Thôi thế là hết năm!

05:51 SA @ Thứ Bảy - 13 Tháng Hai, 2010

Như một trò trêu chọc quá đà, năm nào Tết cũng (vẫn phải) đến, mà lần nào cũng khiến người ta giật thót mình một cái, như thể bất ngờ, như thể giả vờ.

Bần thần nhìn nhau “Ừ nhỉ, nhanh thế. Vừa năm ngoái xong”. Thây kệ ai hốt hoảng, ngơ ngác, chằng chịt lo toan ngày Tết bắt đầu lan tỏa. Những mớ bòng bong rối tung lên. Tất
nhiên, trừ bọn trẻ nít chỉ ham nghỉ học với nhận tiền mừng tuổi.

Trong các nhiệm Sở, không khí lao đông chảy với tốc độ của dòng sông bị rác lấp đầu nguồn. Người người đi câu, từ sếp đến quân. Câu gì? – Câu giờ. Chỉ có dân đen là khổ, vì “cuối năm, bận lắm, có gì để sau Tết đi”. Bận thật ý chứ, đùa đâu! Nữ công chức ngơi tay trồng rau nuôi bò trên mang thì lại chụm đầu vào hội bàn xem năm nay qua “ải mẹ chồng” món gì để mồng một vác mặt sang muộn không bị lườm cho sém đuôi lông mày mới thêu lại. Trong khi đó, nam công chức và quan chức cấp phòng thì âm thầm hơn, tay nhấp chuột luyện công phu, đầu xoay vần kế hoạch lần này “cửa” nào là quan trọng. Chúng nó “đi” bao nhiêu? Ăn thua có mỗi dịp này thôi, quyết không để cái ghế ấy rơi vào thằng vừa cho mình ké một hơi của điếu thuốc cuối cũng còn lai. Gì thì gì, công tư vẫn cứ phải riêng ra! Sau này mình lên rồi, mình cho nó cả tút, hơi bị lịch sự.

Trẻ ranh mong Tết để có quần áo mới, “gặt cám giấy” cho lợn đất ăn, chơi bơi xả láng tẹt ga vượt múc cấm đoán ngày thường. Người già mong con cháu về sum họp đầy nhà. Chỉ có các bậc cha mẹ ở tầng giữa là khổ, lo lắng bạc cả người mà chỉ trông vào niềm vui (thường là) bé tí: thưởng Tết. Thưởng càng to thì nỗi hớn hở lai phồng lên một tẹo. Mà gian nan thay con đường đến với nó, nhọc nhằn như đầu năm chen chân trẩy hội chùa Hương không có cáp treo. Nào thì bình bầu tưởng nghẹt thở, tranh luận đứt hơi, người chém gió, người cảm lạnh, đến nỗi trong danh sách công việc trù bị năm sau còn cẩn bổ sung thêm vài thứ: máy trợ tim, bình ôxy, dầu gió loại 1, nếu Có thể thì thêm vài cái chăn chuyên dụng.

Bầu rồi, bình rồi, ai ấm ức ai vui sướng thì cũng đành phải chịu. Ðến đoạn làm toán, phép chia. Lại thêm vài sợi (tóc) chia tay sếp ra đi trong cuộc chiến mang tính chất cân não sống còn. Cái cân tiểu ly vô hình dù đo thế nào cũng lệch, vì não sếp sắp đến tuổi nghỉ hưu, mà cái bà vợ béo vụng về ở nhà chỉ biết nhận và móc ruột phong bì vứt vỏ, lú lẫn giữa chú béo và chú gầy, cô cao cô thấp. Chiến trường phòng họp được giữ nguyên qua giờ ăn trưa trong khi điện thoại của sếp ngoài vùng phủ sóng. Ðau đầu lắm thay!

Hết năm, rất nhiều thứ cần phải tổng kết. Cả thành phố chìm nổi trong những nồi lẩu, bơi sấp ngửa các tư thế. Đám thương gia rượu lậu vùng biên cười phe phé vì sau đợt này ối thằng phải nằm viện rửa ruột. Chủ hãng bia sướng, nhờ “khan hàng” với “trượt giá”.

