Tích hợp và tự sinh trong văn hóa Hồ Chí Minh

12:03 CH @ Thứ Bảy - 19 Tháng Năm, 2007

Nhân loại không thiếu những anh hùng dân tộc, những đanh nhân văn hóa có tầm ảnh hưởng sâu rộng đối với sự phát triển của đất nước họ, sự vận động chung của lịch sử nhân loại. HồChíMinh là hiện thân của nhiều giá trị, đặc sắc về tính dân tộc nhưng vẫn bao hàm những yếu tố phổ quát của nhân loại.

Trên thực tế, văn hóaHồ Chí Minhvới tư cách là một khái niệm tổng thể nhằm chỉ những giá trị tốt đẹp toát ra từ toàn bộ cuộc đời và nhân cách vĩ đại của Hồ Chí Minh đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều người.

Văn hóa HồChíMinh trước hết là văn hóa của sự tích hợp. Cái "không phải văn hóa Châu Âu tỏa ra từ Nguyễn Ái Quốc mà Ôxíp Manđenxtam nhận ra từ năm 1923 đã cho thấy sự tích hợp đó. Dự cảm của nhà thơ Xô Viết này đã mặc nhiên thừa nhận "nền văn hóa tương lai" tỏa ra từ Nguyễn Ái Quốc là một sự tích hợp, trong đó có văn hóa Châu Âu. Đứng về phía Manđenxtam có cả những người Mỹ: "HồChíMinh là một trong số các nhân vật lạ lùng nhất của thời đại chúng ta - pha trộn một chút Găngđi một chút Lênin, hoàn toàn Việt Nam.

Chắc chắn là hơn bất cứ nhân vật nào của thế kỷ này. Người là hiện thân sinh động cho cách mạng của dân tộc Người và của toàn thế giới. Sự tích hợp này có lý do. Đường như hiclm có nhà cách mạng nào mà cuộc đời hoạt động phong phú như Hồ Chí Minh: từ thời thanh niên đã đi khắp các châu lục, làm nhiều nghề khác nhau, biết nhiều thứ tiếng, hoạt động xuất sắc trên nhiều lĩnh vực, từng nếm cảnh tù đày và nhiều lần suýt nguy hiểm đến tính mạng, hơn hai trăm tên gọi, bí danh và bút danh khác nhau... HồChíMinh rất có ý thức về sự tích hợp đó. Người tìm đường đến Pháp chứ không phải đến một nước Châu Á như không ít nhà cách mạng tiền bối, Người gửi đơn cho Tổng thống Pháp xin học bổng nội trú tại trường thuộc địa, từng học lớp nghiên cứu sinh ở Moscow nhưng đột ngột bỏ dở việc viết luận án, rời nước Nga trở về lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Người từng viết: "Tây phương hay Đông phương có cái gì tốt ta học lấy để tạo ra một nền văn hóa Việt Nam... có tinh thần thuần túy Việt Nam hợp với tinh thần dân chủ" (Báo Cứu Quốc, 1946). Có ý thức tích hợp, HồChíMinh cũng là người có khả năng tích hợp. Đấy là khả năng của một trí tuệ siêu việt và một bản lĩnh phi thường biết tìm ra những yếu tố cốt lõi nhất của những dòng tư tưởng thời đại để dung hòa. Dân tộc Việt Nam là một dân tộc nhiều khả năng tích hợp. Khả năng này rất mạnh mẽ ở những quốc gia bé nhỏ về diện tích và dân số Thái độ tự tôn dân tộc của những quốc gia hùng mạnh có thể là rào cản tinh thần cho sự tích hợp ở những bước chuyển lịch sử. Để có thể tồn tại trong quan hệ với các quốc gia hùng mạnh về quân sự và kinh tế những đất nước nhỏ bé phải biết tích hợp.

