Tiêu cực

09:42 CH @ Thứ Ba - 14 Tháng Bảy, 2009

Tôi được Bộ Công an mời đến nói chuyện ở cơ quan Bộ (hình như năm 1978) bốn buổi liền. Một hôm, có người thắc mắc:

- Hiện nay sao lắm hiện tượng tiêu cực thế? Làm thế nào để chặn đứng lại?

- Xin thưa, - tôi trả lời - các hiện tượng tiêu cực mới nảy sinh, tuy đủ lớn để nêu lên báo, nhưng hiện nay (1978) quá lắm báo cũng chỉ mới nêu đích danh một Phó Chủ tịch xã hay một Phó bí thư chi bộ.

Cũng vào dịp ấy, có người lên án thanh niên bây giờ "hư hỏng", chống lại thuần phong mỹ tục: mặc quần loe, để tóc dài.

- Rồi có lúc - tôi thưa lại, - nữ sẽ mặc quần đùi, may ô đi dạo phố!

Mười lăm năm đã trôi qua.

Nay trên báo đã đăng tin truy tố một Thứ trưởng đương chức, một Ủy viên Trung ương đang trong nhiệm kỳ.

Nhiều bạn nữ ngày nay đâu cần mặc đến quần đùi, may ô để đi ra phố (ở phố, tuy gặp nhiều người qua lại, nhưng người ta chỉ nhìn thoáng qua thôi), mà các bạn ấy mặc tối thiểu (để còn gọi được là có mặc) rồi lên hẳn sân khấu, đi uốn éo cho khán giả chen chúc nhau nghển lên chiêm ngưỡng kỹ lưỡng, và phải đứng lâu lâu để cho các vị có uy tín còn kịp ước lượng mà cho điểm theo từng bộ phận cơ thể!

Tình hình hiện nay minh oan cho tôi, vì sao tôi không bênh che cũng không vào hùa lên án gay gắt các hiện tượng tiêu cực hồi ấy.

Bênh hay vào hùa chỉ có giá trị tâm lý, mà lịch sử thì chỉ có thể tiến lên bằng thực tiễn đời sống. Sự thực, các hiện tượng tiêu cực, cái tên gọi lạc quan ấy, phản áng đúng bản chất lạc quan của chúng.

Một cách trực tiếp trực quan, các hiện tượng tiêu cực gây cho chúng ta cái cảm giác ghê ghê, bẩn thỉu, nhưng nói theo giọng Hê-ghen, cái gì đó xuất hiện tức là nó có lý của nó. Sau nữa, cái mới là cái tíchcực thì đôi khi lại xuất hiện dưới hình thức tiêu cực. Một bà mẹ trên bàn đẻ buộc phải ở tư thế chẳng lấy gì làm "lịch sự" như ở phòng khách, nhưng lại đẻ ra được một nhân vật mới cho lịch sử.

Cái tích cực, cái bản chất lạc quan bị che dấu trong các hiện tượng tiêu cực là lợi ích cá nhân. Đó là sự "nổi loạn" của lợi ích cá nhân. Cái nông nổi ban đầu đã xui người đời giành cho mình nhiều hơn lợi ích cá nhân bằng hành vi ăn gian, ăn cắp, mua rẻ bán đắt, lừa bịp...

Thế kỷ trước, Mác đã lý giải được một vấn đề vô cùng giản dị mà cực kỳ quan trọng, thể hiện ở công thức Tiền - Hàng - Tiền'. Mua và bán đều theo nguyên tắc ngang giá, vì sao Tiền = HàngHàng = Tiền'Tiền' lại lớn hơn Tiền? Bằng cách đó, Mác đã chỉ ra rằng nguồn gốc sinh lợi không phải ở trạng thái tâm lý, mà từ một sức mạnh vật chất: sức lao động!

