Tiểu luận, nghiên cứu khoa học... bi hài ký

08:45 CH @ Thứ Tư - 11 Tháng Giêng, 2006

Tiểu luận, nghiên cứu khoa học là những “phạm trù” gắn chặt với sinh viên. Không thể phủ nhận nhiều trường, giảng viên và sinh viên coi đây là một công việc nghiêm túc, nhưng vẫn có những nơi, những người coi đây là một trò vui không hơn...

Công nghệ “cóp, pết”

Có nhiều nguyên nhân giải thích cho thực trạng một bộ phận sinh viên lại lười nghiên cứu khoa học như bây giờ. Nào là sinh viên bị ám ảnh bởi tình trạng hình thức, không thực chất, thậm chí vô bổ của không ít đề tài nghiên cứu khoa học, làm xong lại xếp đấy cho bụi phủ đầy. Nào là sự bận rộn với "cơm áo gạo tiền".

Họ không đủ kiên nhẫn và nghiêm túc tìm tòi trong nghiên cứu khoa học. Sự không hào hứng của một bộ phận giảng viên khi họ cũng bận trăm công nghìn việc: đi làm thêm, chăm lo gia đình...cũng là một nguyên nhân.

Hậu quả tất yếu là khi bắt buộc phải làm tiểu luận, nghiên cứu khoa học..., nhiều sinh viên làm cẩu thả cốt có điểm, không cần biết nó "quái thai dị dạng" hay vô bổ như thế nào.

Trong khi bạn bè đau đầu với niên luận thì Tuấn Anh (ĐH KHXH & NV HN) vẫn bình chân như vại. Bạn bè chọn những đề tài khá gai góc như "Báo chí với vấn đề định hướng tư tưởng", rồi "Việc sử dụng ảnh trên báo chí Việt Nam từ năm này đến năm kia", thì cậu lại chọn đề tài "Phóng sự trên báo điện tử X".

Thực ra đề tài này cũng khá "vất" nếu nghiên cứu nghiêm túc, nhưng đối với Tuấn Anh, cậu chọn đề tài này đơn giản chỉ là để copy, paste cho dễ dàng mà thôi. "Chẳng cần phải nhọc công lên thư viện tra từng trang báo in. Cứ lên mạng mà tìm rồi download những bài phóng sự, chuyển phông, "dán" vào niên luận, thế là xong".

Chỉ cần vài thao tác trên công cụ tìm kiếm siêu mạnh Google là cậu đã có một đống, tha hồ copy, paste.Và thế là bản niên luận trông khá "già dặn" của Tuấn Anh có hình hài như sau: Phần đầu định nghĩa phóng sự dài gần 4 trang là trích dẫn đông tây kim cổ về phóng sự với những giáo sưnày tiến sỹ nọ; trong tiếng Nga, trong tiếng Anh thì thuật ngữ là như thế này. Đây là phần cậu "mò" được trong niên luận của những anh chị khóa trước.

Phần chính vài trang là những lời bàn vô thưởng vô phạt về phóng sự trên tờ báo đó. Còn phụ lục hơn mười trang để in 6 bài phóng sự của báo này. Phần tài liệu tham khảo thì nực cười hơn, cậu xin của cả ba người rồi "3 trong1"."Càng trích dẫn sách tham khảonhiều thì càng oách, càng có dáng nghiên cứu". Và niên luận "già dặn" ấy đã được hoàn thành trong thời gian kỷ lục 2 ngày.

Chuyện của Minh - Đại học GTVT HN cũng không kém phần... vui vẻ. Thầy giáo giao cho cả lớp làm tiểu luận, mải "làm ăn" nên Minh quên béng đi mất. Đến gần hôm hết hạn Minh mới được lũ bạn nhắc cho. Cuống cuồng, Minh đem ngay tập tài liệu học tập (mà thầy phát cho sinh viên tự nghiên cứu) rải khắp các quán đánh máy chữ thuê trên đường Lương Thế Vinh, mỗi quán một trang nhờ họ cấp tốc hoàn thành. Minh chỉ có việc là phải nhớ rõ cửa hàng này phụ trách trang mấy để còn ráp vào cho đúng thứ tự.

Thế nhưng, do trục trặc, những trang văn bản đã được đánh máy lẫn lộn lung tung, không biết đâu là đầu đâu là cuối. Cuối cùng Minh chặc lưỡi "râu ông nọ cắm cằm bà kia", cắt dán loạn lên, khiến cậu đọc lại cũng chẳng hiểu. Có lẽ thầy giáo đọc lại cũng phát ốm lên vì ngay cái việc tưởng như đơn giản là chữ thầy trả thầy mà cũng không xong.

Nhưng rất may là thầy lại không đọc (?), và cả lớp vui vẻ khi thầy cho toàn là 7, 8 điểm.

Và những tai nạn... để đời

Không chỉ có tình trạng đáng buồn như trên, mà sinh viên nhiều khi còn "dính" những tai nạn để đời, "vừa bi tráng vừa hào hùng". Phần lớn tai nạn này do sự bất cẩn, nghịch ngợm, không nghiêm túc.

