Tiến tới một triết học về hợp tác vì sự giải phóng con người

Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult
10:05 SA @ Thứ Ba - 22 Tháng Chín, 2015

Vượt thời gian là một khả năng tuyệt vời của nhận thức. Khả năng vượt thời gian cho phép người ta có thể truy đuổi, suy ngẫm về tương lai, hay ít nhất là chuẩn bị tiền đề tâm lý để đi đến với nó. Và ngay cả những người hôm nay đã tìm ra công nghệ để đi đến tương lai, nếu trong quá trình tiến đến tương lai tiếp theo, tương lai cấp hai, vẫn khư khư giữ lấy bản đồ án của tương lai thứ nhất thì cũng sẽ trở thành kẻ bảo thủ trong giai đoạn thứ hai này. Cơ sở của công nghệ đi đến tương lai là tư duy không ngừng, lựa chọn không ngừng và loại bỏ không ngừng.

Nhưng tôi không nghĩ rằng phương thức đi đến tương lai chỉ được hình thành trong tương lai. Phương thức đi đến tương lai phụ thuộc vào trí tưởng tượng và năng lực nhận thức của con người hôm nay. Vì thế, văn hoá là nền tảng của mọi kế hoạch phát triển.

Văn hoá là quy trình của ứng xử, là tiêu chuẩn của ứng xử. Trong đó, nhận thức cũng là một trong các loại ứng xử. Trong cuộc sống người ta chỉ thể hiện hành vi của mình thông qua hành vi. Thông điệp của tôi trong quyển sách thật ra rất giản dị: Văn hoá chính là con người, nghiên cứu văn hoá là nghiên cứu tiêu chuẩn của con người. Các tiêu chuẩn của cuộc sống hôm nay được hình thành trong quá khứ nhưng con người phải xây dựng cả các giá trị cho tương lai. Vì vậy, chúng ta xây dựng cuộc sống hôm nay như thế nào để cho ngày mai con cháu của chúng ta có thành tựu để tổng kết.

Lịch sử phát triển của nhân loại nói chung và của các quốc gia nói riêng không có tính liên tục về mặt văn hoá. Chúng ta đã từng có một hệ tư tưởng đầy sức sống trong điều kiện chiến tranh, nhất là trong thời kỳ chiến tranh lạnh vừa qua. Đó là triết học của các mặt đối kháng. Nhưng trong thời bình người ta không thể tạo ra chiến tranh để có triết học. Nhiều người tiếp tục tư duy cũ, ra sức chuẩn bị cho những xung đột, nhiều người khác, ngược lại, sợ diễn biến hoà bình. Tôi cho rằng đó là những nỗi lo sợ không có cơ sở. Hoà bình đã trở thành tất yếu, đến mức sự chuẩn bị chiến tranh là điên rồ và không gì bào chữa được. Vì thế chúng ta phải di chuyển tâm lý con người từ đời sống chiến tranh sang đời sống hoà bình, tức phải cấu trúc tại đời sống tâm lý con người cho phù hợp với đời sống hoà bình. Mỗi người, mỗi tầng lớp đều bị mất mát quyền lợi sau một chu trình thay đổi đời sống chính trị. Nỗi sợ đó là nỗi sợ ích kỷ nên cũng không thể bào chữa được.

Chúng ta phải xây dựng hệ thống tâm lý hoà bình. Trong chiến tranh, tôi là người tham gia chủ động: tôi xung phong đi bộ đội. Nội dung chủ nghĩa yêu nước Việt Nam vào thời đó buộc một người có lương tri phải hành động như vậy. Tôi rất tự hào về hành động của mình. Tôi đã từng nói chuyện với một số người Mỹ và họ cũng rất thích điều đó. Thế nhưng chủ nghĩa yêu nước của Việt Nam trong giai đoạn này không đòi hỏi tôi phải có thái độ xa lánh hay hằn học với quốc tế để chia cắt mình với nhân loại. Người Việt phải thay đổi thái độ để phù hợp với thời đại của chúng ta. Và trên thực tế người Việt đã thay đổi. Những điều vừa nói về Việt Nam cũng đúng cho đại đa số các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước thuộc thế giới thứ ba. Người Mêhicô, Indonexia, Phillipin, chẳng hạn. Họ đều còn mang nặng và đầy đủ các yếu tố dựa dẫm, quê mùa, hằn họe trước sự phát triển của người khác. Thời đại đã thay đổi và chúng ta phải thay đổi theo.

Các nhà chính trị của các nước phát triển hãy nhận biết được hậu quả cực đoan của các hành vi của mình. Khi đó nhân loại mới có thể hợp tác với họ được. Còn giới trí thức phải đóng góp phần trí tuệ thực sự của mình, những trí tuệ bất vụ lợi, để tạo ra sự đúng đắn cho các giải pháp chính trị của xã hội.

Các dân tộc đang phát triển cần dũng cảm nhận thức ra rằng mọi quyền lợi khu trú đều dẫn đến sự tàn sát lẫn nhau. Con người phải biết tìm ra lợi ích của chính mình trong giao lưu một cách rộng rãi. Bởi sự trao đổi toàn cầu sẽ tạo ra khả năng chống rủi ro toàn cầu. Vấn đề không phải là sự chênh lệch giàu nghèo mà là nâng mức sống tối thiểu của con người lên để làm cho con người được giải phóng ra khỏi những ràng buộc vật chất tối thiểu, để họ có những năng lực sáng tạo tự do hơn.

