Tỏa sáng văn hóa Việt

02:53 CH @ Thứ Hai - 02 Tháng Ba, 2009

Theo chỉ đạo của Chính phủ, UBND TP. Hà Nội đang phối hợp với các bộ ngành liên quan xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển thủ đô đến năm 2020 với tầm nhìn 2050 và triển khai khoa học cấp Nhà nước mã số KX09: “ Nghiên cứu phát huy điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và giá trị lịch sử - văn hóa 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, phục vụ phát triển toàn diện thủ đô”. KX09 gồm 12 đề tài có nhiệm vụ tổng kết toàn diện lịch sử 1.000 năm xây dựng , phát triển Thăng Long – Hà Nội ( 1010 – 20200.

Báo Pháp Luật Việt Nam trích đăng bài viết của GS.Th.s Phùng Hữu Phú – Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương và Th.s Ngô Thị Thanh Hằng – Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội, ban chủ nhiệm chương trình KX09.

Sức sống, sức thu hút và lan tỏa của Hà Nội trước hết là giá trị văn hóa.

Thủ đô của mỗi quốc gia, dù lịch sử có thể dài ngắn khác nhau, chức năng cũng có thể khác nhau (là trung tâm chính trị hành chính, hay là trung tâm đô thị đa chức năng...) song đều có một nét chung - thủ đô là nơi kết tinh và toả sáng nền văn hoá của một vùng đất, một dân tộc. Hà Nội là thủ đô đã gần tròn ngàn năm tuổi nhưng vẫn đang trong quá trình phát triển, nhất là khi quốc hội nước CHXHCN Việt Nam vừa quyết định hợp nhất Hà Nội với Hà Tây và một phần đất tỉnh Hoà Bình, Vĩnh Phúc.

Trải qua gần trọn một thiên niên kỷ hình thành, phát triển, lịch sử thăng Long - Hà Nội là một kho tàng vô giá nhưng kinh nghiệm lịch sử được cô đúc thành giá trị văn hoá. Cùng với thời gian, hoàn cảnh luôn biến đổi, điều kiện kinh tế văn hoá, xã hội cũng đổi thay, song nhận thức, thái độ, phương thức, cách thức ứng xử của con người với tự nhiên với xã hội được tích luỹ, gạn lọc từ chiều sâu và bề dày 1.000 năm lịch sử vẫn được kế thừa, phát triển.

Tuy là một trong hai trung tâm đô thị lớn nhất Việt Nam, song Hà Nội vẫn có một vẻ đẹp rất riêng, sâu lắng và huyền thoại. Tư tưởng trọng thiên nhiên, gắn bó với thiên nhiên của Lý Thái Tổ trong Chiếu dời đô năm Canh Tuất 1010 đã trở thành phương châm ứng xử văn hoá của các thế hệ người thăng Long - Hà Nội đối với môi trường sinh thái.

Thăng Long - Hà Nội cũng là mảnh đất chứng kiến nhiều sự kiện trọng đại nhất của đất nước qua các thời kỳ, cũng là nơi tập trung cao nhất các thành tựu văn hoá của dân tộc. Trải qua bao thăng trầm, biến cố của thời gian, Hà Nội ngày nay vẫn còn giữ được hàng ngàn di tích lịch sử văn hoá, cách mạng quý hiếm, tiêu biểu là Cổ Loa, Thành cổ, Phố cổ, là hàng trăm đình, chùa, miếu, phủ, tượng đài, làng nghề, phố nghề... nổi tiếng. Điển hình nhất là di tích Hoàng thành mới phát lộ với hàng triệu hiện vật vô cùng đa dạng, tinh xảo chồng xếp trong các tầng văn hóa, phản ánh sinh động một dòng chảy văn hóa liên tục, rực rỡ trong hơn 10 thế kỷ. Bên cạnh sự phong phú về văn hóa vật thể, Thăng Long – Hà Nội còn lưu giữ một kho tàng vô giá về văn hóa phi vật thể, bao gồm các thư tịch Hán Nôm, các tác phẩm, loại hình văn học, nghệ thuật chuyên nghiệp và dân gian, các nghề truyền thống, văn hoá ẩm thực, các lễ hội và sinh hoạt văn hoá cộng đồng độc đáo...

Cùng với việc mở rộng địa giới hành chính, thủ đô Hà Nội được bổ sung một nguồn tài nguyên văn hoá rất phong phú của tỉnh Hà Tây, Vĩnh Phúc cũ – miền đất của văn hoá xứ Đoài nổi tiếng. Hoà hợp hai vùng văn hoá giàu bản sắc sẽ tạo ra một vùng văn hoá mới, thống nhất, giàu có và đa dạng.

Người Hà Nội và những tác động thuận nghịch

Thăng Long - Hà Nội từ xưa đến nay là vùng đất địa linh, nhân kiệt, nơi hội tụ nhân tài hào kiệt của cả nước. Từ sớm, các vị vua triều Lý và các triều đại kế tiếp luôn xác định Thăng Long là cái nôi đào tạo nhân tài cho cả nước. Năm 1070, nhà Lý lập Văn Miếu, năm 1075 mở khoa thi đầu tiên, năm 1076 lập Quốc Tử Giám và định kỳ mở các khoa thi để tuyển chọn nhân tài. Nhà Trần lập quốc học viện. Nhà Lê phát triển Quốc Tử Giám thành một trung tâm đào tạo nhân tài đặt nghi lễ xướng danh, đọc tên những người thi đỗ, lễ vinh quy, đón rước các vị khoa bảng về làng; lễ khắc tên tuổi những người đỗ tiến sĩ vào bia đá ở Văn Miếu... nhằm tôn vinh các bậc hiền tài. Các thế hệ nối tiếp nhau, những người thợ lành nghề, những tài năng thuộc mọi lĩnh vực từ mọi miền đất nước, phần lớn đều tụ hội về kinh đô - thủ đô, chọn nơi đây làm nơi dựng nghiệp, tạo thành một nguồn nhân lực chất lượng cao. Nguồn lực này chính là chiếc chìa khoá vàng mở cửa đưa thủ đô đi nhanh vào kinh tế tri thức, là đòn bẩy tạo nên bứt phá để Hà Nội vươn lên về đích sớm trên con đường CNH, HĐH.

Một góc Hoàng thành Hà Nội

Tuy nhiên, Hà Nội hiện nay đang phải đối mặt với nhiều vấn đề. Từ cuối thế kỷ XX đến nay, trên địa bàn Hà Nội đã diễn ra làn sóng đô thị hóa với tốc độ rất nhanh. Chỉ trong vòng 15 năm trở lại đây diện tích nội thị của thủ đô (trước khi hợp nhất với Hà Tây) đã tăng 4,5 lần, từ 40 km2 lên 178 km2. Thành phố ngày càng mở rộng, khang trang, hiện đại hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt được, trong đời sống đô thị đang xuất hiện những dấu hiệu đáng lo ngại đặc biệt là sự xuống cấp vế nhận thức và thái độ ứng xử với môi trường sinh thái, với tài nguyên thiên nhiên. Trong chiến lược phát triển thủ đô, điều kiện tự nhiên chưa bao giờ được xem là một nguồn lực quý giá, cần có kế hoạch khai thác, gìn giữ, bồi đắp hợp lý, lâu dài. Việc sử dụng lãng phí đất đai, nguồn nước khai thác cát và vật liệu xây dựng bừa bãi, san lấp hồ ao, xả nước và rác thải xuống các dòng sông lấn chiếm hành lang đê điều, xây dựng tuỳ tiện, chắp vá, bất chấp quy hoạch làm suy kiệt tài nguyên gây ô nhiễm môi trường, phá vỡ hệ sinh thái và cảnh quan thiên nhiên đang là những vấn nạn đáng báo động. Hà Nội mở rộng, dân cư đông, trong đó cư dân nông thôn chiếm tỷ lệ lớn, cư dân ngoại tỉnh kéo về thủ đô kiếm việc làm ngày càng nhiều đó tác động đến mỗi gia đình, từng con người theo cả hai chiều thuận nghịch.

Đặc điểm của thăng Long - Hà Nội là một đô thị lâu đời một thành phố sông hồ, một vùng đất có hệ sinh thái đa dạng phong phú nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai biến tự nhiên. Lợi thế hàng đầu của thăng Long - Hà Nội là nguồn nhân lực chất lượng cao, tiềm năng trí tuệ dồi dào, tài nguyên văn hóa vô cùng phong phú. Tất cả những yếu tố đó đều phải được tính đến một cách khoa học trong quy hoạch phát triển đô thị, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nhất là xác định hướng phát triển ưu tiên và những lĩnh vực, ngành nghề, sản phẩm mũi nhọn.

Nguồn lực tự nhiên, nguồn lực con người, tài nguyên văn hoá vốn rất tiềm tàng của thủ đô được phát huy đến mức nào lại tuỳ thuộc vào năng lực, hiệu quả quản lý, điều hành của bộ máy lãnh đạo thăng Long - Hà Nội, mà quan trọng nhất là tầm trí tuệ và chất văn hoá - văn hoá lãnh đạo, văn hoá quản lý.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nhận diện con người Hà Nội qua lăng kính văn hóa Thăng Long - Hà Nội

    17/10/2019GS.TS. Trần Văn BínhCon người sáng tạo ra văn hóa, là chủ thể của văn hóa, đồng thời con người cũng là sản phẩm của văn hóa. Vì vậy, thông qua con người có thể hiểu văn hóa của một cộng đồng, một dân tộc, và ngược lại, qua văn hóa cũng có thể hiểu rõ về con người...
  • Hà Nội, di sản nghìn năm và tốc độ của đời sống hiện đại

    09/02/2015Nguyễn Trương QuýBắt đầu câu chuyện về Hà Nội, người ta thường nghĩ ngay đến kho "di sản gạch ngói" hay là những thứ "văn vật", thời thượng hơn thì dùng từ "văn hoá vật thể" để chỉ những cấu trúc xây dựng của đô thị, trong đó chủ đề phố cổ luôn nóng hổi và dù nghe đã nhàm tai, đã biết quá rõ những gì gọi là đẹp đẽ, những gì trầm kha của một khu phố luôn được nhắc đến hằng đầu trong những nghị quyết về văn hoá xã hội thủ đô hay những hội thảo chuyên đề về Hà Nội, nhưng hình như vẫn chưa ra được đáp số.
  • Văn hóa Tràng An trong chuyện đặt tên đường phố

    10/02/2009Đoan Trang2008 là một năm chính quyền thủ đô nhiều lần được báo chí nhắc tới để phê phán: Từ việc mở rộng gây tranh cãi, sự lúng túng trong đối phó với trận lụt lịch sử, dự định xây TTTM ở chợ 19/12, tới vụ để sứt mẻ thương hiệu "Tràng An" khi người dân vặt hoa ở lễ hội v.v. Dù vậy, trong chuyện đặt tên đường phố, thì Hà thành có một nét văn hóa đáng ca ngợi, ít nhất cũng đáng để các nơi khác tham khảo.
  • Những di sản sống của đất Thăng Long

    20/01/2009Lê Thị TrangQuả thực, có nhiều lúc người ta như không còn tìm thấy những vẻ đẹp của cảnh và người của đất Thăng Long ngàn năm văn hiến nữa. Đô thị hóa và đời sống hiện đại hầu như đã xóa đi tất cả.
  • Mở rộng Hà Nội: Nỗi lo giữ gìn văn hóa thủ đô

    13/05/2008Đan TâmViệc mở rộng Hà Nội cần được tính toán rất kỹ về nhiều mặt và có bước đi thích hợp nhằm thể hiện được thủ đô là tiêu biểu nhất cho chính trị và văn hóa của đất nước
  • Xây dựng văn hóa người Hà Nội: Phải từ ý thức mà nên

    07/05/2007Nhâm TâmNhiều người đã từng đi tham quan nước ngoài đều nhận thấy. Ở Hà Nội hành vi mất an ninh trật tự, gây ô nhiễm môi trường, hàng quán lộn xộn... tại nơi công cộng, đặc biệt tại các khu di tích, điểm du lịch văn hóa còn tồn tại nhiều. Nguyên nhân chính của tình trạng này vẫn là do ý thức của người dân. vì vậy việc tuyên truyền, giáo dục ý thức văn minh đô thị là rất cần thiết.
  • xem toàn bộ