Khi kể chuyện này, Tân - khoa Công nghệ Thông tin ĐH BK HN vẫn không khỏi vừa ôm bụng cười vừa... sợ. Không sợ sao được khi suýt nữa thì cậu phải về quê tạm nghỉ một năm, hoặc bị đuổi học vì một lý do rất trời ơi đất hỡi.

Tân làm nghiên cứu khoa học cùng một nhóm bạn. Mọi chuyện thuộc về vấn đề nghiên cứu đã hoàn thành hết sức êm đẹp, nhưng chỉ còn một chuyện liên quan đến "đời thường" là tên của giảng viên thì cậu và nhóm lại không nhớ. Tất nhiên chuyện này chẳng quan trọng gì vì chỉ cần "phôn" hỏi lớp trưởng là ra ngay.

Tân liền đề ngay sau tiêu đề Giảng viên hướng dẫn 1: "Biết ghi tên ông nào…, phải đợi hỏi lại đã". Mải bận bịu với nhiều chuyện khác, đến hạn Tân hồn nhiên ghi vào đĩa rồi nộp cho thầy. Tối hôm đấy, ngồi buồn giở bài tập lớn ra "ngâm cứu" lại, Tân mới tá hỏa phát hiện ra điều trên. Nhóm của Tân chìm trong lo lắng, đến nỗi cậu bạn sau khi đã hoàn thành công việc thở phào về quê Nghệ An ăn cỗ cưới nghe thế cũng tái xanh tái xám mặt lóp ngóp mò lên.

Nhóm của Tân nghĩ rằng thế là tiêu rồi, vì thường là thời điểm này thầy đã đọc qua. Nhưng cố cứu vãn, cậu lên mạng, vào trang web của trường và may mắn tìm được điện thoại của thầy. Sau một hồi thăm dò khéo léo và phát hiện ra thầy chưa kịp đọc vì quá bận, Tân mới bịa ra lý do là "sản phẩm của chúng em còn một sai sót nhỏ, xin thầy cho em xin lại để sửa chữa". May là thầy đồng ý, thế là nhóm của Tân thoát, "không thì về quê cày ruộng".

Chuyện những anh chàng đãng trí nghịch ngợm hoặc đang si tình, nhàn cư vi bất thiện liền điền bậy bạ như: Mục đích nghiên cứu: Lấy được trái tim nàng;Khách thể nghiên cứu: Nàng;Thời gian nghiên cứu:Từ bây giờ cho đến khi tán được nàng...quả thật không là chuyện tiếu lâm nữa.

Lúc đầu họ viết vào tưởng chỉ để vui với nhau, nhưng không ngờ bận nhiều chuyện quá nên quên khuấy. Tuy nhiên, vẫn còn may là đến phút chót, họ kịp phát hiện ra trước khi nó đến tay giảng viên.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đừng thu nhận tri thức kiểu... “văn hoá quà vặt”

    14/06/2019Vân LongThời gian cho mỗi người như một tấm vải, nếu tập trung ta có thể may được vài bộ áo quần tử tế. Nếu thu nhận tri thức theo kiểu “văn hoá quà vặt” “kiến thức quà vặt”, ta sẽ chỉ có được những “chiếc khăn tay sặc sỡ vụn vặt mà thôi.
  • Có phải là tính hiếu học?

    15/09/2018Nghiêm Xuân MinhNhững điều thực tiễn quan sát được gợi cho tôi phải suy nghĩ về truyền thống hiếu học của người Việt chúng ta và tôi có phần hoài nghi về sự khẳng định tính hiếu học đó.
  • Trí thức và nửa trí thức: Đến cả sự nhợt nhạt cũng giống nhau đáng sợ

    16/05/2016Ngô Tự LậpTrích đăng từ bài “Giáo dục, Trí thức và nửa đường còn lại” của Ngô Tự Lậpbàn về trí thức và nửa trí thức.
  • Tản mạn về trí thức và trí giả

    31/01/2016Trương Xuân HươngTrong “Từ điển tiếng Việt” do Viện Ngôn ngữ học biên soạn, GS Hoàng Phê chủ biên, hai từ “trí thức” và “trí giả” không có nghĩa khác nhau là mấy...
  • Bàn về “Cái vô lý” và “Cái thiếu hiểu biết” trong xã hội

    01/07/2015Vũ Duy PhúLâu nay, những ai quan tâm đến cải cách giáo dục, đều thấy rõ tầm quan trọng của việc xác định “Triết lý Giáo dục". Có lẽ cũng không thừa, nếu nói một chút về khái niệm Triết lý nói chung...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Học dở, dốt thông, vội vã bắt chước

    23/05/2015Vương Trí NhànNhất ghét là xấu làm tốt dốt làm thông, mượn cái văn minh của người mà trang sức bề ngoài, kỳ thực trăm việc chẳng ra gì, mà nhân cách một ngày một hư, phong tục một ngày một nát; ngọc vàng bề mặt, thối nát bề trong, văn minh chẳng thấy đâu mà càng ngày càng thêm man rợ...
  • SV ngủ gục, chán chường vì sao?

