Tính Sáng tạo liên quan với đa văn hóa và khoan dung?

06:01 CH @ Chủ Nhật - 22 Tháng Bảy, 2007

Công nghệ và thế giới “phẳng” làm giảm thiểu sự khác biệt giữa các nước về truy cập thông tin và khả năng sản xuất hàng hóa. Hơn kém nhau bây giờ là: dùng thông tin đó để sáng tạo ra cái gì có giá trị nhất và thiết kế ra sản phẩm mới có giá trị vượt trội so với hàng hóa thông thường. Bị cạnh tranh bởi các nước đang phát triển như Trung Quốc và Ấn Độ, Mỹ và các nước phát triển truy tìm và phát huy tối đa thế mạnh cốt lõi của họđó là tính sáng tạo.

Các yếu tố thúc đẩy tính sáng tạo

Trong khi nghiên cứu về các vùng, thành phố thuận lợi cho việc phát triển công nghệ cao, GS Richard Florida, Đại học Carnegie Mellon (Mỹ) đã đưa ra khái niệm về “Giai tầng Sáng tạo”. Đó là giới khoa học, kỹ sư, giáo sư, văn nghệ sỹ, diễn viên, nhà thiết kế, kiến trúc sư, các học sỹ, nhà nghiên cứu, các nhà tư tưởng, nhà báo... Ngoài ra, họ còn là những người làm các nghề mang tính sáng tạo, ví dụ: nghề y tế, luật pháp, quản lý kinh doanh, công nghệ cao... Những người này có thể nghĩ ra những phương pháp, sản phẩm nổi trội nhưng lại không nằm trong danh mục công việc của họ. Cái mà người ta muốn họ làm là: suy nghĩ theo cách riêng của họ. Họ đưa các giải quyết độc đáo và nhiều nhận xét khác biệt. Họ đến từ nhiều nghề, nhưng đều có cái chung, đó là: tính sáng tạo, tính cá nhân, sự khác biệt và sự xuất sắc. Họ đem lại giá trị sáng tạo cho xã hội. Tính sáng tạo càng có giá trị, giai tầng sáng tạo càng phát triển.

Nhà đồng sáng lập Microsoft, PaulAllen, thời trẻ là một hippie say mê Rock. Ông đã lập bảo tàng tưởng niệm ca sĩ JimiHendrix.Khi điều tra, xếp hạng các thành phố, khu vực ở Mỹ theo tính sáng tạo, khả năng Đổi mới công nghệ (Innovation), phát triển công nghệ cao, Florida đã phát hiện những điều lý thú về các yếu tố thuận lợi cho tính sáng tạo và đưa ra Chỉ số sáng tạo (Creativity Index) để đánh giá tính sáng tạo của các thành phố, vùng miền ở Mỹ. Trong đó, Florida thấy rằng: TST có mối tương quan thuận, ví dụ: với các hoạt động vui chơi giải trí - văn hóa đường phố (nhất là về đêm), với các điểm biểu diễn ca nhạc, các triển lãm nghệ thuật, các nhà hát kịch, các quán café, quán ăn nhỏ, các nghệ sỹ biểu diễn trên đường phố nơi không mấy phân biệt giữa người biểu diễn và khán giả...

