Thực tại và ngôn từ - Một vài phương diện của quá trình sáng tạo

06:56 SA @ Thứ Tư - 16 Tháng Tám, 2006

Sáng tạo là một công việc vĩ đại và tinh tế của sự khám phá và sự tinh giản mối quan hệ phức tạp giữa bản ngã thi nhân với bộ ba: khách thể, hình ảnh và ngôn từ. Trong mối quan hệ đó có cả sự yêu thương lẫn sự thù ghét và xuyên suốt qua nó các khách thể tìm được những hình ảnh tương thích của mình, còn những hình ảnh thì phát biểu lưu loát về các khách thể, tự nhiên mà chúng vừa trong sáng lại vừa khó hiểu và cùng nói lên những biểu hiện ngôn từ. Sự sáng tạo tìm kiếm con đường đi vào nơi sâu thẳm của bộ ba ấy - hai ở trong chính nó và một ở bên ngoài - đồng thời sự sáng tạo còn làm thành hiện thực đủ những nỗi khát khao của bộ ba ấy. Tuy nhiên, sự sáng tạo cũng tìm cách đứng tách ra dòng thời gian đang chuyển động bên ngoài mỗi thứ trong bộ ba đó - với một giới hạn của sự vô tư - để có thể đảm bảo được tính khách quan xuyên qua khoảng cách thẩm mỹ. Sự sáng tạo thực hiện tất cả những điều đó để có khả năng mang đến một cái nhìn tươi mới nồng nhiệt, sâu sắc về các khách thể và biến cố trong hình dạng mới của chúng đã được soi sáng bằng hình ảnh. Cuối cùng, sự sáng tạo nỗ lực làm cho ngôn từ có những ý nghĩa mà trước đây nó chưa từng truyền đạt hay mang đến được một cách trọn vẹn như thế trong khi biểu đạt về các khách thể thông qua hình ảnh. Và vì thế, công việc sáng tạo về căn bản còn là sự tìm kiếm hình ảnh thích hợp cho các khách thể và các biến cố khi chúng tác động đến cái tôi.

Cái bản ngã của thi nhân bị cuốn hút vào trong sự thử thách vô tận này, trong sự nhận thức về những giới hạn, và trong những niềm vui không thoả mà nó được quyền nhận lấy. Đôi khi thi nhân có thể chạm đến được các khách thể một cách trực tiếp, bỏ qua những trở ngại do ngôn từ áp đặt. Trong những trường hợp như vậy, thi nhân cảm thấy mình có thể nhận ra các khách thể với hình dáng, màu sắc, mùi vị và linh hồn của chúng.

Cũng có đôi khi, thi nhân may mắn tìm được một hình ảnh gây ấn tượng cho mối quan hệ sâu sắc và trực tiếp với thực tại. Nhưng sau đó, sự nhận thức đã trở thành khách thể ấy được xác định tên gọi theo lịch sử, thời gian, cách dùng và ngôn ngữ. Và để diễn đạt cho đầy đủ ý nghĩa, để làm sáng tỏ sự huyền bí của thực tại qua các hình ảnh, thi nhân phải chế tác ra những ngôn từ thích hợp để liên kết các khách thể và hình ảnh với tất cả những gì anh ta đã nhận thức về chúng. Ngôn từ là cái đã chiếm giữ linh hồn của thực tại và thể tính của hình ảnh, ngôn từ truyền lại cho độc giả chính xác và tường tận những gì mà thi nhân muốn nói, không hề xuyên tạc cũng chẳng khoa trương, lặng lẽ nhưng xác thực và kịp lúc.