    28/10/2014Tôi không muốn học, tôi không muốn làm việc, tất cả đều làm tôi chán ngán và thất vọng... Hiện tượng này không còn hiếm nữa trong giới sinh viên. Một thế giới trẻ năng động, nhiềt huyết, đầy hoài bão và ước mơ ở đâu rồi? Tương lai của một đất nước đang ngủ gục, chán chường.. Vì sao?
  • Từ một kỷ lục về trích dẫn

    09/10/2014Nguyễn Hoàbài viết chỉ quảng 10 trang giấy mà kèm theo tới 53 trích dẫn và chú thích! Khiếp quá, đọc một tiểu luận tần đầy các trích dẫn theo lối “ông John” cho rằng, “bà Smith” từng viết, rồi ông “ốp” ông “ép” đã nói…, tôi không thể nắm bắt đâu là khám phá, quan niệm học thuật của NN và đâu là khám phá, quan niệm “nói theo”...
  • Bát nháo học... thuê

    05/11/2005Trần Văn - Nguyễn HoàngMột ngày cuối tháng 10 vừa qua, tôi nhận được nội dung cuộc gọi của Nguyễn Hồng Q: “8 giờ mày sang lớp tại chức trường T. học hộ tao nhá. Hôm nay ở bên trường X, tao phải kiểm tra giữa kỳ. Chiều nay tao mời mày đi uống bia”.
  • Sinh viên = Xoàng xĩnh?

    29/09/2005Nguyễn Trương QuýTại sao vẫn tồn tại quan niệm là sinh viên thì luôn đi cùng với sự lúi xùi, xoàng xĩnh, với không gian nhà trọ tù đọng, với học như đi xem phim rạp, hết phim rồi sẽ ra, thế nào cũng tốt nghiệp?
  • Chưa có văn hoá khoa học

    17/06/2005Bùi Mộng HùngTây cũng như Đông, đều tìm hiểu thiên nhiên, tìm hiểu con người. Ngày nay tinh thần khoa học rất nghiêm ngặt trong tiêu chuẩn của cái biết. Thâm tâm một số “tri thức” và “học giả” Việt Nam trong cũng như ngoài nước, không khỏi cho rằng ta, Đông phương đã biết cả rồi...
  • "Du" nhiều "học" ít

    12/11/2003Thời gian gần đây vấn đề du học đang sôi động, đầy bức xúc. Những thông tin tuyển sinh hội thảo, những suất học, những suất học bổng hấp dẫn tràn ngập trên các báo, tạp chí Tuy nhiên, liệu có phải sinh viên nước ta đi du học chỉ vì mục đích nâng cao trình độ, mở mang trí thức, hiểu biết bằng việc tiếp xúc với các nền giáo dục phát triển hay còn có những nguyên nhân khác
  • Lỗi của dân trí?

    11/11/2003Thư HoàiXả rác, phóng uế bừa bãi nơi công cộng, đi lại lộn xộn trên đường phố, đeo bám quấy nhiễu du khách, mở nhạc to hết cỡ làm náo động cả xóm trong đêm... Lý giải những thói xấu đó nhiều người cho là tại dân trí còn thấp, cần nhắc nhở giáo dục. Nhưng ở đây, có thật là do dân trí thấp?
  • Gán nhãn chất lượng cho học hiệu, học hàm

    03/11/2003Trong nhiều năm qua đã có biết bao bài viết phân tích nguyên nhân làm nền giáo dục của chúng ta, phổ thông cũng như đại học, có chất lượng yếu kém. Nhưng hình như chưa mấy ai nhấn mạnh đúng mức tới vai trò đặc biệt quan trọng của những nhà khoa học, những người thầy trong việc nâng cao chất lượng giáo dục...
  • Minh triết đại học đến từ đâu?

    28/05/2003Đã từ lâu, bất cứ ai quan tâm đến nền giáo dục đại học đều nhận thấy rằng lối giảng dạy như hiện nay không thể nào kích thích được năng lực tư duy độc lập, phát triển óc phê phán, biết hoài nghi khoa học, biết và dám không phục tùng ngụy lý, biết và dám phê phán cái lạc hậu, cái sai lầm nơi người học Tức là lối giảng dạy đó không thể mang lại sự "minh triết” cần phải có của một nền giáo dục đại học "chính danh". Tại sao lại như thế vậy, cái gốc của tình trạng này hệ tại ở đâu?
  • Sinh viên phải là nhà nghiên cứu

    10/03/2003Trong hai ngày 7 và 8/3, tại Vĩnh Phúc, đã diễn ra hội thảo quốc gia “đổi mới phương pháp dạy - học ĐH, CĐ”. Phát biểu trong chương trình khai mạc, giáo sư Hoàng Tuỵ cho rằng: đã có nhiều thảo luận về đổi mới giáo dục ĐH nhưng đến nay vẫn chưa có sự thống nhất. Chưa có sự thống nhất về sứ mạng, mục tiêu mà đã bàn về phương pháp thì không thấu đáo, nhưng “đành phải tạm thôi”.
  • xem toàn bộ