Cộng đồng sáng tạo thường tìm đến những nơi có “rào cản” kinh tế-xã hội thấp nhất, những nơi mà người ta có thể dễ dàng ổn định cuộc sống, nơi có nhiều cơ hội việc làm khác nhau (GS Florida gọi là những cộng đồng “cắm điện là sài” - Plug-And-Play Communities). Họ thường không chỉ dừng ở các yêu cầu sinh sống vật chất bình thường mà có những cách sống với những nét riêng biệt. Florida phát hiện ra rằng những nơi thuận lợi cho tính sáng tạo cũng là những nơi người đồng tính thường định cư (chính vì điều này mà giới chuyên môn gọi đây là Chỉ số Đồng tính - GayIndex). Tương tự, tính sáng tạo cũng tương đồng với chỉ số “Nghệ sỹ” (Bohemian Index) giành cho thị hiếu của các nghệ sỹ, nhà văn, họa sỹ... Người có tính sáng tạo, không phân biệt dân tộc và xu hướng giới tính, thường thích những nơi không thành kiến, khoan dung với sự khác biệt. Bản thân những người có tính sáng tạo và năng khiếu thường tự nhìn nhận họ là những người “ngoài lề’ (outsider) của cuộc sống bình thường. Người có tính sáng tạo thường hay muốn có sự đa dạng (diversity) và Florida coi đây là sự đặc trưng cơ bản nhất của họ. Họ thích những luồng tác động khác nhau, thích nghe nhiều loại nhạc khác nhau, thích dùng ẩm thực của những nền văn hóa khác nhau. Họ thích gặp, giao tiếp với những người khác họ để trao đổi quan điểm, tranh luận... Cộng đồng với tính sáng tạo thích những hoạt động vui chơi giải trí - văn hóa đường phố (nhất là về đêm). Họ thích các hoạt động thể thao ngoài trời hơn là giải trí thụ động trong nhà. Họ đánh giá cao tính chân thực (Authenticity) và tính duy nhất (Uniqueness) như các công trình lịch sử, các làng mạc nguyên sơ. Họ thích sự hòa trộn giữa các khu phố cổ với những mẫu mốt hiện đại. Điều này làm tính sáng tạo rất phù hợp với môi trường đa văn hóa, đến những công đồng đa sắc tộc mà Mỹ là một ví dụ điển hình. Giáo sư Lorida cho rằng không phải ngẫu nhiên mà thung lũng Silicon lại ở California, nơi có tính đa dạng cao và tập trung nhiều cộng đồng đa văn hóa. Chỉ số dồng tính, chỉ số “nghệ sỹ” và tính đa dạng văn hóa đều có cái chung: đó là lòng khoan dung đối với những cá tính dị biệt và sự khuyến khích khả năng sáng tạo độc lập trong mỗi con người, điều mang lại sự thịnh vượng trí tuệ cho mỗi xã hội, quốc gia.

Mỹ làm gì để nuôi dưỡng tính sáng tạo?

"Think different" (Nghĩ khác) - Khẩu hiệu nổi tiếng một thời của hãng máy tính Apple. Các Trường Đại học được chuyển mạnh từ việc học tập và giải quyết vấn đề (problem solving) sang việc tích cực khám phá (Discovery) và áp dụng tri thức (Application Of Knowledge). Họ đưa Trường Đại học từ mô hình dạy học (mang tính truyền đạt) sang môi trường khám phá của phòng thí nghiệm hay môi trường thử nghiệm của kỹ sư. Họ cho rằng đã đến lúc chúng ta-giới khoa học - công nghệ - cần học cách tiếp cận phi logic, mang tính cảm nhận không suy luận của các lĩnh vực có tính sáng tạo cao nhất, đó là âm nhạc, hội họa, điêu khắc, kiến trúc, thơ văn... để có thể đưa sự phát triển thăng hoa của thời Phục hưng đến với loài người lần nữa, khi mà kỹ nghệ (Engineering) như là một lĩnh vực văn hóa-nghệ thuật bên cạnh hội họa, âm nhạc... Khi việc xử lý các thông tin logic đã trở nên dễ dàng thì tính sáng tạo, trí tưởng tượng mới là quyết định. Sự phát triển chuyên môn sâu, nhấn quá mạnh vào tư duy logic (trong khi các bản năng cảm nhận khác bị sao nhãng) như những “phần mềm” cóp nhặt, không tương thích với “phần cứng”và các phần mềm khác, đến một lúc nào đó, sẽ kìm hãm tính “thông minh” (tức là tính sáng tạo) và dẫn đến những mâu thuẫn hệ thống. Tính sáng tạo nảy nở tốt nhất trong con người toàn diện. Vì vậy, các Công ty ngày càng coi trọng chỉ số EQ - sự mách bảo của Trái tim-chứ không chỉ IQ - sự sáng suốt của Trí tuệ.

Nhân tài - những người có tính sáng tạo cao từ khắp nơi trên thế giới là cái đích mà Mỹ ngắm tới qua chế độ nhập cư cởi mở, các học bổng tại các Trường Đại học hàng đầu, cơ hội ở lại làm việc, trang thiết bị nghiên cứu hiện đại, những quỹ và những nhà tài trợ say mê với các ý tưởng mới đầy mạo hiểm (đến mức bị coi là "điên rồ" ở Tây Âu), qua sự khoan dung, cởi mở đối với các nền văn hóa - tín ngưỡng xa lạ và các cá tính dị biệt... Họ cố ý đưa vào tổ công tác những thành viên từ các nền văn hóa, chuyên môn khác nhau để nhằm thu được những ý tưởng khác nhau nhất, có tầm “quét” rộng nhất các tình huống. Hầu như không ý tưởng nào bị coi là điên rồ.