Sức lao động là dạng kết tinh của một trình độ văn hóa và văn minh. Khi sức lao động còn thấp, còn chưa phân hóa (theo thuật ngữ triết học: còn trừu tượng) thì rất có ý nghĩa những biểu hiện về mặt tâm lý như uy tín của gia trưởng, sức mạnh của tập tục, của lẽ phải thông thường. Trong hoàn cảnh thắng lợi vật chất mang lại không đáng là bao, thì người đời đành phải trông vào "thắng lợi tinh thần, kiểu A. Q". Người đời đánh giá nhau theo thái độ, cách cư xử hằng ngày, theo quan niệm đạo đức đương thời. Thế mà những hiện tượng tiêu cực lại nhằm vào lợi ích vật chất, bất chấp tiếng xấu về tâm lý. Thì cái hành vi tiêu cực ấy cũng ghê gớm đấy chứ?

Để chống lại các hiện tượng tiêu cực, không thể dùng tinh thần, ngôn từ, đạo đức, lòng tốt... mà phải dùng một sức mạnh vật chất ở trong mỗi cá nhân và cộng đồng lớn nhỏ: sức lao động!

Sức lao động càng thấp thì càng gần với tự nhiên hoang dã, càng dễ ăn gian. Nền văn minh càng cao thì sức lao động càng cao, càng cách xa trạng thái thiên nhiên. Thế là thông qua các hiện tượng tiêu cực, lịch sử đưa ra một nguyên lý mới: Muốn có một lợi ích lớn hơn thì phải có một sức lao động cao hơn. Và theo nguyên tắc "ngang giá", sức lao động cao hơn phải được hưởng một lợi ích vật chất cao hơn, xứng đáng với nó.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • "Phản văn hóa" - trách nhiệm là ở người sản xuất, truyền bá

    03/10/2014Nguyễn HòaKhi mà khái niệm "sốc văn hóa" ngày càng được sử dụng phổ biến trong sinh hoạt xã hội ở Việt Nam thì câu hỏi "sốc văn hóa" là gì, "sốc văn hóa" có ý nghĩa như thế nào... lại cần đặt ra và trả lời. Vì chỉ có như vậy, khái niệm này mới được sử dụng đúng với ý nghĩa của nó, nhất là đối với các hiện tượng gây "sốc" mà bản chất của chúng lại là "phản văn hóa"...
  • Bảy bước tới tha hóa

    16/06/2020Vương Trí NhànKhi một đứa trẻ đánh mất của quý gì đó, người ta phải căn vặn hỏi han xem quá trình đánh mất diễn ra như thế nào bởi nghĩ rằng qua đó, giúp cho nó biết tự giữ gìn của cải và từ nay trở đi không đánh mất nữa. Quá trình tha hoá, quá trình tự đánh mất mình ở chúng ta có chỗ khác. Ai cũng chỉ sống một lần trên đời, cái gì mất đi thì vĩnh viễn không lấy lại được nữa...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Suy đồi, Nghi ngờ - Hại nhau, Cách chống tiêu cực

    12/11/2019Vương Trí Nhàn...tại sao ta lại không biết dằn lòng mà theo nhau, không biết đem lòng thành thật mà đối đãi với nhau, lại cứ nghi ngờ ghét bỏ nhau, thật là ngu quá không thể hiểu được...
  • Mối quan hệ giữa sở hữu tư và tha hóa

    26/03/2018Ngụy Tiểu BìnhC.Mác đã không chỉ dùng khái niệm tha hoá để giải thích về sự đối tượng hoá (sự vật hoá) bản chất con người, mà còn dùng nó để chỉ rõ các quan hệ kinh tế tư bản chủ nghĩa cũng như vạch trần sự bóc lột trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Song, C. Mác vẫn chưa có sự phân biệt rõ hai phương thức biểu thị khác nhau của sự đối tượng hoá bản chất chủ thể, đó là: sự tha hoá nội sinh (dị hoá) và tha hoá ngoại sinh (ngoại hoá)...
  • Bóc Lột ngoài kinh tế