Khi tham gia vào công việc sáng tạo này, thi nhân sẽ nhận ra rằng sáng tạo thực ra là sự khuếch trương của các biên độ. Nó là một sự thu phục tình yêu và lòng tin ở mức cao nhất. Nó là sự khuếch trương của bản ngã, tức cái tôi của thi nhân.
Thực ra thì sáng tạo chẳng qua chỉ là một tên gọi khác của sự khuếch trương. Thi nhân cố gắng đẩy cội rễ của mình xuống sâu hơn và lan rộng xa hơn. Sự khuếch trương này xẩy ra với ba mức độ, mức độ đầu tiên nằm trong chính bản ngã đa bội của thi nhân, trong những tầng khác nhau và trong vũ trụ vẹn toàn của nó. Cái điều mà lý thuyết mỹ học của ta mô tả như những mức độ lên cao dần của Annamaya, Pranamaya, Jnanamaya, Vijnanamaya và Anandamaya, tất cả đều kế thừa trong chính nó. Đối với một đứa bé sơ sinh thì toàn bộ thế giới là Annamaya (hạnh phúc), là thức ăn, là những thứ có thể cho vào miệng, từ sữa mẹ đến ngón tay cái của nó. Sau đó mới đến những vấn đề của trái tim, tình cảm, sự rung động và khả năng trực giác. Sau nữa là những mức độ khác của trí tuệ, của tri thức, của sự hiểu biết, của ý thức cao hơn và sự nhận thức mạnh mẽ hơn. Và bao trùm tất cả là cái Anandamaya, cái bản ngã đã khám phá và nhận ra chính mình trong niềm hoan lạc vô bờ, hợp nhất với cái thực hữu của nó và vì thế vượt qua trí tuệ và cảm giác, qua hoan lạc và đau khổ. Lời cầu nguyện của thi nhân đạt đến được mức độ cuối cùng của sự minh triết, đồng thời còn giữ lại tất cả những ký ức trong những chặng trước đây; thực ra việc tạo thành một tổng thể của tất cả các mức độ lại với nhau là để sự minh triết không tách khỏi nhục cảm, kiến thức không thoát ly tình cảm, sự rung động và cảm xúc ăn sâu vào trực giác. Khi sự triển khai và tích hợp ấy xẩy ra thì bản ngã thi nhân tưởng tượng bằng máu huyết, mơ với xác thân, hòa giải giữa cái Ananda với thân xác của anh ta.

Mức độ đầu tiên của sự khuếnh trương các biên độ nằm sâu bên trong bản ngã phức tạp của thi nhân. Như nhà thơ Rumi thuộc phái Sufi đã nói ở thế kỷ 13:

Khi yêu cuộc đời

Linh hồn tôi sống

Huyền ảo say mê

Như chàng lãng tử

Trong những thời khắc khác nhau

Và đêm đêm dưới những ánh sao trời

Ở mức độ thứ hai, đó là sự khuếch trương các biên độ đến thế giới bên ngoài, thực tại, một cái “khác” có ý nghĩa mà Kierkegaard đã từng đề cập đến. Nó là sự khuếch trương vào trong “những cái khác”, vào tất cả lịch sử và truyền thống - tóm lại là vào thời gian. Vào thời gian để cuối cùng tạo nên con người và thế giới của anh ta.

Ở mức độ thứ ba, sự khuếch trương các biên độ thực sự có nghĩa là mang các kinh nghiệm khác hẳn nhau của bản ngã thi nhân đặt lại gần nhau, vô số các loại kinh nghiệm đã xẩy ra qua thời gian và tạo nên một chỉnh thể vĩ đại hơn ngoài chúng. Thực ra, tất cả sáng tạo luôn là sự khuếch trương như thế để một kinh nghiệm có được vô số những vang vọng, những liên tưởng phức tạp, âm vang trong cảm giác về sự thống nhất và sự phức tạp tổng hợp. Khi thi nhân nhìn thấy một hoàng hôn riêng biệt, thì sự riêng biệt đó là đơn vị cuối cùng của kinh nghiệm nối kết với những hoàng hôn khác nhau được lưu giữ trong ký ức. Hoàng hôn của niềm hạnh phúc mãnh liệt trong sự xẻ chia của một người bạn; một hoàng hôn của nỗi cô đơn, quạnh hiu nuối tiếc, chìm đắm trong những suy tư về một người yêu dấu đã xa xăm; một hoàng hôn khi cái chết đến trước ta trong ngôi nhà của người bà đã qua đời; những tia nắng hoàng hôn lấp lánh trong những giọt lệ của mẹ ta khi ta tạm biệt người để đi đến một nơi xa thăm thẳm.

Ba mức độ mở rộng của các biên độ này đòi hỏi một thước đo của sự tập trung cũng như của sự lan xa. Điều này thực sự là “trung tâm bất động” kể từ khi mà cụm từ này được hiểu một cách đúng đắn. Nó khởi lên từ những hành động phán xét đôi: sự cô lập có chủ ý theo sau sự chìm đắm hoàn toàn trong hiện thực để ngắm nhìn và tìm hiểu ý nghĩa của sự chìm đắm đó. Việc này cần được thực hiện liên tục như một thói quen của tâm hồn và sau một thời gian lâu dài có thể nó sẽ trở thành bản tính thứ hai của người thi sĩ chân chính. Thực ra, những năng lực mà thi nhân cần có để khởi sự một quá trình sáng tạo là nắm bắt được thực tại và tìm ra những cấu trúc thích hợp, ngôn từ và hình ảnh sẽ là thước đo sự thành công của anh ta như một nhà thơ. Để làm được điều này cần một sự phối hợp lạ thường giữa sự vô tư và lòng tận tâm, giữa sự quen biết đam mê và mức độ cần thiết của sự cô lập. Một khi đã đạt được điều đó thì tầm nhìn thực tại trở thành hai đường song song đưa tới nhận thức của Thái tử Tất Đạt Đa khi ngài nhìn thấy bệnh tật, cái chết, tuổi già, đó cũng là con đường đưa ngài tới việc truy nguyên ý nghĩa của sự khổ đau và sự giác ngộ cuối cùng. Cái điều khác duy nhất đó là: cái tôi thi nhân nhìn thấy hai thế giới cùng nhau, chúng không phủ định nhau nhưng chúng là hai mặt của cùng một thực tại, phức cảm vô song, làm nản lòng và gây mê mẩn.