Người ta cũng khoan dung hơn với các cá tính của người tài như thích nói và làm ngược số đông, tính khắt khe, tính cầu toàn, tính hướng nội, ít giao thiệp, ghét hình thức và sự gò bó, ghét tụ hội, thích sự riêng tư, thiếu kiên nhẫn, ít thể hiện mình, đãng trí... Người tài thích sự thách thức và các việc làm có ý nghĩa lớn, tác động đến nhiều người (ThápMaslow). Đó là điều các Công ty hàng đầu luôn tìm cách đáp ứng.

Phát huy tính sáng tạo về công nghệ

Đối với nhiều nước có điểm xuất phát thấp về khoa học-công nghệ và đang công nghiệp hóa, việc hiệu quả nhất là phát huy tính sáng tạo về công nghệ ở nơi làm ra nhiều của cải nhất cho xã hội đó là tại các doang nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệpnhỏ và vừa. Cần phổ quát hóa ý thức về công nghệ, sáng tạo trong ứng dụng công nghệ cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, vì họ thiếu khả năng đầu tư cho công nghệ.

Để đưa tính sáng tạo vào doanh nghiệp cần các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ. Ươm tạo doanh nghiệp công nghệ là đào tạo, hỗ trợ các doanh nghiệp công nghệ, đặc biệt là các doanh nghiệp mới thành lập về các kỹ năng cần thiết để tồn tại, phát triển trên thị trường. Việc hướng doanh nghiệp vào áp dụng công nghệ không những là nhân tố hiệu quả nhất để tồn tại trong cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa mà còn giúp các doanh nghiệp hòa vào trong các chuỗi cung cấp trên thế giới. Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp công nghệ hỗ trợ, tư vấn chuyên sâu cho doanh nghiệp về công nghệ, trong việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất kinh doanh như các hiểu biết về chuỗi cung cấp, công nghiệp phụ trợ, mạng lưới hậu cần toàn cầu, mạng lưới cung cấp toàn cầu, thuê khoán ngoài, quy trình sản phẩm từ ý tưởng, nghiên cứu, thiết kế, sản xuất, tiếp thị, kinh doanh, tìm lợi thế cạnh tranh, sở hữu trí tuệ, liên minh chiến lược, quy luật, phương thức và xu thế vận hành của các dòng công nghệ, vốn trong thời gian tới... Các doanh nghiệp công nghệ được hỗ trợ để phát triển thuận với thị trường, đặc biệt trong thời kỳ bắt đầu của hội nhập.

Sự đổi mới, tính sáng tạo trong các doanh nghiệp không chỉ về khoa học công nghệ mà còn cả về khoa học quản lý, quy trình sản xuất, tổ chức sản xuất, marketing, vận hành mạng lưới hậu cần công nghiệp, thiết lập liên minh chiến lược…

Trung tâm tài năng (Centres of Excellence) là mô hình phù hợp để phát triển tính sáng tạo. Mô hình này có thể là sự kết hợp của đào tạo và nghiên cứu, nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu ứng dụng, chuyên ngành và đa ngành, khoa học tự nhiên - công nghệ, khoa học về cuộc sống, khoa học quản lý và khoa học xã hội... Rất nên có các Trung tâm tài năng với sự tham gia của giới khoa học, doanh nhân, sinh viên, ViệtKiều, chuyên gia nước ngoài... Có nhiều chuyên gia, doanh nhânViệt Kiều, giới chuyên môn nước ngoài thể hiện nguyện vọng muốn làm trong các tổ chức không vì lợi nhuận (Not-For-Profit) về hỗ trợ, tư vấn công nghệ, kinh doanh ở Việt Nam nhưng chưa tìm ra nơi thích hợp.

Cầu thị với tính sáng tạo còn thể hiện ở sự rộng lòng khoan dung, thậm chí còn chào đón những suy nghĩ, cách đặt vấn đề, cách làm, cá tính khác biệt mà ta chưa quen. Những người chuyên môn, có thể chưa được mọi người yêu mến vì cá tính, cách sinh hoạt, nhưng chưa chắc đã là người vô ích. Họ có thể là những người với đầy tính sáng tạo. Trường hợp một viện nghiên cứu ở TPHồChíMinh gần đây tuyên bố sẽ có một viện trưởng Việt kiều bên cạnh một viện trưởng hiện tại phải chăng là một trong những bước đi theo hướng này?