    30/04/2016Nguyễn Trần BạtSuy đến cùng, bóc lột ở thời nào cũng đều kéo dài kiếp sống lầm lũi, kém phát triển của cả tầng lớp dân chúng nghèo khổ trong xã hội. Đích cuối cùng của chúng ta không phải là chống lại bóc lột, mà là chống lại chính sự bần cùng hóa con người. Nói cách khác, chúng ta phải giải phóng con người ra khỏi đời sống kém phát triển và tạo không gian tự do sáng tạo để họ có thể phát huy hết năng lực của mình...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: hủ bại tầm thường, bóc lột thay quản lý

    15/06/2015Vương Trí NhànTính nhút nhát, động làm việc gì thì lo trước nghĩ sau, không dám quả quyết làm ngay. Thí dụ như chưa đi buôn đã lo lỗ vốn, chưa làm ruộng đã sợ mất mùa. Quanh năm chỉ ngồi một xó không được một trò gì...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: tha hóa tự nhiên, đáng chê cười

    20/04/2015Vương Trí NhànNước ta, đạo Khổng Mạnh dĩ đức báo oán là chữ nhãn, dĩ tiểu sự đại là chữ trí, ai chết mặc ai không học chữ kiêm ái, dở khôn dở dại cứ giữ đạo trung dung(1), trải mấy ngàn năm vua tôi cha con quan dân thầy trò từ trên chí dưới cứ ở trong phạm vi cái đạo đức ấy đã gây nên một nến văn hóa rất có đặc sắc cho đến ngày nay...
  • Nhận diện những hiện tượng phản văn hóa

    27/10/2014Phùng HiểnỞ nước ta, nhiều năm gần đây cùng với sự xuất hiện các giá trị văn hóa mới, những hiện tượng phản văn hóa ngày một gia tăng. Nhận định và đấu tranh với các phản văn hóa không phải một việc đơn giản. Có những phản văn hoá lại nhân danh văn hóa, nhân danh chủ nghĩa nhân đạo tồn tại như những mẫu mực sống của một cộng đồng người nhất định...
  • Tiền! đâu là ranh giới giữa sự tha hóa và sức bật?

    24/06/2014Mai LanMột khi cơ chế hoạt động kinh tế - tài chính của nền giáo dục (GD) không minh bạch và thiếu khoa học thì hậu quả nhận được sẽ khôn lường. Nó chính là nguyên nhân dẫn đến tham nhũng, tiêu cực, tính công bằng xã hội trong GD bị triệt tiêu và trên hết nó sẽ làm chậm lại sự phát triển của nền GD, dù chúng ta có trong tay hàng núi tiền! – Đó là lời cảnh báo của nhiều nhà nghiên cứu GD...
  • Tham nhũng và tham nhũng tinh thần

    29/11/2011Nguyễn Trần BạtNếu như chống tham những vật chất có mục đích là làm trong sạch đời sống xã hội thì chống tham nhũnng tinh thần có nhiệm vụ là chống lại sự rủi ro đối với sự phát triển của nhân loại.”
  • Về cái Tích cực và Tiêu cực

    04/10/2013Nhà văn Nguyên NgọcĐã bao nhiêu lần chúng ta nói về cái khái niệm đẹp đẽ "nhân dân làm chủ". Nhưng làm chủ bằng cách nào vậy? Cái số đông và vì là số đông nên lại trừu tượng ấy có thể thực sự làm chủ bằng cách nào?
  • Thử liệt kê những cách tham nhũng

    15/12/2008Nguyễn Tất ThịnhỞ đâu có chính quyền, có quyền lực, ở đó có nguy cơ tham nhũng, lạm quyền vì tư lợi. Đó là thách đố muôn thuở với các xã hội văn minh. Nhưng điều quan trọng là cách mà người ta xử sự với những vấn đề, vụ việc đã và đang xảy ra để xây dựng lòng tin về một xã hội tươi đẹp hơn mà mọi người đều yên tâm, yên ổn, yên vui trong một cuộc sống có nhiều khó khăn...
  • Một số đặc điểm tâm lý của người nông dân Việt Nam ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình hội nhập kinh tế

