Không không là không!

09:53 SA @ Thứ Sáu - 05 Tháng Hai, 2010

Vào đề mà kết luận ngay rằng dân thành thị ngày nay đã đánh mất thói quen tiêu thụ sản phẩm văn hóa, chắc dễ bị cho là hàm hồ.

Đây là điều ai cũng có thể quan sát được: ở công sở, nếu bạn mua được cuốn sách mới, vô tình để trên mặt bàn, sao cũng có dăm ba người cùng phòng hỏi mượn. Chuyền nhau đọc, xong rồi tấm tắc. Lâu lâu không đọc sách, hóa ra cũng có sách hay, cũng đáng đọc.

Rồi nếu vì một cơn nổi hứng rộng rãi, bạn mua vé xem kịch, mời cả phòng cùng đi. Kịch kinh điển của Tây và của ta, nhà hát thuộc loại hàng đầu trình diễn. Xem xong, lại bàn tán mãi không dứt. Đấy, nghệ sĩ của ta, có kịch bản hay cho họ dựng và diễn, họ cũng chứng tỏ tài năng ra trò, đâu có chịu thua kém. Thì ra lâu nay mình không đi nhà hát, không biết là sân khấu dù trong cơn khủng hoảng vẫn có vở xem được.

Nhưng tất cả những người khen sách khen kịch khen phim ấy tưởng đang trên đà bừng ngộ, họ sẽ tự đi mua sách và tự đi mua vé nhà hát. Sách mượn, vé tặng thì sẵn sàng, thưởng thức xong thì cũng thấy hay. Họ cũng thấy được giá trị của cuốn sách so với văn bản sách trên màn hình máy tính, thấy được ưu thế của không khí sống động nhà hát so với khi nó được truyền lại qua màn hình tivi. Nhưng bảo họ tự đi tìm mua sách mua vé thì… không không là không.

Họ không có thời gian và thiếu tiền?

Cánh đàn ông sau giờ làm việc có thể tiêu vung ít nhất hai giờ đồng hồ và bét ra là vài trăm bạc (chưa nói tiền triệu) ở các bãi bia, các tiệm rượu.

Cánh phụ nữ thì ngoài giờ làm việc, hoặc tụt tạt trong giờ, thường tha thẩn cửa hàng cửa hiệu, tẩn mẩn ngắm nhìn, chọn chọn lựa lựa. Kết cục của vài giờ vàng ngọc ở nơi mua sắm thì dăm bảy chục, một vài trăm (chưa nói tiền triệu) bỏ ra như không. Mỹ phẩm và dăm ba thứ tạp phẩm.

Thời gian ấy, tiền ấy, bảo họ ghé qua hiệu sách hoặc nhà hát thì… không không là không.

Dĩ thực vi tiên là câu cửa miệng. Cái ăn là quan trọng hơn cả. Vật chất là hàng đầu. Đúng quá. Bao nhiêu thế kỷ làm nghề nông thiếu đói. Bao nhiêu cuộc chiến tranh làm cho nghèo túng. Ngay cả khi trở nên khá giả thì cũng đã thành nếp, hễ tiêu thụ là hầu như chỉ tiêu thụ sản phẩm vật chất mà thôi.

Người ta đã đánh mất thói quen tiêu thụ sản phẩm văn hóa. Đến đây thì có thể kết luận như vậy. Kết luận này không hàm ý phiền muộn hay trách móc. Bởi cũng giống như đánh mất một vật báu, thiệt hại hơn cả bao giờ cũng là người đánh mất.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Những người “truyền lửa”

    18/11/2018Bách ViệtTừ bao đời nay và ở xã hội nào cũng vậy nhà giáo luôn là người chuyển tải tri thức của nhân loại đến các thế hệ trẻ thông qua công việc hàng ngày là dạy dỗ học trò. Nhờ đó, xã hội loài người tồn tại và không ngừng phát triển. Chính vị trí quan trọng của nghề dạy học trong xã hội đã tạo nên sứ mệnh thiêng liêng của người.
  • Người tiểu nông và quan lại