Hỗ trợ tính sáng tạo còn thông qua việc sẵn sàng thay đổi các cách quản lý, các cơ chế cũ, mang nặng tính hình thức, duy thành tích... Các cơ chế hành chính cứng nhắc, không đặt lòng tin vào con người và có thể bóp nghẹt tính sáng tạo.

Để làm các điều trên và cho những bước tiếp theo, chúng ta rất cần một chương trình canh tân (Innovation Program) mà mọi người, đặc biệt là các DN, cần thực sự tâm huyết, lấy đó làm phương sách tồn tại và phát triển-rất giống như chương trình Quản lý chất lượng tổng thể (Total Quality Management) do Fleming đề xướng và đã góp phần phục hồi và thay đổi hoàn toàn nước Nhật vào những năm 1950 - 1960.

Chỉ số Đồng tính, Chỉ số “Nghệ sỹ” và Tính đa dạng văn hóa đều có cái chung: đó là Lòng khoan dung đối với những cá tính dị biệt và sự khuyến khích khả năng sáng tạo độc lập trong mỗi con người, điều mang lại sự thịnh vượng trí tuệ cho mỗi xã hội, quốc gia.

Khác với 20 năm trước, khi sinh viên Mỹ phải mặc những bộ complet xịn nhất và cố dấu các biểu hiện nào đó của khác biệt về văn hóa nhằm cho các nhà tuyển dụng thấy rằng họ phù hợp với nề nếp Công ty; Ngày nay, Florida chỉ ra: các Công ty Mỹ đang cố gắng để phù hợp với lối sống của sinh viên! Trilogy - một Công ty hàng đầu về IT của Mỹ lại trải thảm đỏ mời chào một anh chàng sinh viên thủ khoa của Carnegie Mellon nhưng với khuyên tai, xăm mình như một rocker thực thụ (và còn dùng anh ta để phỏng vấn, tuyển dụng các sinh viên khóa sau). Khi được Florida hỏi vì sao tuyển anh chàng này, Triology trả lời “Đơn giản, vì anh ta là một ngôi sao nhạc rock!”. CácCông ty công nghệ cao, nơi tính sáng tạo quyết định tính cạch tranh của họ, hiểu rằng: sự đa dạng, các năng khiếu đa ngành là lương thực nuôi sống tính sáng tạo. Các Trường Đại học nổi tiếng, các viện nghiên cứu đầy tính hàn lâm, các Công ty, các tổ chức... của Mỹ rất thích tuyển dụng những ngôi sao, những vận động viên thể thao, những người nổi tiếng, những hoa hậu, MC... vì họ mang lại sự khác biệt, tính nổi trội và là mầm mống cho tính sáng tạo. Trong hai người có cùng năng lực chuyên môn, thường người nổi trội về thể thao hay theo đuổi một đam mê văn hóa - nghệ thuật nào đó sẽ được chọn tuyển. Vì vậy, nếu bạn xin việc hay xin học ở một Trường Đại học ở Mỹ, đừng ngại cho họ biết rằng: bạn là một túc cầu gia có hạng, một đệ tử trung thành của môn nhảy hip-hop hay một người say mê thơ Đường.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Làm thế nào để bớt học vẹt và tăng tính sáng tạo?

    02/04/2016TS. Nguyễn CamViệc dạy và học ở các trường phổ thông hiện nay ở nước ta chịu tác động nặng nề bởi mục tiêu thi cử. Học để thi. Dạy để thi đua có thành tích thi cử tốt nhất. Do đó việc giảng dạy ở đây chủ yếu là truyền thụ các kiến thức, luyện các kỹ năng làm bài kiểm tra và bài thi mà ít để ý đến việc thông qua dạy kiến thức để dạy học sinh cách suy luận khoa học; rèn luyện tư duy độc lập, sáng tạo cho học sinh; ít khuyến khích các tìm tòi, khám phá...
  • Tư duy sáng tạo và phê phán trong giáo dục Mỹ

    30/09/2014Dương Ngọc DũngCó lẽ trong tất cả giảng trình tạo Đại học Harvard không có giảng trình nào thu hút nhiều sinh viên ghi danh học như giảng trình 101 tư duy về tư duy (101 thinking about thinking – 101 là mã số chung cho tất cả các giáo trình nhập môn tại đại học Mỹ).
  • Công bằng cho người sáng tạo

