Thử liệt kê những cách tham nhũng

08:34 SA @ Thứ Hai - 15 Tháng Mười Hai, 2008

Ở đâu có chính quyền, có quyền lực, ở đó có nguy cơ tham nhũng, lạm quyền vì tư lợi. Đó là thách đố muôn thuở với các xã hội văn minh. Nhưng điều quan trọng là cách mà người ta xử sự với những vấn đề, vụ việc đã và đang xảy ra để xây dựng lòng tin về một xã hội tươi đẹp hơn mà mọi người đều yên tâm, yên ổn, yên vui trong một cuộc sống có nhiều khó khăn.

Tôi xin thử liệt kê những thủ đoạn mà tham nhũng nảy nở, tồn tại, phát triển trong đó:

1. Dân trí thấp – thể hiện rõ nhất ở khả năng hiểu, sống, làm ăn, hoạt động chính thống trong khuôn khổ của Pháp luật. Nhiều bô phận dân chúng đã sai, mưu cầu lệch lạc, vị kỉ…điều đó đã tự làm họ mất tư cách đúng để tự bảo vệ và yêu cầu. Thêm vào đó có ‘tổ chức đại diện’ cho họ thực ra không đại diện gì cả ngoài chính ‘cái ghế tư lợi’ của một số người đang ngồi

2. Quyền lực cá nhân không ra mặt, thậm chí thường phát ‘tuyên ngôn trách nhiệm’, nhưng dựa vào chức năng quản lí Nhà nước ‘ nặng tính quyền lực + quan liêu’ để hành dân, khiến dân buộc phải dựa vào ‘bảo kê’. Và ‘bảo kê’ chắc hơn cả là Chính quyền. Trong cách thức đó những kẻ ‘tay chân’ không có mấy chức quyền, nhưng trong bộ máy, vẫn thường xuyên kiếm được tiền của dân để chia chác

3. Lợi dụng sự ‘ách tắc thủ tục’ của nền hành chính quan liêu, đặt dân vào tình thế phải nhờ vả, ghê hơn là kịch bản bị buộc phải ‘tự nguyện’ đưa tiền ‘bồi dưỡng’ kèm theo lời ‘cảm ơn sâu sắc’, thấy ‘may mắn’ vì được nộp tiền, được nhận tiền để được lưu ý tới việc của mình. Và ứng xử tinh vi là dân không nhận được lời cam kết cụ thể gì từ việc họ đã đưa tiền. Bởi vậy khó kết tội, đòi lại được tiền khi không được việc

4. Liên quan chặt đến điều trên, là kẻ có chức quyền nhận tiền hối lộ, tạo tình huống nhận tiền của dân gián tiếp qua một lí do khác, mối quan hệ khác, một kẻ khác ( Cò ) không trực tiếp can dự vào quá trình xét duyệt, quyết định những việc của đương sự, mà vì kì vọng tư lợi, đương sự mới bỏ tiền cầu cạnh.

5. Lập công ty ‘ma’ với pháp nhân dường như không liên quan đến kẻ nhận hối lộ, để người cần cầu cạnh bỏ tiền vào đó qua những hơp đồng giả. Hình thức này là sự rửa tiền cho những đồng tiền tham nhũng ở mức lớn, trong những dự án lớn, làm cho chúng trở nên hợp thức về Pháp lí

6. Những hình thức tham nhũng đã phát phát triển muôn hình vạn trạng, là lao tâm làm việc hàng ngày, là ‘trí tuệ’ tuyệt đỉnh của bọn có chức quyền sâu mọt. Ví dụ như tham quan du lịch/ tuyển dụng ngồi mát ăn bát vàng người nhà của chúng/ thể thao vui chơi có thưởng / những lí do đưa phong bì từ tập quán văn hóa…

7. Duy trì ‘cơ chế trách nhiệm tập thể’ và phát triển nó dưới dạng hàng loạt chữ kí nháy trong các văn bản trước khi có quyết định chính thức của người có chức vụ cao nhất. Và nếu phải giải trình thì phần hại luôn về những người làm tham mưu, được qui về thành ‘vấn đề kĩ thuật’ thay cho ‘vấn đề đạo đức’ để làm mờ đi khía cạnh pháp luật