    15/09/2017Nguyễn Khắc ViệnNhà nước phong kiến tuyển chọn quan lại cao cấp qua các kì thi, mở cho mọi người tham gia (trừ phường hát và tất nhiên trừ phụ nữ). Việc khảo hạch gồm có những bài bình văn sách, đạo đức, chính trị, làm thơ, soạn các biểu chương hành chính.
  • Bàn về "những giá trị sống"

    13/07/2014Nguyễn Trần Bạt... rất mong ông trò chuyện giúp người trẻ suy nghĩ, nhìn nhận lại, đặt lại vấn đề về các giá trị nền tảng nhất cho cuộc sống. Mong ông cùng chia sẻ với độc giả về những điều họ cũng đang nghĩ, đang đi tìm và có thể chưa tìm ra hoặc tìm sai cho mình...
  • Nghĩ thêm về bản sắc

    21/12/2009Nguyên NgọcBây giờ thường nghe nói nhiều đến toàn cầu hóa và hội nhập, và mỗi khi nói đến hội nhập hầu như bao giờ cũng nghe kèm theo một chữ “nhưng” chặt chẽ và thận trọng: Hội nhập, đúng rồi, không thể không hội nhập trong thời đại ngày nay, nhưng phải luôn tâm niệm không được để mất bản sắc (cũng như hễ nói đến tiên tiến thì, nhưng, phải đậm đà bản sắc dân tộc).
  • Bàn về "những giá trị sống"

    29/11/2009Nguyễn Trần Bạt...một trong những nội dung quan trọng nhất trong tư duy của con người chính là lợi ích. Người không làm chủ các tư duy lợi ích, không thiết kế được công nghệ tư duy lợi ích và không biến tư duy lợi ích thành một nghệ thuật sống là người không có bản lĩnh trên thực tế...
  • Riêng và Chung

    09/10/2009Linh VânThời trẻ, khi còn là sinh viên ở bên Liên Xô cũ, tôi có thói quen mỗi khi đọc sách tiếng Nga, gặp câu gì hay thì lại mày mò tự dịch và chép lại vào từng chủ đề. Và thường là quên không đề nguồn đã trích những câu hay đó ra...
  • Văn hóa và Phát triển

    13/09/2009Nguyễn Trần BạtMặc dù có nội dung rộng lớn và phức tạp, văn hoá về cơ bản là một cấu trúc gồm: Tri thức, tín ngưỡng, đạo đức, truyền thống, pháp luật, thẩm mỹ và lối sống. Việc phân tích kỹ lưỡng cấu trúc của văn hoá vượt quá khuôn khổ của bài viết này, chúng tôi chỉ xin điểm qua ba thành tố quan trọng là tri thức, thẩm mỹ và lối sống...
  • Ám ảnh về bản sắc

    10/09/2009Lê Ngọc TràXu hướng hội nhập một mặt dẫn tới chủ nghĩa quốc tế trên mọi lĩnh vực, mặt khác làm nổi rõ nhu cầu về bản sắc dân tộc. Bởi vì nếu không có những điểm chung nhất định (tính quốc tế) thì không thể giao lưu, nhưng nếu không có cái riêng (bản sắc dân tộc) thì không có nhu cầu về trao đổi.
  • Văn hóa và lối sống của thanh niên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế

    27/08/2009PGS.TS. Phạm Hồng TungLối sống chỉ là những giá trị văn hóa, những mô hình và phương thức ứng xử được đa số cá thể của một cộng đồng người xác định nào đó chấp nhận (cái được lựa chọn) và hiện thực hóa trong hoạt động sống hằng ngày của họ. Trong số đó có cả những giá trị, những truyền thống và những cách ứng xử được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, nhưng cũng bao gồm cả những giá trị ngoại sinh, những cách ứng xử và những biểu tượng… ngoại nhập.
  • Hội nhập ngược về văn hóa

    25/08/2009Nguyễn Văn MinhVới tốc độ toàn cầu hóa chóng mặt như hiện nay, không còn đơn thuần là cuộc đua tranh giành quyền lợi giữa các liên minh đa quốc gia mà suy về bản chất – đó chính là cuộc ganh đua giữa các nền văn minh...
  • xem toàn bộ