    31/10/2006Vũ Duy Thông...chỉ nói chuyện các văn nghệ sĩ bị phát hiện "đạo" thì cũng đã dài dòng và đau xót lắm. Mấy chục năm trước không may khi thấy hoặc không may khi biết chuyện đó. Có thể chuyện đó không có. Có thể chuyện đó không ai để ý. Có thể chuyện đó không ai nói ra nhưng rõ ràng là chuyện nghệ sĩ đi "chôm chỉa" của người khác để biến thành của mình là ít thấy...
  • Văn hóa với tiềm năng hoạt động sáng tạo của con người

    09/11/2006Nguyễn Văn HuyênVăn hoá là "bản tính thứ hai" của loài người, nơi chứa đựng toàn bộ tinh hoa trí tuệ, nhẩm chất, năng lực, ý chí, khát vọng và niềm tin của con người, nói tổng quát, đó là toàn bộ sức mạnh bản chất Người. Quá trình tạo ra thiên nhiên thứ hai thực chất cũng là quá trình loài người không ngừng tự nâng cao và hoàn thiện chính mình...
  • Sự hình thành con người với tư cách chủ thể sáng tạo

    30/07/2006Nguyễn Văn HuyênBản chất con người là sáng tạo (M.Goocki). Bất cứ ở đâu con người cũng làm theo thước đo cái đẹp (C.Mác). Thời đại khoa học - công nghệ - tin học mà tựu trung là thời đại của văn minh trí tuệ hiện nay, thực chất là thời đại của những phát minh và sáng tạo. Sự phồn vinh của loài người ở thế kỷ XXI sẽ được quyết định bởi tính sáng tạo trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học, nghệ thuật. Sáng tạo trở thành dòng chính của triết lý sống trong thế kỷ XXI...
  • Tưởng tượng và tài năng sáng tạo

    23/03/2006Nguyễn Chu Phác"Con người không biết tưởng tượng vẫn có thể thu thập được sự kiện. Nhưng nếu không có tưởng tượng sẽ không thể có phát minh vĩ đại, loài người sẽ không phát triển cả văn minh vật chất và văn minh tinh thần"... (Ti-mi-ria-zép)
  • Văn hoá là sự kết tinh của những sáng tạo

    09/03/2006Trương Gia BìnhSự khác nhau của các thời đại văn minh đó dựa trên những căn bản nào? Các nguồn lực quyết định sự tiến bộ trong mỗi thời đại văn minh là gì? Động lực thúc đẩy các quốc gia phát triển trong mỗi thời đại văn minh ở đâu?
  • Những trở ngại về tâm thức trong tư duy sáng tạo & giải quyết vấn đề

    17/01/2006Nguyễn Thúy HằngĐịnh kiến. Khi càng lớn tuổi thì càng có nhiều định kiến về mọi thứ. Những định kiến này thường làm cho chúng ta không nhìn nhận được thấu đáo những gì mà chúng ta đã biết hay tin tưởng là có thể xảy ra. Chúng ngăn cản sự thay đổi và tiến bộ. ...
  • Sáng tạo không ngừng đòi hỏi những câu hỏi thông minh

    06/12/2005Nguyễn Thúy HằngBài viết này được phỏng theo cuốn “Smart Questions: Learn to Ask the Right Questions for Powerful Results” (Jossey-Bass, SanFrancisco, 2004) của hai giáo sư Gerald Nadler và William J.Chandom - chủ tịch và phó chủ tịch Tổng công ty “The Center for Breakthrough Thinking”. ...
  • 6 yếu tố thiết yếu của tính sáng tạo công ty

    05/12/2005Trương Thu HàNếu như các công ty không thể nắm rõ các hoạt động sáng tạo cụ thể từ đâu tới hoặc chúng là gì thì họ có thể tiến hành một số biện pháp nhằm tăng thêm tần số xuất hiện của những hoạt động sáng tạo này...
  • Kinh tế tri thức cần Ý tưởng sáng tạo