Trong quan hệ với TrungHoa và Ấn Độ, người Việt Nam đã phải phát huy khả năng tích hợp của mình để tồn tại và phát triển. Tìm đường cứu nước, đến với phương Tây hùng mạnh nhưng HồChíMinh không hề lãng quên phương Đông. Người quan niệm: "Học thuyết Khổng tử có cái hay là sự tu dưỡng đạo đức, tôn giáo Giê-xu có cái hay là lòng bác ái. Chủ nghĩa Mác có cái hay là phương pháp biện chứng. Chủ nghĩa TônDậtTiên có cái hay là chính sách của nó phù hợp với điều kiện nước chúng tôi". HồChíMinh kết luận: "Tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của họ". Cũng với tinh thần tích hợp ấy mà HồChíMinh chỉ ra rằng phải "xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng dân tộc học phương Dông " (HồChíMinh, 1 995 , tập 1, tr. 467). Hồ Chí Minh nhận ra và kiên trì quan điểm "chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn của đất nước" (Hồ Chí Minh, 1995, tập 1, tr. 465), Năm 1921, Stalin cho rằng trong khi tự giải phóng, các dân tộc tiên tiến có sứ mạng giải phóng các dân tộc lạc hậu thì Hồ Chí Minh khẳng định hàng trăm triệu người dân ở các nước thuộc địa Châu Á là một lực lượng khổng lồ, "trong khi thủ tiêu một trong những điều kiện tồn tại của chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa đế quốc, họ có thể giúp đỡ những người anh em mình ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn" (Hồ Chí Minh, 1995, tập 1 , tr. 36).

Tích hợp văn hóa để làm cách mạng, HồChíMinh đấu tranh cho tất cả những dân tộc bị áp bức trên thế giới. Khi tuyên bố độc lập cho dân tộc mình, Người dẫn Tuyên ngôn lập quốc Mỹ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp để "suy rộng ra tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do" (Hồ Chí Minh, 2002, tập 4, tr. 1). Ở đây, ngoài yêu cầu chặt chẽ về lập luận và tính thuyết phục, trích dẫn còn cho thấy trong khi quan tâm đến những giá trị dân tộc Hồ Chí Minh luôn tìm ra những nét tương đồng mang tính phổ quát, từ dân tộc nhận ra nhân loại và từ nhân loại quay trở về dân tộc. Vì vậy, văn hóa HồChíMinh là văn hóa của đức khoan dung, đại độ: "Trước lòng bác ái thì máu Pháp hay máu Việt đều là máu" (HồChíMinh, 2002, tập 4, tr. 330). Đối thoại với người Pháp, HồChíMinh hay nói đến bình đẳng, tự do, bác ái. Nhà nghiên cứu người MỹHalberstam từng nhận xét: HồChíMinh "dùng tới văn hóa và tâm hồn của kẻ địch để chiến thắng " (HồChíMinh, 2002, tập 4, tr. 350).

