Thế nào là sự tự phản bội?

10:23 SA @ Thứ Hai - 10 Tháng Năm, 2010
Khi ta nhìn người khác là những con người như ta, chúng ta hiểu rằng ai cũng có những nhu cầu về tình cảm, lợi ích, cũng có những nỗi hy vọng và nỗi sợ hãi giống như mình. Và có những tình huống trực giác bạn mách bảo bạn nên làm một điều gì đó đối với người khác xuất phát từ sự hiểu người kia. Ví dụ như bạn muốn giúp người khác muốn vào thang máy khi thang sắp đóng lại, bạn muốn chia sẻ thông tin với người khác để người kia làm việc hiệu quả hơn, muốn tăng thu nhập cho người khác bởi người khác đã lâu không lên lương mà đóng góp cho công ty thì ngày một nhiều… Nhưng bạn lại không làm được những điều bạn cảm nhận. Như thế là bạn đã “tự phản bội”.

Sự tự phản bội là hành động ngược lại điều mình thấy bản thân nên làm cho người khác. Khi đã tự phản bội, con người bắt đầu nhìn nhận thế giới qua lăng kính biện minh cho sự tự phản bội của mình. Qua lăng kính ấy, bạn sẽ nhận định về thực tế, về người khác méo mó, mà cá nhân không biết rằng mình đã bóp méo thực tại. Sự tự phản bội là nguyên nhân đẩy con người ta vào trạng thái “nhốt mình trong hộp”.

Nhiều vị quan chức hay người được dân, người khác trao quyền, ủy quyền cho, thường nghĩ rằng mình luôn hành động một cách chu đáo, cẩn thận, tài ba như một người lương thiện bình thường, khách quan khi nắm vị trí tương tự; hoặc khi nào đó khó khăn thì sẽ xử sự bằng cách làm hay không làm một việc gì đó dựa theo lời khuyên của những người tư vấn khác, dựa theo các thông tin do cấp dưới cung cấp mà có lý do để tin rằng những thông tin đó chính xác, có thể kiểm chứng; còn nếu làm gì vượt thẩm quyền thì phải được sự đồng ý của cấp trên hoặc có nghị quyết cho phép. Thế nhưng chức quyền làm họ không làm như vậy và thất tín, “tự phản bội” lại.

Đây là sơ đồ với tình huống “tự phản bội”: Bud bị đánh thức bởi tiếng khóc của em bé David lúc đó khoảng 4 tuổi. Bud nhìn đồng hồ, lúc ấy gần một giờ sáng và nghĩ mình nên tỉnh dậy chăm David để chị vợ Nancy có thể ngủ được. Nhưng rồi Bud lại không làm điều đó, lại chỉ nằm đó nghe David khóc, để tự Nancy xoay xở với David…



Xem thêm: Giới thiệu sách "Lãnh đạo và sự tự lừa dối"...

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Câu chuyện Lòng Tin

    04/03/2020Nguyễn Tất ThịnhTrên chuyến tàu khách đường dài hàng ngày, các hành khách đã an tọa, nhiều người thiu thiu ngủ… Tàu bắt đầu lăn bánh….Hơn một giờ trôi qua, một phụ nữ trẻ mặc đồng phục ngành đường sắt đi dọc theo các toa tầu thực hiện nhiệm vụ kiểm soát vé...
  • Lòng tin

    26/01/2018Nguyễn Thúy ÁiLiệu người ta có sống được không khi không có lòng tin? Câu trả lời dường như quá dễ dàng, người ta chết vì thiếu cơm thiếu gạo, thiếu chất dinh dưỡng hay thuốc men chứ có ai chết vì thiếu lòng tin!
  • Từ chữ tín đến lòng tin

    13/11/2009Trần Trọng ThứcNếu giữ chữ tín là phẩm chất cao quý trong đời sống kinh doanh thì sự bội tín không chỉ làm tha hóa bản thân mà còn gây tác hại cho nhiều người. Thực tế xã hội không thiếu những vụ việc xem thường chữ tín dẫn đến hậu quả vô cùng to lớn.
  • Thầy - trò thản nhiên gian dối trong học tập, thi cử

    26/12/2003Nhiều năm qua, nạn gian dối trong thi cử ngày một phổ biến, không chỉ ở học sinh mà cả giáo viên và các cán bộ giáo dục, không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn. Điều đáng nói là tất cả đều thản nhiên như không khi bị bắt gặp có hành vi “quay cóp” hay “bố trí giúp đỡ” thí sinh...