    06/10/2005Hiện nay, nhiều nhà chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật nước ta đang sôi nổi luận bàn về kinh tế tri thức và hiện cũng có một xu hướng xem kinh tế tri thức là một mục tiêu vươn tới, là chiếc đũa thần đưa con thuyền kinh tế ốm yếu Việt Nam vượt lên. Trong khái niệm "vươn tới" người ta dễ dàng hình dung đến một tiến trình học tập, chiếm lĩnh kho tri thức quý báu của nhân loại tiên tiến làm vốn tri thức cho mình, cho nền kinh tế tri thức của mình. Thật đơn giản. Nhưng nếu sự việc đơn giản như vậy, trong bối cảnh cả thế giới cũng chen tay nhau rướn lên, xây dựng nền kinh tế tri thức cho quốc gia mình, thì vị trí Việt Nam có gì khác so với cuộc chạy đua khoa học, công nghệ hiện đại?
  • Sáng tạo là gì?

    06/08/2005Là dám nghĩ khác và dám làm khác. Vậy thôi!
  • Khơi nguồn cảm hứng và năng lực sáng tạo

    06/07/2005Nội dung FISH! Tales – Khơi nguồn cảm hứng và năng lực sáng tạo ghi lại những câu chuyện có thật về sự tác động tích cực của Triết lý Chợ Cá vào các công ty nổi tiếng: Hãng xe Ford, Công ty Dịch vụ Kết nối toàn cầu Sprint, Công ty Tile Tech… Thành quả ấn tượng của các doanh nghiệp này chứng minh cho một chân lý: Nếu ta biết tạo ra một môi trường làm việc đầy ắp tiếng cười, nếu ta biết sống trọn vẹn cho ta và cho mọi người xung quanh thì chắc chắn ta sẽ thành công hơn, khách hàng sẽ đến với ta nhiều hơn, nhân viên sẽ làm việc tận lực và trung thành hơn.
  • Sáng tạo ở bên bờ hỗn độn...

    20/05/2005GS. Phan Đình DiệuKhả năng sáng tạo ở bên bờ hỗn độn, một khả năng phổ biến của mọi hệ thích nghi phức tạp mà ta gặp khắp nơi trong mọi lĩnh vực tự nhiên, sự sống cho đến kinh tế, chính trị, xã hội cung cấp cho con người những cách hiểu mới về cách thức tiến hoá của giới tự nhiên và qua đó sự tiến hoá của các loại hệ thống khác, kể từ khi học thuyết tiến hoá ra đời vào giữa thế kỷ 19...
  • Vì sao học sinh Việt Nam không sáng tạo?

    25/05/2003Nguyễn Hiếu NhânHọc sinh Việt Nam nói chung là chăm học và học giỏi. Trong các cuộc thi quốc tế toán, tin, vật lý, hoá học..., Việt Nam luôn được coi là cường quốc. Người Việt trẻ ở nước ngoài cũng thường chiếm tỷ lệ cao trong số các học sinh – sinh viên đỗ đầu các kỳ thi. Tuy nhiên, sau những thành tích đó, chúng ta thấy hầu như rất ít học sinh có sáng tạo đáng kể, tương xứng với thành tích vinh quang mà họ đạt được.
  • Năng lực tư duy sáng tạo trong thời đại ngày nay

    15/02/2003Nguyễn Thanh Huyền, Pháp B – K35F...trong thời đại ngày nay, khi nhận thức của con người đã đạt đến một trình độ cao hơn, thì năng lực tư duy không còn giữ nguyên nghĩa mà đã trở thành năng lực tư duy sáng tạo. Bởi lẽ, người ta không chỉ tư duy để có những khái niệm về thế giới, mà còn sáng tạo nhằm thay đổi thế giới làm cho thế giới ngày càng tốt đẹp hơn. Với sinh viên nói riêng, năng lực tư duy sáng tạo đã trở thành một trong những điều kiện cần thiết để đem lại cho họ một công việc hứa hẹn khi ra trường hay xa hơn nữa là một chỗ đứng vững chắc trong xã hội và trên thế giới.
  • Biết tự học và biết sáng tạo

    12/02/2003Quang DươngQua những sáng tạo được thể hiện từ thời Thomas Edison đến thời Bill Gates, giới khoa học kỹ thuật ngày càng nhận thấy giữa trí sáng tạo và việc tự học có một mối liên hệ nhân quả. Tạp chí Science et Vie (Pháp) đã viết :"Ai tự học mạnh nhất, người đó tích lũy được một tiềm năng sáng tạo dồi dào nhất. Ngược lại, ai có nhu cầu sáng tạo nhiều hơn, người ấy càng thôi thúc ý chí tự học cao hơn".
  • Khoa học sáng tạo và Phương pháp luận sáng tạo

