họ tiếp cận hoàn cảnh với thái độ hoài nghi giống như khi tiếp cận với những lời nhận xét nói theo một cách nào đó.

Những người suy nghĩ nghiêm túc không có quan điểm ta là nhất đối với mọi thứ. Họ cởi mở với các ý tưởng và viễn cảnh mới. Họ sẵn sàng thách thức lòng tin của mình và tham gia các hành động cạnh tranh sáng suốt.

Không phải lúc nào ai cũng có thể hành động một cách hoàn toàn sáng suốt và hợp lí. Chúng ta thường thông đồng với các lợi ích cá nhân. Chúng ta thường khoe khoang, khoác lác, phóng đại và nói nước đôi. Chỉ có con người mới mong muốn được công nhận những hiểu biết, quyết định hơn người hay là duy trì các đức tin ban đầu của mình. Tuy nhiên trong quá trình làm vừa lòng cái tôi của mình, chúng ta thường phủ nhận sự hiểu biết và các cơ hội. Có thể không phải lúc nào chúng ta cũng cần áp dụng kĩ năng suy nghĩ nghiêm túc nhưng chúng ta nên có sự chuẩn bị cho những kĩ năng này vì có lúc chúng ta sẽ cần đến chúng.

Suy nghĩ nghiêm túc bao gồm sự kết hợp phức tạp của các kĩ năng, trong đó nổi bật là các kĩ năng sau đây:

Tính hợp lí

Chúng ta suy nghĩ khiêm túc khi:

  • Tin tưởng vào lí trí hơn là cảm xúc
  • Đòi hỏi sự rõ ràng , bác bỏ những yếu tố mơ hồ , làm theo những yếu tố có thể dẫn dắt
  • Quan tâm đến việc tìm ra những giải thích hợp lí hơn là việc phân tích rõ ràng tình trạng lộn xộn và đặt ra câu hỏi.

Hiểu được chính mình

Chúng ta suy nghĩ nghiêm túc khi:

  • Cân nhắc cẩn thận tầm ảnh hưởng của các động cơ và thành kiến .
  • Nhìn nhận ra những thành kiến, quan điểm, giả định riêng của mình .

Thành thật

Chúng ta suy nghĩ nghiêm túc khi nhận ra những xung lực của cảm xúc, những động cơ ích kỉ cá nhân, những mục đích bất chính hay một số kiểu tự dối mình khác.

Sẵn sàng tiếp thu cái mới

Chúng ta suy nghĩ nghiêm túc khi:

  • Đánh giá được tất cả những kết luận có lí
  • Cân nhắc hàng loạt quan điểm hay triển vọng có thể xảy ra.
  • Chấp nhận sự giải thích hay mô hình cũng như kiểu mẫu mới bởi vì nó giải thích rõ ràng hơn , đơn giản hơn hay là có ít mâu thuẫn hơn hoặc là bao trùm nhiều dữ liệu hơn.
  • Chấp nhận những ưu thế mới trong việc hưởng ứng sự đánh giá lại các yếu tố hay những mối quan tâm chính đáng của chúng ta
  • Không phản đối những quan điểm không phổ biến.

Kỷ luật

Chúng ta suy nghĩ nghiêm túc khi chúng ta:

  • Tỉ mỉ , kĩ lưỡng , thấu đáo mọi khía cạnh
  • Kháng cự những lôi kéo và kêu gọi phi lí
  • Tránh việc vội vã phán xét .

Đánh giá

Chúng ta suy nghĩ nghiêm túc khi chúng ta:

  • Nhận ra sự xác đáng và (hoặc là) giá trị của sự gánh vác thay thế và viễn cảnh .
  • Nhận ra quy mô và sức nặng của tính rõ ràng

Tóm lại là:

Những người suy nghĩ nghiêm túc là những người theo chủ nghĩa hoài nghi tự nhiên. Họ tiếp cận hoàn cảnh với thái độ hoài nghi giống như khi tiếp cận với những lời nhận xét nói theo một cách nào đó.

Những người suy nghĩ nghiêm túc chủ động chứ không bị động. Họ đặt ra các câu hỏi và phân tích chúng, họ chủ ý áp dụng các chiến thuật và phương pháp để khám phá các ý nghĩa hoặc là bảo đảm cho sự hiểu biết của mình.

Những người suy nghĩ nghiêm túc không có quan điểm ta là nhất đối với mọi thứ. Họ cởi mở với các ý tưởng và viễn cảnh mới. Họ sẵn sàng thách thức lòng tin của mình và tham gia các hành động cạnh tranh sáng suốt.

Suy nghĩ nghiêm túc khiến chúng ta nhận ra một loạt phép phân tích chủ quan đối với những số liệu khách quan khác và đánh giá xem các phân tích đó làm hài lòng chúng ta đến mức nào. Thực tế luôn luôn là thực tế nhưng cách chúng ta nhận thức chúng thì rất đa dạng .

Bằng cách đối chiếu với những người suy nghĩ không nghiêm túc, bị động chúng ta thấy rằng họ chỉ có một sự quan sát đơn giản thái quá về thế giới xung quanh .