8. Sử dụng quyền lực kiểm soát sự tham gia của truyền thông, để không đối mặt với dư luận xã hội, điều mà bất cứ ai, chế độ nào cũng phải e ngại. Đồng thời kết hợp nhuần nhuyễn ba thái độ kiểu ‘chân vạc’ cho quá trình làm teo nhỏ lại vấn đề đi theo thời gian : Xoa dịu + Làm nản lòng + Tạo sợ hãi

9. Triệt để khai thác lợi thế thời gian trong ( cơ chế giải trình ‘mờ nhạt’ + sự phức tạp của các thủ tục miễn nhiệm + dàn xếp các quan hệ tương hỗ lợi ích ) tìm cách duy trì vấn đề cho đến hết Nhiệm kì – cứu cánh đắc hiệu của kẻ tham nhũng.

Cuối cùng tôi có lời thêm:

  • Thứ Nhất : nhiều học giả cho rằng thu nhập thấp của công chức là nguyên nhân quan trọng nhất của bệnh tham nhũng. Đó có thể là sai lầm lớn. Nhận thức như vậy khó hạn chế được tham nhũng, vì ít nhất cũng tạo ra ‘lí do tâm lí thuận’ nguy hiểm cho tham nhũng bao biện.
  • Thứ Hai : cũng có người cho nguyên nhân là hệ thống Luật pháp chưa đầy đủ và chưa nghiêm. Luật Pháp chỉ là xử ‘cái ngọn’ đã xảy ra, chứ không thể xử triệt để ‘cái gốc’, cái căn nguyên.

Không hy vọng sự hô hào khiến người ta tự giác mà phải Cái Tốt phải được xã hội nuôi dưỡng, Cái Sai phải trả giá vô cùng đắt : Những gì sai phạm được ghi trong Luật thì phải xử đúng Luật, nhưng nhiều điều, dưới dạng ‘không thành văn’ thì thái độ xã hội cần quyết liệt đặt những sai phạm đó ‘ra ngoài vòng pháp luật’ thay vì để kẻ vô Đạo Đức ỷ lại, kí sinh vào ‘sự mềm yếu’ của Đạo Đức Xã hội .

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tham nhũng

    22/12/2017Nguyễn Trần BạtMột trong những hiện tượng tiêu cực chủ yếu của đời sống hiện đại cần phải chỉ ra là hiện tượng tham nhũng. Tham nhũng đang trở thành một nguy cơ, một hiện tượng phổ biến ở những nước đang phát triển...
  • Tham nhũng - nguồn gốc của nghèo đói trên thế giới

    04/05/2015Nhật VyHơn 2/3 thế giới nằm dưới mức trung bình trong danh sách điều tra về độ trong sạch vừa được Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) công bố hôm nay cho thấy mức độ tham nhũng đang nguy cấp đến mức nào...
  • Tham nhũng và tham nhũng tinh thần

    29/11/2011Nguyễn Trần BạtNếu như chống tham những vật chất có mục đích là làm trong sạch đời sống xã hội thì chống tham nhũnng tinh thần có nhiệm vụ là chống lại sự rủi ro đối với sự phát triển của nhân loại.”
  • Người có chức, có quyền và tệ tham nhũng

    07/07/2008Nhà báo Hữu ThọChúng ta hay nói "những người có chức có quyền" như một cụm từ gắn liền nhau với lập luận là có chức thì có quyền, mà có quyền thì có thể dùng quyền đó làm điều tốt, lại cũng có thể dùng cái quyền đó làm điều xấu...
  • Đặc điểm Tham nhũng ở Việt Nam

    30/11/2006Nguyễn Ngọc ChíVề khái niệm tham nhũng, cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu làm rõ nội hàm của khái niệm này và đã có nhận thức tương đối thống nhất của giới khoa học cũng như của các chính khách trong nước và thế giới. Liên hợp quốc cũng đưa ra khái niệm tham nhũng với các dấu hiệu đặc trưng của nó...
  • Tham nhũng - tiếp cận từ phía hệ thống