    12/02/2003Trên con đường phát triển và hoàn thiện, KHOA HỌC SÁNG TẠO (Heuristics, Creatology) tách ra thành một khoa học riêng, trong mối tương tác hữu cơ với các khoa học khác (có đối tượng nghiên cứu, hệ thống các khái niệm kiến thức riêng, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu riêng...)
  • Phương Pháp Luận sáng tạo: 21 & một

    11/02/2003...sau 21 năm các thầy tự trang trải, chèo chống để truyền bá nó ở nước ta? Phải chăng là làm sao phát triển tiếp TSK - Trung tâm đầu tiên và đang là duy nhất của Đông Nam Á chuyên giảng dạy và nghiên cứu PPLST...
  • Altshuller - cha đẻ của phương pháp luận sáng tạo

    11/02/2003Genrich Saulovich Altshuller (1926-1998) là người khai sinh ra phương pháp luận sáng tạo TRIZ (giúp canh tân, sáng chế sản phẩm mới trong khoảng thời gian ngắn nhất), là một trong những nhà bác học kiệt xuất nhất của thế kỷ 20.
  • Phương pháp giúp con người sáng tạo

    11/02/2003Kỹ sư Dương Xuân Bảo, người được mệnh danh là nhà truyền bá tư duy Altshuller vào Việt Nam, khẳng định rằng phương pháp luận sáng tạo (TRIZ) sẽ giúp mọi người tiếp cận vấn đề trực tiếp và khoa học hơn, nâng cao sự nhạy bén và khả năng sáng tạo.
  • Trường đại học sáng tạo sáng chế TRIZ

    10/02/2003Trường đại học sáng tạo sáng chế được thành lập theo sáng kiến của Thầy Altshuller và Thầy cũng là người cấu trúc chương trình, nội dung giảng dạy. Trường có mục đích đào tạo các nhà sáng chế chuyên nghiệp, các nhà nghiên cứu, giảng dạy phương pháp luận sáng tạo (PPLST) và các nhà tổ chức hoạt động sáng tạo sáng chế.
  • Tâm lý "thích sáng tạo" là nội lực rất quan trọng

    10/02/2003Ta thường nói "nâng cao dân trí" nhưng ít khi đi vào nội dung cụ thể, vô hình chung đồng nhất với nâng cao cấp "phổ cập giáo dục", coi phổ cập đến cấp học nào thì cấp học đó là mặt bằng dân trí. Nếu bảo đảm được chất lượng giáo dục theo hướng phục vụ tốt cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa thì nghĩ như trên là được. Nhưng trong thực tế thì việc học trong nhà trường chúng ta hiện nay phổ biến vẫn là thầy nhồi nhét kiến thức, học trò tiếp thu thụ động, nhiều yêu cầu khác cần thiết để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa xem ra có vẻ xa vời.
  • Mở rộng năng lực sáng tạo của những người thầy

    10/02/2003hãy mở rộng không gian sáng tạo của các nhà giáo Việt Nam, cho các thầy giáo Việt Nam để họ có điều kiện phát huy nội lực của mình, trở thành các nhà trí thức ưu tú, xuất sắc của dân tộc, những bậc thầy không những của thế hệ trẻ mà còn của đất nước, xứng đáng là những sứ giả về tư tưởng, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, của chủ nghĩa nhân văn Việt Nam và của trí tuệ thời đại, trong thế kỷ 21.
  • Phương pháp luận sáng tạo hay trò chơi nguy hiểm?

    10/02/2003Tuấn Thành5 kg là số lượng tài liệu của một môn học được gửi đến các cấp lãnh đạo có liên quan nhằm vận động đưa môn học này vào giảng dạy trong chương trình đại học. Đó là môn học gì mà tài liệu lại đồ sộ đến như vậy?
  • Làm gì để có một thế hệ khoa học trẻ năng động, sáng tạo?

    08/02/2003Mai Lan* Đại học phải kết hợp giảng dạy với nghiên cứu khoa học * Từ bỏ lối dạy và học từ chương khoa cử * Tiếp tục mở rộng cửa ĐH * Nâng cao chất lượng ĐH trọng điểm * Xem xét lại việc đào tạo và sử dụng nhân tài * Cải tổ lại công tác tổ chức và quản lý ĐH.
  • xem toàn bộ