Bằng sự mở rộng các biên độ này, bản ngã thi nhân hợp nhất những bản ngã khác nhau của anh ta với những khía cạnh khác nhau của thực tại, và điều đó cũng nằm trong một khoảng khắc duy nhất. Tất cả “những kinh nghiệm” đổ lên thi nhân trong cùng một thời điểm. Đó là cách để các nhà thơ chân chính có thể hiểu được sự khó khăn là như thế nào khi giữ lại chính mình - một bản thể duy nhất? Anh ta nói: “Tôi là nhiều người”. Thỉnh thoảng chúng ra vào từ linh hồn anh ta, bằng cái ý chí dịu dàng của chúng và bỏ lại phía sau những kỷ niệm không thể nào phai nhạt. Suốt quá trình sáng tạo, bản ngã có vị trí trong tim khách thể (một thực tại bên ngoài toàn vẹn). Hình ảnh và ngôn từ hãy còn đứng bên ngoài chúng. Nó là sự khuếch trương của sự tưởng tượng qua kinh nghiệm của cảm xúc, trực giác và hiểu biết, cuối cùng thì cũng đi vào cõi an lạc.

Vì thế mà sự sáng tạo có thể làm một cú nhảy vọt vào cả điều chưa biết, mà nếu không có cú nhảy đó thì chẳng nghệ thuật nào làm được gì đáng kể. Công việc sáng tạo không đòi hỏi một sự xáo trộn cảm giác nhưng nó rất muốn củng cố những quyền lực cổ xưa của ngôn từ đã được viết ra để hủy diệt cũng như để an ủi. Nòng cốt của sự sáng tạo là một tình yêu mãnh liệt đối với sự sống ở giữa cái chết. Sự sáng tạo liên tục dàn xếp với thực tại để hiểu được ý nghĩa và giá trị của sự hiện hữu của chúng ta. Nó đào bới sâu hơn và đạt đến những nguồn năng lượng cổ xưa hơn mà nó từng có thể, để phân chia ngôn ngữ và kiến thức thông thường. Như Eliot đã nói, sự sáng tạo giúp kết hợp những trí lực văn minh cổ xưa nhất cùng các tính cách có thể mở ra một sự truyền đạt bất ngờ không thêm bớt, liên kết giữa bản tính chúng ta với thực tại xung quanh.

Nguồn: Reality and the word: Some aspects of the Creative Process của Sitakant Mahapatra trong Indian literature – Sahitya Akademi’s Bimonthly Journal (số 190 - năm 1999)

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Yếu tính của thơ

    29/06/2006Hầu hết chúng ta ngày nay đều đồng nhất thơ với văn vần. Đối với chúng ta, một bài thơ là một trước tác được sắp xếp theo các dòng chữ có một mẫu hình xác định về nhịp điệu, và bày tỏ những cảm tưởng và ấn tượng cá nhân. Chúng ta phân biệt thơ với văn xuôi, là loại ngôn ngữ của hành ngôn và trước tác thông thường. ...
  • Thơ và vật lý hiện đại

    13/06/2006Lê ĐạtVào những năm 60 của thế kỷ trước, một sự kiện văn học đã đẩy tôi vào một tình trạng hết sức trầm luân về vật chất cũng như tinh thần...
  • Thơ là giọng, là phong cách của tư tưởng

    07/04/2006Thiếu chúng ta, thế giới vẫn hoàn chỉnh. Một sự thật không thể khoan thứ. Nhà thơ đáp lại bằng cách nổi loạn, muốn chứng tỏ rằng không phải thế. Do lòng tự đại bị tổn thương, niềm tự hào ương ngạnh hoặc nhu cầu tuyệt vọng, nhà thơ kinh niên tranh cãi với sự thật, và một điều kinh ngạc xảy ra: một sự thật khác được tạo nên, giống như một thành tố mới có phần đối nghịch với điều không thể khoan thứ.
  • Thi ca như là hàng hoá và dịch vụ