Một trong những thành tựu vĩ đại nhất của thế kỷ XX là sự giải phóng về mặt chính trị của các dân tộc. Cho đến nay đại bộ phận các quốc gia đã giành được độc lập dân tộc. Nhưng đại bộ phận những quốc gia độc lập mới này đang vấp phải một vấn đề còn nan giải hơn gấp bội: họ luẩn quẩn trong đói nghèo và không tìm được con đường phát triển.

Vấn đề là ở chỗ giải phóng dân tộc không đồng nghĩa với giải phóng về mặt chính trị. Một quốc gia được giải phóng về mặt chính trị chỉ khi nào nhân dân của nó được giải phóng về mặt chính trị. Nếu nhân dân không được giải phóng thì quốc gia được giải phóng hay không giải phóng là vô ích. Khi đó, những quốc gia được giải phóng khỏi chủ nghĩa thực dân lại rơi vào sự cầm tù của những định kiến chính trị. Và sự phát triển chỉ có thể có chừng nào nhân dân được giải phóng. Mọi sự phát triển đều bắt nguồn từ sự giải phóng nhân dân, giải phóng nguồn năng lực của con người. Còn hơn thế nữa, chúng ta có thể nói rằng phát triển, đó là sự giải phóng các năng lực của con người.

Đó là con đường duy nhất để các dân tộc tiến lên.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Để biết là mình không biết...

    13/05/2018Phan Đình DiệuChưa bao giờ việc học được toàn xã hội chúng ta quan tâm như mấy năm vừa qua. Ta đã bàn nhiều về những điều mà xã hội phải lo cho người học, nhưng còn bản thân người học phải lo thế nào cho việc học của chính mình thì có lẽ còn ít được bàn tới. Trong một đời người thì việc học ở nhà trường có thầy có lớp nhiều lắm cũng khoảng mươi, mười lăm năm, còn ngoài ra để học suốt đời thì chủ yếu là tự học.
  • Nhận thức thế giới trong thời đại thông tin

    01/02/2018Nguyễn Trần BạtCon người có thể nhận thức thế giới hay không là một câu hỏi hóc búa không chỉ với các nhà triết học mà còn với cả nhân loại. Tuy nhiên, không chỉ giữa các nhà triết học duy tâm với các nhà triết học duy vật, mà ngay cả giữa những nhà triết học duy tâm với nhau hay giữa các nhà triết học duy vật với nhau cũng có những mâu thuẫn nhất định trong việc trả lời câu hỏi này. Vậy chân lý nằm ở đâu?
  • Tản mạn triết học

    30/03/2016Triết học hay là những triết lí trong cuộc sống. Người ta thường nói ai trong chúng ta cũng đều phải đối diện với những vấn đềtrong cuộc sống va người thành công là người có triết lí sống thích hợp. Thế nhưng thế nào là triết lí sống thích hợp?
  • Giới thiệu sách “Câu chuyện triết học”

    10/11/2010Như LêNói đến triết học, nhiều người thường tỏ ra e ngại, có cái gì đó như nặng nề - phải nhăn trán suy tư; hoặc nói đến những người râu tóc dài, những thư viện lớn và những cuỗn sách dày cộm… Thế nhưng, có những cuốn sách triết học lại làm người đọc phấn chấn tạo cảm giác gần gũi, như đọc tác phẩm văn học hay sách giải trí vậy...
  • Tư tưởng, phong trào Khai Sáng là gì?

    09/10/2010Bùi Quang MinhPhong trào Khai sáng là phong trào bắt đầu thời thế kỷ 18 ở châu Âu, coi việc tuyên truyền, phổ biến các tư tưởng tiến bộ, nâng cao các chuẩn mực đạo đức và tri thức khoa học (chứ không phải tôn giáo, điều giáo điều có sẵn) là những phương tiện quan trọng để biến đổi cuộc sống xã hội, con người, làm cho nhân loại tiến bộ.
  • Triết học và cuộc sống

    07/09/2005Lê ThiTrước đây, C.Mác đã nói: "Vũ khí vật chất của triết học là giai cấp vô sản cũng giống như vũ khí tinh thần của giai cấp vô sản là triết học" (1). Vấn đề đặt ra cho chúng ta ngày nay là làm sao cho triết học Mác - Lênin thật sự trở thành vũ khí tinh thần của nhân dân...
  • Về chức năng dự báo triết học

    24/08/2005Nguyễn Tiến DũngSự đối chiếu lịch sử triết học với lịch sử khoa học tự nhiên cho phép khắng định rằng triết học có những khả năng dự báo trong nghiên cứu khoa học bởi vì nó có thể đưa ra trước những cấu trúc phạm trù sẽ là cần thiết cho sự phát triển không ngừng của khoa học...
  • Einstein và các cuộc cách mạng tư duy khoa học trong thế kỷ 20

    15/08/2005Phan Đình DiệuNhững biến đổi cách mạng về tư duy trong vật lý học hiện đại, đánh dấu bởi việc ra đời thuyết tương đối, vật lý lượng tử, và gần đây hơn là hiện tượng “hỗn độn tất định” cùng với sự xuất hiện của khoa học của thế kỷ 20 nói chung một khung mẫu tư duy hoàn toàn mới, hứa hẹn đưa đến những bước tiến mới cho nhận thức của con người về vũ trụ, tự nhiên, xã hội, và cả về chính mình...
  • Vấn đề xây dựng 1 thế giới quan mới

    26/04/2003Minh BùiSuy nghĩ vững chắc những vấn đề Triết lý sẽ đóng góp một vai trò quan trọng với chúng ta...
  • xem toàn bộ