Như bất cứ hiện tượng văn hóa nào, văn hóa Hồ Chí Minh có khả năng tự sinh và khả năng tự sinh của văn hóa HồChíMinh là rất mạnh mẽ.HồChíMinh đã tự học và trở thành danh nhân văn hóa, tự rèn luyện trong thực tiễn đấu tranh cách mạng và trở thành anh hùng giải phóng dân tộc. Cuộc đời HồChíMinh là một tấm gương lớn về tự học, tự phấn đấu, tự rèn luyện. Một nhà báo châu Đại Dương từng nói: "người ta không thể trở thành một HồChíMinh, nhưng ở CụHồ mỗi người có thể học một số điều gì làm cho mình trở thành tết hơn " (Trần Văn Giàu, tr. 46). Quan tâm thật nhiều đến đạo đức, nhân cách là điểm đặc sắc, nổi bật nhất của văn hóa HồChíMinh. Nói như Trần Văn Giàu, đây là điều khiến HồChíMinh phân biệt với hầu hết các nhà lãnh đạo cách mạng khác. Bản thân các tín điều đạo đức đã là những giá trị tự sinh. Đạo đức là một quan hệ. Sống có đạo đức là để sống với nước khác, cho người khác và để cảm hóa người khác. HồChíMinh yêu thương không chỉ những con dân Việt Nam mà tất cả "mọi kiếp người". Hơn nữa, khả năng tự sinh của đạo đức Hồ Chí Minh còn có cội nguồn ở chỗ Hồ Chí Minh là một nhân cách, một tấm gương đạo đức vô song, nói đi đôi với làm, nói về đạo đức gắn liền với thực hành đạo đức nói ít làm nhiều. Lối sống, ứng xử của Hồ Chí Minh như sự minh họa tự nhiên nhi nhiên cho những chỉ dạy của HồChíMinh về đạo đức. HồChíMinh khuyên cán bộ đảng viên phải cần kiệm liêm chính thì bản thân Người là một tấm gương tuyệt vời về cần kiệm liêm chính. Vì vậy mà HồChíMinh có thể cảm hóa nhiều người, kể cả những kẻ cố tình đày đọa Người và dân tộc của Người. Một học giả nước ngoài đã viết về Người: "CụHồ là người xây dựng lương tri, xây dựng khi nó thiếu, tái tạo khi nó mất. Cụ thức tỉnh kẻ mê, ân cần đỡ dậy người trượt ngã, biến vạn ức người bình thường thành anh hùng vô danh và hữu danh trong lao động, trên chiến trường, trong ngục tối, trước máy chém" (1995, tr.290).

Rất dễ nhận ra khả năng tự sinh của văn hóa Hồ Chí Minh khi tên của Người đã trở thành định ngữ cho nhiều thực thể xã hội: bộ đội cụ Hồ, giấy bạc cụHồ, đường mònHồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sảnHồ Chí Minh,tuổi trẻ thế hệ BácHồ... trong đó có những tên gọi do chính người dân nghĩ ra một cách tự nhiên với nhiều niềm tin gởi gắm vào đó. Và trên tất cả là thời đạiHồChíMinh,thời đại của những vinh quang chói lọi của Tổ quốc gắn liền với thiên tài nhiều mặt và sự hy sinh tận tụy của Người.

Tích hợp và tự sinh trong văn hóa HồChíMinh là thống nhất nhau. Sự tích hợp đem đến khả năng tự sinh và tự sinh càng nhân lên sự tích hợp. Sự thống nhất này cũng giống như sự thống nhất của hai vĩ nhân trong HồChíMinh: danh nhân văn hóa và anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân - văn hóa là tích hợp và anh hùng giải phóng dân tộc là tự sinh. Trong kháng chiến chống Pháp, HồChíMinh đề xướng khẩu hiệu: "Văn hóa hóa kháng chiến và "Kháng chiến hóa văn hóa ". Nếu làm một phép so sánh thì văn hóa là tích hợp, kháng chiến là tự sinh. Hồ Chí Minh đã tích hợp văn hóa Đông Tây để tìm ra con đường tự sinh cho dân tộc trong thế kỷ XX và sự tự sinh ấy càng làm giàu có thêm tính tích hợp của dân tộc trên con đường giành lấy độc lập và thoát khỏi đói nghèo.

Khả năng tích hợp và tự sinh làm nên ý nghĩa và chức năng giáo dục của văn hóa. HồChíMinh từng viết: "Phải làmsao cho văn hóa vào sâu trong tâm lý quốc dân, nghĩa là văn hóa phải sửa đổi được tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ". Là người sáng lập và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam, Người đánh giá và luôn mong muốn "Đảng ta là đạo đức, là văn minh". Trong Di chúc,điều Người đề cập trước tiên là Đảng: "Trước hết nói về Đảng...". Người mong muốn "mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân" (HồChíMinh, 2002, tập 12, tr. 510). Dây có thể được xem là những khái quát về văn hóa của người đảng viên và văn hóa Đảng. Để "Bảo đảm sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng chỉnh đốn Đảng là then chốt với không ngừng nâng cao văn hỏa - nền tảng tinh thần của xã hội " (Thông tin Văn hóa và phát triển, 2004, tr. 4) cần phải làm cho văn hóa Hồ Chí Minh thấm nhuần trong mỗi đảng viên và trở thành văn hóa Đảng.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đọc bài "Quốc hội ta vĩ đại thật" của chủ tịch Hồ Chí Minh