Tết là thời điểm để các dự án liên quan tới xây dựng chạm mức hoàn thành tiến độ thi công. Công nhân làm ngày làm đêm, gấp rút tăng ca giảm thời gian cho cơ bắp phục hồi. “Các công trình trọng điểm” sau gần năm nằm duỗi nay được hoàn thiện với tốc độ chóng mặt. Bà con ngoại thành thì được phen luyện cơ tim xoay tiền cá độ, chủ đề toát mô hôi hột vì sao “lô” đợt này đánh “to” thế. Dân buôn bán trên phố, vừa luôn tay cân đếm, vừa một lòng oán thán cái ông công chính, cứ nhằm lúc buôn bán bận rộn thì đào với đắp thật lực, chả chán sao.

Ngành ngân hàng cũng đương phải làm việc hết công suất. Cuối năm, người cần tiêu nhiều hơn người cần cất, vậy là nhóm rút luôn tay. Máy ATM không quen làm việc quá tải, cứ thi nhau lăn ra nghỉ giao dịch, cáo lỗi hệ thống, nuốt thẻ, nhầm tiền. Bộ phận đòi nợ cũng quýnh cả lên, nợ đọng quá hạn nhiều thì chờ đấy mà ăn thưởng. Chỉ có nhóm đổi tiền là cười, vì mẹ chồng mẹ vợ đều vui, họ hàng bạn bè thân sơ cũng được thơm lây, nhất là cái đám buôn bán ở quanh chùa chiền là yêu các anh các chị nhất đấy!

Rộn rịp nữa là anh xe khách với các loại dịch vụ ô tô. Người đi lễ, kẻ về quê, người đánh hàng buôn chuyến, kẻ kiếm chác thêm một chuyến du lịch xa trước khi cắm cúi vào núi việc lo toan... Kệ, xăng tăng hay chững không cần biết, giá xe cứ tăng thôi. Bốn bánh là cứu cánh vĩ đại. Lăn tăn thì chịu khó hít bụi ngửi khói cưỡi hai bánh, kêu ca nỗi gì.

Từ tháng chạp, các bà các mợ bắt đầu rôm rả với những chuyện lo lắng rất đàn bà. Ðề tài nóng hổi không cũ là thực phẩm - những thứ đắt hơn ngon. Trước là để cúng các cụ sau rỗi đổ vào mồm con cháu tuốt tuột, phẩn tồn đọng đã có lợn nhà hàng xóm giải quyết nốt. Chẳng gì cũng là dịp để chứng tỏ khả năng đảm đang thu vén gia đình, ối người nhìn vào mà xoa xuýt ghen tị. Tháng cận Tết chứng minh khả năng kiếm tiền và tiêu tiền của dân ta thuộc dạng... rất khá. Không tin cứ ra đường thì biết. Giá cứ tăng, đồng tiền cứ tụt, mà người người vẫn cứ mua. Người ta đang mua với sức mua của nhiều quý cộng lại. Bởi có những món hàng cả năm chỉ phục vụ cho công tác nghiên cứu và cân nhắc, nhân lẩn này được quyết rất nhanh. Tất cả cứ xoay vòng vòng trong cái ma trận đảo điên của khuyến mại với giảm giá. Rút ví xỉa tiền thật lực, đến nỗi quên mất mua tí sâm để dành ra giêng nằm ngậm, với vật vã dấu hỏi “Giờ trông vào đâu?”.

Mua Sắm đủ thứ, vẫn không quên nhiệm vụ làm đẹp cho nhà đón xuân. Vậy là xông pha chợ đào quất Bắc Bộ với mai vàng trời Nam. Hương sắc Ðà Lạt muôn màu cũng tụ cả về đây, nằm ngất lịm chờ trong các tủ lạnh to nhỏ. Yêu thì yêu lắm, xót thì xót lắm tấc đất tấc vàng Nhật Tân, Quảng Bá mỗi ngày mỗi hẹp. Loanh quanh đâu lại vào đấy, vớ phải chậu bonsai trĩu quả gắn với thân bởi keo năm linh hai. Đành thở dài trách mình vậy.

Thôi thì đằng nào cũng thế. Tết đến thì cứ đến đi. Lo cả năm cũng được ba ngày rảnh rang hưởng thụ. Nếu thẳng thêm ti đỏ đen thì cũng là trọn vẹn lắm rồi.

Tết ơi!