Họ thấy mọi thứ chỉ trong hai màu trắng hoặc đen hoặc là cả hai hơn là nhận thức được sự đa dạng của những khả năng có thể.

Họ thấy các câu hỏi chỉ có thể có câu trả lời là “có“ hoặc “không“ mà không có sự phân biệt tỉ mỉ nào hết.

Họ thất bại trong việc nhìn ra tính liên kết và phức tạp

Họ thất bại trong việc tìm ra các yếu tố có liên quan đến nhau

Những người suy nghĩ không nghiêm túc luôn coi mình là nhất trong mọi quan thứ:

  • Họ cho rằng chỉ có lập luận của họ là đúng
  • Họ cho rằng những viễn cảnh họ đặt ra là khôn ngoan nhất
  • Họ cho rằng các mục tiêu của họ có cơ sở vững chắc nhất
Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Muốn tồn tại thì phải học, và học để sống tốt hơn

    07/08/2018Tiến sỹ Nguyễn Hữu LamTổ chức được xem là một "cơ thể sống" thường xuyên phải hoàn thiện. Do vậy, tổ chức phải tạo ra những cơ hội để mọi thành viên liên tục học tập, chia sẻ kiến thức tích lũy được để giải quyết vấn đề cụ thể của tổ chức.
  • Quá trình đưa ra một quyết định

    17/11/2012Để giảm thiểu những rủi ro, bạn cần ý thức được một quy trình đưa ra quyết định đúng...
  • 9 kỹ năng “mềm” để thành công

    25/12/2005Phạm Thu ThúyBạn nghĩ rằng người ta sẽ rất ấn tượng với hàng loạt các bằng cấp của bạn, một số lượng lớn các kinh nghiệm có giá trị và những mối quan hệ ở vị trí cao. Nhưng chỉ những điều đó thôi có thể không đủ để giúp bạn thăng tiến trong công việc. Bởi bên cạnh đó, bạn còn cần phải có cả những kĩ năng “mềm”...
  • Nguyên lý so sánh

    08/10/2005CTV Hồng HảiNguyên lý so sánh thể hiện ở sự khác biệt giữa cách đánh giá một vật theo những cách nhìn khác nhau, so sánh với vật khác...
  • Sáng tạo là gì?

    06/08/2005Là dám nghĩ khác và dám làm khác. Vậy thôi!
  • 1 + 1 = 2?

    07/07/2005Phan Đình DiệuKhoảng ba chục năm trước đây, lần đầu tiên đọc báo thấy có người đặt câu hỏi đó, tôi cũng đã ngạc nhiên bởi tính “phi lý” của nó, và rồi từ chỗ hoài nghi sự hiểu biết của mình về chính những điều cực kỳ đơn giản như “số 1 là gì?”, “số 2 là gì?”, “phép + có nghĩa là gì?”, và từ đó phải tự xét lại xem mình đã hiểu “1+1=2” có ý nghĩa như thế nào mà mình tin là đúng?
  • Nguyên tắc SMART trong nghệ thuật quản lý thời gian hiệu quả

    06/07/2005Cuộc sống ngày nay với sự đòi hỏi ngày càng cao trong công việc bắt buộc chúng ta phải có kỹ năng làm việc tốt để có thể thích nghi được với nó, đạt được kết quả cao trong công việc cũng như cân bằng được cuộc sống cá nhân và gia đình. Tuy nhiên, với quỹ thời gian bất biến thì không phải lúc nào chúng ta cũng có thể giải quyết hài hoà được việc này. Mỗi ngày có 24 tiếng, một tuần có 7 ngày, 1 tháng có 30 ngày và một năm qua đi chỉ sau 365 ngày. Nhưng luôn luôn chúng ta cảm thấy thời gian đó chưa đủ và ta như những kẻ mắc tội đánh cắp thời gian của gia đình và cá nhân. Vậy thì tại sao trong một chứng mực thời gian nhất định, có người chẳng làm nên trò trống gì trong khi một số người làm được vô khối việc lớn lao to tát?
  • Tại sao?

    02/07/2005Vi Thị Thương Thương
    Chúng ta đang sống trong một thế giới của những câu hỏi “tại sao”. Một câu hỏi tuy đơn giản nhưng để trả lời bằng thực tiễn thì không dễ chút nào. Khi còn là những cô bé, cậu bé chúng ta đã không ít lần đặt cha mẹ vào những tình thế khó xử bởi nhũng câu hỏi “vì sao thế này” hay “vì sao nó không làm ngược lại”.
  • Phương pháp tư duy sáu chiếc mũ (Six Thinking Hats)

    30/06/2005- Là một kĩ thuật được thiết kế nhằm giúp các cá thể có được nhiều cái nhìn về một đối tượng mà những cái nhìn này sẽ khác nhiều so với một người thông thường có thể thấy được. Đây là một khuôn mẫu cho sự suy nghĩ và nó có thể kết hợp thành lối suy nghĩ định hướng (lateral thinking).
  • xem toàn bộ