    17/08/2006Nguyễn TrungChống tham nhũng đang là vấn đề cả nước bức xúc, cả nước đều quyết tâm chống – trừ những kẻ có điều kiện thực hiện tham nhũng. Câu chuyện thời sự hơn là chống như thế nào? Góp phần tìm câu trả lời, bài viết này xin đi vào hai vấn đề chính: Đánh giá tình trạng tham nhũng ở nước ta và chống như thế nào?
  • Tham nhũng: Cái giá của sự thiếu công khai và minh bạch

    29/07/2006Hữu VinhCuộc chiến chống tham nhũng đã khởi động được một thời gian không còn ngắn. Nhưng dường như, càng phát động "chống” nạn tham nhũng ngày càng tinh vi hơn và những vụ tham nhũng càng lớn hơn. Bộ trưởng Bộ Tư pháp Uông Chu Lưu đã phải nhìn nhận: "Tham nhũng diễn ra với tính chất và quy mô ngày càng lớn, phạm vi xảy ra với diện rộng và mang tính tổ chức giữa nhiều cá nhân và đơn vị"...
  • Giải mã tham nhũng

    26/12/2005Thanh Vũ"Chân dung" tham nhũng đã được nhìn thấy rõ hơn, "địa chỉ” tham nhũng phổ biến nhất cũng được xác định qua kết quả điều tra xã hội học có tên “Nghiên cứu đấu tranh chống tham nhũng” do Ban Nội chính Trung ương thực hiện lần đầu tiên được công bố. Lại thêm một thái độ cương quyết trong víệc phòng chống quốc nạn này mà các thông tin công khai vào cuối tháng11 qua là một sự kiểm chứng sòng phẳng...
  • Tham nhũng và cạnh tranh

    05/12/2005Nguyễn Quang AĐảng, chính phủ, báo giới và dư luận nói chung đều coi tham nhũng tràn lan ở nước ta là một quốc nạn, một cản trở lớn đối với sự phát triển của đất nước, một ung nhọt nhức nhối có thể gây mất ổn định xã hội...
  • Chống tham nhũng cần nhìn thẳng vào sự thật

    29/11/2005Đỗ Quang ĐánVấn đề đặt ra là lũ tham nhũng này đang ẩn khuất ở đâu? Chân dung, diện mạo của chúng thế nào mà khuynh đảo đất nước ghê gớm thế?
  • Đặc thù tham nhũng ở Việt Nam

    24/10/2005Trần Bạch Đằng...Tuy Quốc hội đã công bố rộng rãi Dự luật với mong mỏi được nghe những đóng góp bổ sung, cải sửa, hoặc bác bỏ từng nội dung của Dự luật, nhưng vẫn chưa có phong trào nào gọi là "đúng ý dân" đối với một vấn đề hết sức quan trọng như vậy...
  • "Tôi nói, cơ chế sản sinh ra tham nhũng…"

    16/10/2005GS. Hoàng TụyTham nhũng là một quốc nạn, điều đó ai cũng nói và cũng biết. Song để phòng, chống và hạn chế được tình trạng tham nhũng không phải là điều dễ dàng. Cho đến nay, chúng ta vẫn đang trên con đường tìm tòi, xin ý kiến nhân dân để chọn ra các giải pháp, các biện pháp đủ mạnh và hiệu quả để phòng và chống tham nhũng. Trăn trở, bức xúc với quốc nạn này, Giáo sư Hoàng Tuỵ đã có những tâm sự rất chân về tham nhũng và chống tham nhũng của Việt Nam hiện nay...
  • Những bộ mặt của tham nhũng

    07/10/2005Ngô Tự LậpMặc dù "tham nhũng" là thuật ngữ được sử dụng rất nhiều và tham nhũng là vấn đề đau đầu của mọi quốc gia, ở mọi thời đại, cho đến nay người ta vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất cho nó. Lý do là tham nhũng được tiếp cận từ nhiều quan điểm khác nhau, từ kinh tế, đạo đức, tôn giáo đến chính trị, xã hội và giai cấp, và các quan điểm này lại mang nặng dấu ấn lịch sử và cá nhân...
  • xem toàn bộ