    14/10/2008Nguyễn Hồi LoanTrong quá trình vận động và phát triển của mỗi dân tộc trên thế giới, các dân tộc đều hình thành truyền thống văn hoá đặc trưng cho dân tộc mình. Văn hoá là sản phẩm của con người và tự nhiên, nên mọi sự khác biệt trong truyền thống văn hoá của các dân tộc là do sự khác biệt về điều kiện tự nhiên (địa lý - khí hậu) và xã hội (lịch sử kinh tế) quy định. Trong phát triển kinh tế hiện nay, xu hướng hội nhập kinh tế giữa các nước là một tất yếu và như vậy sẽ dẫn đến sự "va chạm" giữa các nền văn hoá khác nhau.
  • Thể chế lạc hậu và căn bệnh tham nhũng

    13/04/2008Nguyễn Trần Bạt
  • Một số ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý sản xuất nhỏ tới hoạt động lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ ở nước ta hiện nay

    02/03/2007Ths Trần Sỹ DươngVới những đặc trưng cơ bản như: mang tính chất tự cấp tự túc được tiến hành theo kinh nghiệm là chủ yếu, kỹ thuật thủ công thô sơ, lạc hậu, có tính chất phân tán, khép kín...nền sản xuất nhỏ là cơ sở chủ yếu hình thành nên lối tư duy kinh nghiệm, tầm nhìn thiển cận, thói tự do tùy tiện, vô tổ chức, vô kỷ luật, coi thường luật pháp, cục bộ địa phương...
  • Đặc điểm Tham nhũng ở Việt Nam

    30/11/2006Nguyễn Ngọc ChíVề khái niệm tham nhũng, cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu làm rõ nội hàm của khái niệm này và đã có nhận thức tương đối thống nhất của giới khoa học cũng như của các chính khách trong nước và thế giới. Liên hợp quốc cũng đưa ra khái niệm tham nhũng với các dấu hiệu đặc trưng của nó...
  • Chảy máu chất xám: Một hình thức giàu bóc lột nghèo?

    14/10/2006Minh ChiếmKhông ai nói đến hiện tượng chảy máu chất xám từ các nước công nghiệp phát triển sang các nước đang phát triển, mà chỉ có duy nhất một hình thức ngược lại. Hậu quả hiền nhiên của tình trạng này là những nước nghèo đang thiếu thốn nhân tài thì lại ngày càng thiếu thốn...
  • Khắc phục 7 biểu hiện tiêu cực trong công việc

    27/07/2006HR Vietnam (Theo Ezinearticle)Một khi hiệu suất công việc ngày càng đi xuống, không chỉ những người quản lý mà mỗi nhân viên đều phải chịu một phần trách nhiệm dẫn hậu quả này...
  • Cần có cách nhìn mới đối với khái niệm “Bóc lột”

    02/03/2006Nguyễn Sĩ PhươngSự chuyển đổi từ nền kinh tế quản lý tập trung sang nền kinh tế thị trường buộc chúng ta phải có cách nhìn đổi mới với khái niệm “bóc lột" - một khái niệm có liên quan chặt chẽ cả về lý luận lẫn thực tiễn với một số vấn đề kinh tế và xã hội rất cơ bản hiện nay do thực tế đặt ra cần phải giải quyết...
  • Thử nhận diện bóc lột

    09/07/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngCâu trả lời mà chúng ta có sẵn là: trả tiền công thấp hơn giá trị mà lao động làm ra là bóc lột. Điều này là hoàn toàn đúng trong một mô hình tĩnh, và trong điều kiện giá trị với giá cả là tương đương nhau. Vấn đề là chúng ta phải áp dụng nó vào thực tế của nền kinh tế thị trường sống động và hiện thực như thế nào?
  • xem toàn bộ