Toàn cầu hoá gặp thách thức

02:11 CH @ Thứ Ba - 04 Tháng Tám, 2009

Trước khi cuộc khủng hoảng xảy đến, toàn cầu hoá tưởng như là một xu thế khá bền vững. Tuy nhiên, quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu cũng đã hiện hữu một vài thách thức cụ thể.

Trong hơn một thập niên qua, chúng ta đã chứng kiến toàn thế giới hội nhập ở mức độ sâu và rộng chưa từng có kể từ sau Thế chiến I (nếu không muốn nói là mạnh mẽ nhất từ trước đến nay).

Từ suốt thập niên 1990 đến thời điểm ngay trước cuộc khủng hoảng hiện nay, GDP toàn cầu tăng bình quân ở mức chóng mặt: hơn 5% so với mức tăng trưởng GDP thực tế. Ấy thế mà, giá trị trao đổi mậu dịch còn lớn hơn gấp 1,5 lần còn lượng vốn lưu chuyển lớn gấp 2 lần. Sự ra đời của hệ thống cáp quang ngầm dưới biển vào những năm cuối thập niên 1990 đã làm đòn bẩy thúc đẩy sự bùng nổ của mạng lưới dữ liệu và giải phóng một lượng thông tin khổng lồ được trao đổi trên quy mô toàn cầu.

Trong hơn hai thập niên qua, các chính phủ đã ký kết hơn 200 hiệp định mậu dịch tự do, mức thuế đánh vào các mặt hàng giảm đến mức thấp chưa từng có. Cùng lúc, các nước như Trung Quốc và Ấn Độ, sau nhiều năm dài duy trì chính sách biệt lập cũng đã mở cửa và gia nhập ở mức độ sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu.

Tóm lại, trong suốt giai đoạn đó, nền kinh tế toàn cầu đã trở nên gắn kết và phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn. Thế nhưng, lúc này, một câu hỏi lớn đặt ra là: liệu mọi việc có khi nào bị đảo lộn hay không?

Với đà suy thoái hiện giờ, ít nhất một vài trong số nhiều con tuấn mã của cỗ xe toàn cầu hoá đang bị thắng dây cương. Chẳng hạn, trong năm nay, giá trị mậu dịch toàn cầu theo ước tính sẽ sụt giảm hơn 4 lần so với tốc độ tăng trưởng GDP toàn cầu. Chính phủ một số nước sẽ tăng thuế quan và áp dụng quy định nhập cư ngặt nghèo hơn trước. Cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ nước Mỹ đã và đang lan ra toàn cầu, giáng một đòn mạnh vào những lĩnh vực chủ chốt như sản xuất và khai khoáng.

Tuy vậy, các diễn biến lại không nghiêng hẳn theo một chiều hướng cụ thể nào. Tốc độ toàn cầu hoá trong lĩnh vực hàng hoá và dịch vụ có thể bị đình đốn trong một thời gian bởi trao đổi mậu dịch quốc tế bị chững lại cùng với sự suy giảm về nhu cầu nhưng nó khó có khả năng bị sut giảm hoàn toàn.

Mặc dù, các chính trị gia chẳng còn mấy mặn mà với nỗ lực thúc đẩy tự do hoá mậu dịch (minh chứng là Vòng đàm phán Doha được khởi động từ năm 2001 đến nay vẫn bế tắc) nhưng nếu họ hoàn toàn quay lưng lại với mậu dịch tự do thì người dân ở nhiều nước, trong đó có người dân của chính họ, sẽ đứng trước nguy cơ thất nghiệp, giá cả tiêu dùng tăng cao và đặc biệt, động thái sẽ dập tắt các triển vọng phục hồi kinh tế toàn cầu.

Khi chúng ta không thể làm dịu hoàn toàn làn sóng phản đối toàn cầu hoá của những lực lượng theo chủ nghĩa dân tuý thì nên chăng chúng ta hãy cố gắng duy trì các biện pháp bảo hộ chỉ ở mức tối thiểu và khôi phục hệ thống thương mại toàn cầu để đón đầu khi tình hình sáng sủa trở lại.

Có thể ở nước Mỹ, chính phủ nước này đang ra sức hạn chế lượng pho-mát Pháp nhập khẩu (dẫn đến tình trạng người dân ở New York đổ xô đi mua cho bằng được loại pho-mát lừng danh Roquefort của Pháp) nhưng ở phía bên kia bán cầu, Hàn Quốc lại vừa ký kết hiệp định mậu dịch tự do mới với Liên minh châu Âu.

Luồng thông tin được trao đổi rộng rãi hơn bao giờ hết trong bối cảnh công nghệ thông tin và truyền thông được sử dụng ngày càng rộng rãi. Cuộc gặp gần đây của nhóm G20 thể hiện cam kết của các nhà lãnh đạo về việc mở rộng các thị trường và hướng đến mậu dịch tự do nhưng chính sách của từng quốc gia thành viên lại không nhất quán.

Những người bi quan nhất ví những gì đang xảy đến với toàn cầu hoá tại thời điểm trước khủng hoảng giống giai đoạn trước Thế chiến I ở chỗ ai nấy đều chắc mẩm “mình biết rõ mọi thứ đang diễn ra suôn sẻ thế nào”. Mối đe doạ hàng đầu với nền kinh tế toàn cầu chính là sự thất bại của lực lượng bảo hộ chủ chốt và điều đó đồng nghĩa với việc chúng ta không còn bất kỳ giải pháp nào dù là nhỏ nhất để chặn đứng bất ổn kinh tế và địa chính trị.

