Thống kê tuyển sinh 2002: Một sự thật đáng báo động!

03:51 CH @ Thứ Ba - 11 Tháng Hai, 2003

Gần 90% thí sinh đã tốt nghiệp THPT và bước vào kỳ thi ĐH, CĐ với đề thi được đánh giá là "bám sát nội dung sách giáo khoa và nói chung là dễ" nhưng kết quả ra sao?

  • Tổng điểm thi bình quân của thí sinh trên cả nước chỉ là 8,3/30 điểm.
  • Hơn nửa triệu thí sinh (chiếm 67,5% số dự thi) có điểm ba bài thi chỉ đạt 0-10/30 điểm.
  • Có đến 339.888 thí sinh có điểm bình quân mỗi bài thi chỉ đạt 2 điểm trở xuống.

Kết quả này đã được Bộ GD-ĐT lần đầu tiên thống kê và sự thật ấy nói lên điều gì?

Ông Quách Tuấn Ngọc, Giám đốc Trung tâm CNTT-Bộ GD-ĐT: Đây là điều tế nhị!

Trong tổng số 832.854 thí sinh dự thi, điểm bình quân trên toàn quốc là 8,3/30 điểm, có ba thí sinh đạt 29,5 điểm thi ba môn, 11 thí sinh đạt 29 điểm... Ơ' hàng dưới, có 125 thí sinh đạt tổng cổng 0 điểm 3 môn, 8.411 thí sinh đạt 0,5 điểm, 14.658 thí sinh đạt tổng điểm là 1...

Với chỉ tiêu tuyển là 168.000 SV, nếu lấy từ trên xuống dưới điểm chuẩn trung bình năm nay sẽ là 13 điểm. Nếu lấy điểm sàn là 10 điểm thì tổng số thí sinh trúng tuyển là 226.869. Ngoài ra, tổng số thí sinh đạt 0-10 điểm là 556.533 em, chiếm 67,5%.

Ông Tuấn cũng cho biết, TP Hà Nội là nơi có chất lượng điểm thi cao nhất trên toàn quốc, với điểm thi trung bình là 11,7 điểm. Khi được hỏi ngoài Hà Nội, có thể nói thêm tiếp theo là tỉnh, thành nào không, ông nói: "Không, không thể nói được vì đây là điều tế nhị quot;

Giáo sư Hoàng Tuỵ: Cách dạy của ta làm HS u mê

Học tủ, bài mẫu, luyện thi, phao phiếc... cuối cùng là kết quả như vậy. Bản đồ phân hóa lại càng chứng tỏ giáo dục quá tồi, vì thường là trình độ giáo dục không như thế, đằng này giáo dục lại lệch về phía ít điểm, đó là bất bình thường. Nhiều thí sinh không đủ sức vẫn cứ thi vì xã hội có quá nhiều tiêu cực, ít hi vọng nhưng vẫn thi vì tin có may rủi, có thể quay cóp được, ai cũng trông mong vào chuyện ấy nên cứ nhào vào. Nếu nghiêm túc thì người ta không thi, do tổ chức không nghiêm túc, như vụ ĐH Thương mại nếu ở các nước đã phải ra tòa, quay cóp thì năm năm liền cấm không được thi...

Bài thi ĐH là thi ở trình độ cao thì khác, đề thi năm nay hoàn toàn ở trình độ phổ thông, nên trình độ phổ thông hiện nay là yếu. Cách chúng ta dạy học sinh hiện nay là hoc thêm quá nhiều, không có thời gian suy nghĩ thêm, học theo tủ, rồi luyện thi... làm cho u mê, đề thi ngoài một chút là vấp ngay...

TS Nguyễn Đức Nghĩa (phó giám đốc ĐHQG TPHCM): Cần hướng nghiệp HS kỹ hơn:

Theo đánh giá chung nầÂŽm nay đề thi ĐH không quá khó, điểm bình quân của thí sinh như thế là quá thấp. Chỉ có gần 15% thí sinh dự thi trúng tuyển, điểm này là điểm dưới mức trung bình. Do đó cần phải nâng cao chất lượng đào tạo ở bậc THPT hơn nữa. Nếu điểm sàn tuyển sinh ĐH là 10 điểm, sẽ có khoảng 50% thí sinh không đủ điểm trúng tuyển và sự cạnh tranh chỉ còn ở 50% còn lại. Tính luôn việc được hưởng ưu tiên khu vực và đối tượng thì số thí sinh có điểm 7,5 trở lên có cơ hội, còn số thí sinh có điểm từ 0-6 sẽ không có cơ hội. Số thí sinh diện này lên đến 41,2% là số không nên thi ĐH, cần phải được hướng nghiệp một cách kỹ càng để chọn bậc học thích hợp hơn.

Ông Nguyễn Thiện Minh (hiệu trưởng Trường THPT Mạc Đĩnh Chi, TPHCM): Hiệu trưởng các trường THPT "thấm đòn"

Đã từ lâu các trường chỉ quen dạy cho học sinh chương trình lớp 12 đủ để tốt nghiệp là coi như xong, phần còn lại giao phó cho những trung tâm luyện thi. Học sinh cũng có thói quen học qua loa ở phổ thông, mọi công sức dồn hết vào việc luyện thi đại học và chỉ nắm được kiến thức một cách nửa vời. Các trường THPT phải đổi mới phương pháp dạy học để truyền đạt cho học sinh của mình những kiến thức cơ bản và cần thiết, không chỉ để thi tốt nghiệp THPT mà cả thi đại học.

Th.S Trần Thu Mai (giám đốc Trung tâm tư vấn giáo dục - hướng nghiệp - việc làm, ĐH Sư phạm TPHCM): Phải thay đổi cách dạy và học

NầÂŽm nay đề thi tuyển sinh của Bộ GD-ĐT đòi hỏi thí sinh phải nắm chắc kiến thức cơ bản một cách toàn diện, hiểu rõ vấn đề và biết vận dụng sáng tạo những kiến thức ấy để giải bài tập. Đề thi dạng này đã làm cho nhiều thí sinh trật tủ, bối rối, không kịp xoay xở. Ví dụ như môn thi vật lý có nhiều câu rất dễ nhưng nhiều thí sinh không làm được vì "chưa đọc và chưa học bao giờ".

Nếu cứ theo đà này, cách giải quyết duy nhất là cả giáo viên và học sinh đều phải thay đổi phương pháp dạy và học. Giáo viên không thể dạy tủ, dạy theo kiểu luyện gà chọi; HS cũng không thể học vẹt, học theo kiểu cầu may mà phải dạy và học thật sự.

Nguồn tin :Tuổi trẻ

LinkedInPinterestCập nhật lúc: