Tinh thần người công dân, người chủ nhân của đất nước

06:59 SA @ Thứ Bảy - 23 Tháng Bảy, 2011

Bài viết này không phải để đáng bóngtên tuổi anh, bởi vàng bạc, kim cương... đã tự nó theo thời gian đã "bóngloáng" trong lòng mọi người. Bởi vậy, chẳng cần nêu tên tuổi, chỉ cần nêubài học rút ra...

Tôi có nghiên cứu các văn bản, kiếnnghị của anh theo phương pháp "văn bản học" và xin nêu ra để chúng tahiểu thêm về anh, tăng thêm kính phục.

Xin được nêu Đặc điểm các văn bảndạng Kiến nghị của anh:

Tiêu đề:Kiến nghị về Điều A(điều mà thiết thực cho Quốc gia, Dân tộc, Cộng đồng)

Kính gửi: "Cơ quan nhà nước" (tổ chức có trách nhiệm giải quyết Điều A theo luật định)

Tôi là ..., công dân Việt Nam... xin gửi tới "Cơ quan Nhà nước" lời chào trân trọng.

Căn cứ Điều 53 Hiến pháp (Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân) tôi kiến nghị với "Cơ quan Nhà nước" như sau:

Mô tả sự việc có liên quan tới Điều A.

...

Tôi (nêu tên) ... mô tả thái độ, ý kiến như sau:

- Trình bày các điểm cụ thể của Điều A

...

Với các trình bày trên, tôi yêu cầu "Cơ quan Nhà nước":

- Trình bày các yêu cầu

...

Thưa Cơ quan Nhà nước,

Quyền của người này làm nảy sinh nghĩa vụ của người khác; một khi Hiến pháp quy định công dân có quyền kiến nghị thì cơ quan Nhà nước phải có nghĩa vụ giải quyết, trả lời!

Vì vậy, tôi yêu cầu Cơ quan Nhà nước trả lời tôi sớm nhất có thể về Kiến nghị này.

Trân trọng,

Người ta hỏi anh: “Đảng và Nhànước luôn luôn tôn trọng và đề cao những kiến nghị, góp ý, khiếu nại của các tổchức cá nhân. Vậy sao không gửi góp ý, khiếu nại theo đúng quy trình”(???). Có cần anh phải trả lời - người thường xuyên gửi các văn bản kiến nghị,hay để cho thực tế tự trả lời? Nhiều văn bản anh gửi tới đúng nơi, kịp thời vớicấu trúc tôi vừa nêu, nhưng thường không nhận được hồi âm theo đúng quy trình,quy định. Thật tiếc, các cơ quan Nhà nước đã không trân trọng anh, thiếu tráchnhiệm trong trả lời kiến nghị của công dân một cách đàng hoàng, đúng quy trình.Điều này không chỉ là một lần, những người nhận trách nhiệm trước nhân dânkhông hoàn thành trách nhiệm. Tôi buồn, nhân dân buồn về những điều thế này!

Trong nỗi buồn, tôi vẫn tìm đượcđiều tự hào về anh.Xin trích lời cụ Hoàng Đạo Thúy(1900-1994) là một nhà cách mạng và nhà văn hóa lớn của Việt Nam trong bài"Trai nước Nam làm gì" xuất bản ở Nhà xuất bản Thời đại - Hà Nội, từ năm1943:


Trainước Nam làm gì?

Hãy làm cho có phươngpháp.

Xét hiện tình nước mình,hiện tình thiên hạ.

Ta cho ra đời với cái vốnnào: Lịch sử, tổ tiên ta, tôn giáo ta, nhà ta, làng nước ta.

Ta sắp sẵn thân ta nhưthế nào?

Ta xét lại cái hiểu biếtvề sự vật, về đời như thế nào?

Song cái việc ấy ta địnhmột chí cương quyết, nuôi cái chính khí cho chi mạnh vô cùng.

Rồi tìm việc mà làm,không lúc nào nhác cái mục đích tối cao, tối quan trọng của ta là làm cho tổquốc mạnh mẹ, giống nòi phồn thịnh, tin rằng thế là cách dự một phần vào việcthiên hạ.

...

Trai nhà Nam, gái nhàNam, đã xét qua tất cả các nông nỗi ở trên, muốn tìm một "đạo", mộtcon đường làm người, làm người nước Nam, thì nên làm thế nào?
...

Bây giờ xin tả một bứctruyền thần, bóng dáng một thanh niên nước Nam. Không phải một người tưởngtượng. Đó là anh, là anh hay chị đang đọc tập này.

Người mạnh mà bạo. Đithẳng không nghiêng không ngả. Rẽ làn không khí mà tiến. Con mắt đăm đăm theođuổi một mục đích. Cái vẻ cương quyết tỏ ra rằng sẽ đi cho đến cùng. Tay mạnhmà dẻo, chân cứng mà dai, ngực thở như thu cả khí mạnh của thiên nhiên làm khímạnh của mình. Màu da kia không có vẻ tươi thắm đẹp mắt, nhưng đã dạn dày vớigió sương.

Người ấy ở nhà, nuôi hạnhphúc cho gia đình, cha mẹ sung sướng được con ấy, anh em chị em vui vẻ được emấy, anh ấy, gia tộc hy vọng vào người ấy.

Đi làm ai cũng tin cậyđược, đã nói ai cũng tin, đã hẹn chắc là đúng, đã nhận việc thế nào cũng xong.Vẫn tươi tỉnh mà không pha trò, yêu quý mọi người, nhưng trêu vào thì phảibiết.

Bạn bè có một bọn. Đichơi với nhau đến những chỗ núi cao bể rộng, giảng cứu cùng nhau lẽ hưng, lẽvong; ăn uống tay làm nấy, công việc không nhờ ai, mỗi khi thắng được mìnhtrong một lúc khó khăn, vượt được một sự nguy hiểm, trong khi người kêu là khổthì họ bảo là thích.

Nước sẽ mạnh, đời sẽ đẹpvì có những thanh niên như thế.

Với những bản kiến nghị anh đã làm, với nhữnglời nói và thái độ cương trực, dũng cảm mà anh đã thể hiện, anh xứng làm mộtngười trai nước Nam như Hoàng Đạo Thúy đã tả. Vinh quang thay!
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Làm bổn phận của mình

    10/11/2015Dr. Mortimer, J. Adler... không có vấn đề nào thiết yếu trong luân lý hơn là vấn đề giữa đạo đức học về bổn phận và đạo đức học về khoái lạc hay hạnh phúc. Theo nguyên lý đạo đức về bổn phận , mỗi hành vi sẽ được phán đoán tùy theo nó tuân thủ hay bất tuân luật lệ, và sự phân biệt đạo đức cơ bản là giữa cái đúng và cái sai. Nhưng ở đâu sự khoái lạc hay hạnh phúc là chủ yếu, thì sự phân biệt cơ bản sẽ là giữa thiện và ác...
  • Không mặc cả với lương tâm

    13/11/2014Phạm Anh TuấnTrong thâm tâm họ biết là tôi đúng. Nhưng nếu họ cứ tiếp tục bênh vực ý kiến của họ thì chưa chắc đã không gặp rủi ro. Và nếu không ai dám chấp nhận rủi ro thì chuyện gì sẽ xảy ra? Cậu biết tại sao họ không ưa tôi không? Tôi thường buộc họ phải thú nhận là họ đã mặc cả xong với lương tâm của chính họ…
  • Pháp luật đơn sơ và Pháp luật buồn cười

    21/10/2014Mạnh CườngDân trí càng mở mang thì pháp luật càng phải tinh tế. Luật lệ nước ta sơ sài hết sức. Những điều rõ ràng thì hoặc là phiền toái vô dụng, hoặc là khe khắt quá khó lòng giữ đúng (...) Những điều ta nói ta làm hàng ngày mà theo luật quy tội, thì sáng bị tội đồ, tội lưu, chiều bị tội phạt trượng. Đến những điều đáng phải theo cũng không thể theo được. Trên cũng như dưới đều mơ mơ màng màng, cơ hồ thành một nước không có pháp luật.
  • Bài học quyền con người, quyền công dân

    29/07/2011Bùi Quang MinhHiểu biết về quyền con người là nền tảng để mỗi người phát triển đầy đủ nhân cách, năng lực của mình và cũng là nền tảng của sự phát triển và tiến bộ của một xã hội. Thế nhưng, "Hàng triệu người sinh ra, rồi chết đi mà không hề biết rằng mình là chủ nhân của các quyền con người..." (Wolfgang Benedek). Kiến thức về quyền con người, quyền công dân quan trọng như vậy cho nên mục tiêu của giáo dục con người phải nhằm "... thúc đẩy sự tôn trọng các quyền cơ bản của con người..." ...
  • Phải chăng cái “Ác” đang lấn át cái “Thiện”

    22/02/2011Hương TràTrong tiến trình phát triển của xã hội loài người, cái thiện- cái ác cùng tồn tại song hành với nhau. Xã hội loài người muốn tồn tại phát triển bền vững thì luôn luôn phải hướng con người đến cái thiện và đẩy lùi cái ác. Nhà nước ra đời, hệ thống pháp luật ra đời chính là để quản lý xã hội, điều chỉnh hành vi con người theo một trật tự nhất định. Tuy nhiên dù có nhà nước, dù có pháp luật thì cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác là cuộc đấu tranh vô cùng cam go.