    20/03/2006Ngô Tự LậpKhi coi thơ là hàng hoá hoặc dịch vụ, tôi biết là có nguy cơ sẽ bị các nhà thơ, các nhà phê bình, và cả những người yêu thơ - những người mà tôi không chỉ kính yêu mà còn luôn hướng tới với niềm hy vọng - phản bác, thậm chí nguyền rủa. Tôi còn biết rằng nguy cơ sẽ tăng gấp đôi nếu tôi coi thơ là cả hai thứ ấy...
  • Chân - thiện - mỹ: Mãi là đích hướng tới của văn chương

    17/11/2005Đinh Quang TốnTừ xưa đến nay, hướng tới chân - thiện - mỹ luôn là mục đích của văn chương. Bởi văn chương là một sản phẩm do con người tạo ra, mà con người thì khác muôn loài ở bản chất muốn vươn tới những điều tốt đẹp, nên văn chương luôn là một hoạt động vì con người, với khát vọng làm cho cuộc sống của con người ngày một tốt đẹp hơn...
  • Thơ hay là cái chết của thời gian

    28/09/2005Ngô Tự LậpVề thơ như là một tổ chức ngôn ngữ quái đản. Tiểu luận Thơ là gì là một bài viết rất đặc trưng cho phong cách của ông Phan Ngọc: nhiều tâm huyết nhưng cũng nhiều võ đoán. Suốt bài viết với giọng cực kỳ tự tin này lấp lánh đây đó những nhận xét sâu sắc bên cạnh những từ ngữ và thuật ngữ cố tình lạ tai gây cảm giác khó chịu: “Quái đản”, tính thao tác”, “sự thức nhận”… (Tôi xếp vào loại này cả những từ to tát không cần thiết khác như vượt gộp", "thao tác luận"... rất nhiều trong các bài viết của ông). Mặc dù thú vị, bài viết này, theo tôi, có nhiều điểm chưa thích đáng, cả trong các nhận định lẫn trong thao tác khoa học.
  • Thơ ca như một thứ tôn giáo

    21/10/2005Nhà thơ Trần Anh TháiKín đáo và ngại ngùng bởi không muốn nói nhiều về mình và tập thơ Trên đường vừa xuất bản, nhưng nhà thơ Trần Anh Thái tỏ ra cởi mở hơn khi đề cập đến thơ ca và công việc sáng tác của người nghệ sĩ. Dưới đây là cuộc trò chuyện của phóng viên với nhà thơ...
  • Nhà thơ - người thợ lành nghề hay nhà tiên tri?

    08/09/2005Những lý thuyết về thơ từ những thời kỳ xa xưa đều xoay quanh ý niệm nhà thơ như người thợ thủ công khéo léo, như nhà tiên tri đầy cảm hứng, hay như một sự kết hợp thế nào đó của cả hai. Trong thế giới cổ đại, từ “thơ” nguyên nghĩa là “chế tác”, và bao gồm mọi hình thái sáng tạo sinh sôi của con người – chế tác những cái hũ cũng như chế tác những bài thơ. Nhưng nó sớm mang ý nghĩa nghệ thuật “chế tác” văn chương, sự trình bày có tính chất tưởng tượng về hành động, tính cách, và cảm xúc con người – thông qua từ ngữ. “Sự chế tác” như vậy bao gồm những tác phẩm kịch, ...
  • Thơ là gì ?

    30/09/2005Phan NgọcTrong quá trình xây dựng bộ "Phong cách học cấu trúc tiếng Việt", tôi bắt buộc phải định nghĩa lại các khái niệm, bởi vì các khái niệm trước đây về phong cách học là dựa trên nhận thức cảm tính về cái đã có, còn công trình của tôi mang tính thao tác, phải tìm cái lý do, cái sở dĩ của các hiện tượng đã được xem là hiển nhiên....
  • Trong những đường hầm của thi ca

    29/08/2005Ngô Tự LậpCòn các nhà thơ, giống như tất cả mọi người, họ đang đi vào những đường hầm biệt lập, trong đó họ sáng tạo ra những bài thơ mới cho những độc giả mới của họ. Đó là lý do duy nhất để họ tồn tại. Đó cũng là niềm hy vọng làm một điều có ích. Chỉ điều đó thôi cũng đã đem lại cho họ sức mạnh để không gục ngã...
  • xem toàn bộ