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Mạn đàm tập tục Tết

    22/01/2020Bùi Đức Anh TúNăm nào cũng vậy, sau lễ cúng ông công ông táo, mọi gia đình quét dọn nhà cửa, sắm lễ, treo câu đối, đoàn tụ ăn bữa cơm tất niên để đón năm mới. Tết đến, mọi người chúc nhau mạnh khỏe, may mắn, chúc bạn bè gần xa nhiều tài nhiều lộc.
  • Chăm chút bàn thờ ngày Tết

    22/01/2020Kim ThoaThờ phụng tổ tiên là một trách nhiệm có tính cách luân lý đối với người Việt Nam, nó thể hiện cho nhu cầu được phát lộ tình cảm và niềm tin huyết thống trong môi trường gia đình.
  • Việc nên làm cuối năm

    27/12/2017Nhất NguyênCuối năm là thời gian mà các doanh nghiệp thường bận rộn với nhiều việc, từ các công việc đối nội như xem xét lại các quy trình làm việc, đánh giá thành tích làm việc của nhân viên cho đến các công việc đối ngoại như rà soát lại hệ thống phân phối, tổ chức các sự kiện, Hội nghị khách hàng…
  • Suy nghĩ cuối năm về những điều ngộ nhận

    21/12/2009Phạm Văn VĩnhMặc dù đã 65 tuổi, đã lăn lộn trên nửa thế kỷ với bảng đen, phấn trắng, những tưởng mình học nhiều, đọc nhiều, sách mua cũng lắm, đài nghe và xem cũng nhiều, những tưởng như thế là mình không đến nỗi kém cỏi, nhưng vừa qua được xem cuốn phim do cá nhân thực hiện thì lại thấy mình còn quá nhiều ấu trĩ.
  • Món quà cuối năm

    18/12/2009Nguyễn Thị Thùy Dương
    Tôi thích những dịp tết về, vì đó là thời gian tôi được ở bên cạnh những người thân yêu của tôi cả một ngày chứ không phải chỉ trong chốc lát như những ngày bình thường. Tết về, gia đình tôi tụ họp, bạn bè tôi tụ họp, gặp lại những người tôi yêu quí và được hàn huyên với họ cả ngày trời....
  • Xuân du phương thảo địa

    27/01/2009Phan Cẩm ThượngLàm và chơi thời nào cũng vậy, nhưng đối với người ngày xưa làm thì chỉ cốt đủ ăn, chơi là để tiêu dao trong trời đất, không giống như con người ngày nay làm cốt thật nhiều tiền, chơi thì thủng trống long bòng mới thôi...
  • Tết lại nhớ Tết

    25/01/2009Hồ Đình GiangSài Gòn cũ ăn Tết rất rộn rã. Tâm lý "hiện sinh" thấm nhuần cả chuyện ăn Tết. Chơi Tết cho đã đi vì quanh năm ngất ngư lo toan bao nhiêu chuyện. Nghe mấy bản nhạc ban QVT là đã thấy ra không khí tưng bừng
  • Ngày cuối năm

    23/01/2009Trích từ blog của MoonMột tuổi Xuân nữa đang qua, khép lại bao nhiêu kỷ niệm vừa kịp đong đầy. Ôi, thời gian sao mà nhanh quá? Cuối năm, những bước chân còn lại dài lê thê, mệt mỏi. Ta cứ mải quanh quẩn với công việc
  • Tản mạn đôi điều về tháng Chạp

    23/02/2007Băng SơnCái gì Đầu Tiên bao giờ cũng đáng quí, đáng nhớ, đáng gọi thiêng liêng. Mối tình đầu tiên, bài thơ đầu tiên, bông hoa bói đầu tiên, đứa con đầu tiên, món tiền lương đầu tiên...Nhưng còn cái CuốiCùng thì sao? Một đời người chẳng từng phải qua những cái cuối cùng của đời mình lo toan vật vã, vui tươi hớn hở... nó đến tình cờ hay do sắp xếp, êm đềm hay tànkhốc... Phút cuối cùng của con tàu sau chuyến tốc hành, ta phải rời toa. Cái ngày cuối cùng của một tháng đen đủi, và tháng cuối cùng của một năm: Tháng Chạp, sau một năm dằng dặc có gặt hái và thất bát, có nồng nànvà lạnh băng, có chua chát và ngọt ngào...

  • xem toàn bộ