    31/03/2007Trần Lưu Sơn (Sở Tư Pháp Tỉnh Hà Nam)Với bút danh T.L chủ tịch Hồ chí Minh viết bài”quốc hội ta vĩ đại thật” đăng trên Báo Nhân dân, số 2304, ngày 10-7-1960. Trong không khí chuẩn bị cho ngày bầu cử quốc hội khoá XII chúng ta cùng đọc lại bài viết của người...
  • Ảnh hưởng của phật giáo tới đạo đức, lối sống ở thành phố Hồ Chí Minh

    15/03/2007Thân Ngọc AnhVới vai trò, chức năng và những giá trị nhân văn sâu sắc của mình, Phật giáo trở thành chỗ dựa trong đời sống văn hóa, tinh thần của một bộ phận quần chúng. Các chuẩn mực của đạo đức Phật giáo có tác dụng điều chỉnh hành vi, nhân cách con người, ảnh hưởng tích cực đến quần chúng...
  • Bác Hồ với sự nghiệp giải phóng phụ nữ

    06/03/2007GS, TS Nguyễn Lân DũngTrong một lần trả lời phỏng vấn Đài phát thanh BBC nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đã nói: Chủ tịch Hồ Chí Minh là người khởi xướng con đường giải phóng phụ nữ tại Việt Nam. Người đã thức tỉnh phụ nữ tham gia giải phóng dân tộc, nhân loại và từ đó giải phóng chính mình...
  • Triết lý hành động Hồ Chí Minh

    04/03/2007PGS, TS Nguyễn Hùng HậuTriết lý hành động Hồ Chí Minh không chỉ kế thừa những tinh hoa của triết học Đông Tây kim cổ mà còn kế thừa những điểm tinh tuý của triết học Mác và đưa triết lý hành động lên tầm cao mới trong đó triết lý và hành động, nói và làm, lý luận và thực tiễn không tách rời nhau, tạo nên một khối thống nhất...
  • Bác Hồ viết báo

    20/06/2006GS, TS. Nguyễn Lân DũngTrong cuộc đời hoạt động báo chí của mình, Bác Hồ đã viết khoảng 2.000 bài báo với trên 100 bút danh khác nhau. Bác coi báo chí là vũ khí sắc bén để vận động quần chúng và đấu tranh với kẻ thù...
  • Văn hóa trong phê bình theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh

    20/02/2007Phạm Hoàng DiệpHồChíMinh nhận thấy rằng: người đời không phải là thánh thần, không ai tránh khỏi khuyếtđiểm, điều quan trọng là phải mạnh dạn nhận khuyết điểm và quyết tâm sửa chữa. Người ví việc che giấu khuyết điểm giống như "giấu giếm bệnh tật trong mình không dám uống thuốc để bệnh ngày càng nặng thêm nguy hiểm đến tính mạng", bởi vậy "thang thuốc hay nhất là tự phê bình và phê bình"...
  • Tổng kết thực tiễn: Một bài học của Bác Hồ

    03/02/2006Thái DuyThành công hoặc thất bại, Bác Hồ đòi hỏi trước hết lãnh đạo các cấp phải xác định trách nhiệm cá nhân của mình thì mới tổng kết thành công...
  • Bác Hồ với việc đọc sách báo

    07/08/2003Đỗ Văn Phú - Cù Thị MinhNgười là một người cầm bút có nội lực lớn lao trong nhiều lĩnh vực: Chính trị, văn hoá, văn học và báo chí. Suốt đời Người đã đọc... và đọc để nâng cao vốn hiểu biết, nâng cao trí tuệ ở tầm cao mới...
  • xem toàn bộ