Cũng phải thú nhận rằng, hai giai đoạn trước khủng hoảng và đầu thế kỷ XX có những điểm trùng hợp đến kỳ lạ: sự tăng trưởng ngoạn mục của mậu dịch tự do, sự nổi lên của chủ nghĩa trọng thương mới (chẳng han, hàng loạt quốc gia từ chỗ nhòm ngó rồi đi đến chiếm hữu đất đai nông nghiệp tại châu Phi trước mối lo ngại về an ninh lương thực) và đương nhiên còn có cả niềm tin thái quá vào đà tăng trưởng vô tận của nền kinh tế.

Thế nhưng, hai giai đoạn này cũng có những điểm khác biệt căn bản. Những khác biệt rõ rệt có thể nhận thấy ngay tức thì chính là việc giờ đây, nguồn sức mạnh vô tận được khai phá từ mạng lưới viễn thông toàn cầu đã mở đường cho dòng thông tin trao đổi không ngừng nghỉ. Công nghệ điện toán thì đã tiến nhưng bước vượt bậc so với giai đoạn trước. Đó là chưa kế đến sức sáng tạo của con người tại giai đoạn này đã đóng góp cho xã hội những thành tựu không thể ngờ tới.

Đối với sự toàn cầu hoá nguồn nhân lực, dòng nhập cư của lực lượng lao động có chất lượng sẽ bị chững lại nếu các chính phủ thắt chặt quy định nhập cư trong một động thái nhằm xoa dịu người dân nước mình trước nỗi lo bị mất việc làm vào tay lực lượng lao động ngoại quốc.

Thế nhưng, dân số châu Âu đang dần già cỗi khiến lục địa này dù muốn dù không cũng phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động trong khi, các thị trường mới nổi vẫn không ngừng sản sinh ra lớp cử nhân mới ngày càng chiếm số đông trên thế giới.

Thêm nữa, công nghệ thông tin và truyền thông vẫn đang từng ngày từng giờ tạo nên mạch nguồn cho việc chia sẻ kiến thức trên quy mô toàn cầu. Nhìn chung, chúng ta có thể tin tưởng rằng thị trường toàn cầu cho các nhân lực quản lý và kỹ thuật vẫn tiếp tục tăng.

Toàn cầu hoá trong lĩnh vực tài chính xem ra sẽ dễ chịu tác động hơn cả. Các nhà quan sát hoàn toàn có lý khi tin rằng mối liên kết giữa các thị trường trên thế giới chính là căn nguyên khiến mọi vấn đề bị đẩy xa tới mức không thể kiểm soát nổi. Nếu xét vấn đề theo hướng tiêu cực, mối liên kết này đã gia tăng các biện pháp kiểm soát vốn (hạn chế sự phân bổ nguồn lực theo những hướng có hiệu quả cao nhất), gia tăng của các hệ thống quy định không đồng nhất, các chính sách biệt lập, và tạo ra môi trường đầy rẫy các quy định đã bó buộc sức sáng tạo.

Nếu xét vấn đề theo hướng tích cực, mối liên kết này nhìn chung đã thúc đẩy sự minh bạch trong hệ thống tài chính toàn cầu, tăng cường sự phối hợp về mặt quy định và trên cấp độ các ngân hàng trung ương cũng như củng cố các biện pháp quản lý rủi ro.

Lúc này, việc các nhà chiến lược cần bắt tay làm ngay là nghiêm túc thử nghiệm, đặt các mô hình kinh doanh của mình trong những tình huống giả định khác nhau chẳng hạn như: nếu hàng hoá, dịch vụ, nguồn vốn cùng nguồn nhân lực được tự do lưu chuyển và di chuyển công bằng giữa các quốc gia thì sao? điều gì xảy ra nếu việc lưu chuyển đó phải lệ thuộc vào một loạt các hệ thống quy định và thuế quan không đồng nhất giữa các quốc gia? và rồi, mọi chuyện sẽ thế nào nếu thế giới đứng trước tình trạng bảo hộ tràn lan?

Sở dĩ chúng ta cần đưa ra và phân tích các tình huống như vậy là để tìm ra: trong những tình huống nào thì một lĩnh vực sản xuất cụ thể nào đó có thể bị chao đảo do hàng rào thuế quan ngặt nghèo; trong tình huống nào, các cơ sở kinh doanh tại nước ngoài của doanh nghiệp có thể phải đóng cửa do họ không thể tiếp cận tới nguồn vốn hay do họ đã không thể tiến hành các hoạt động mang tính cốt lõi hoặc ở nước mình hoặc ở nước sở tại do sự hạn chế về việc di chuyển nguồn nhân lực.

Tất cả những điều này xảy đến đều do một nguyên nhân sâu xa chính là người ta không còn mặn mà gì với việc thúc đẩy sự hội nhập toàn cầu. Chủ nghĩa bảo hộ sẽ kìm hãm tốc độ phục hồi kinh tế, đẩy giá lên cao và gia tăng thất nghiệp.

Thế nhưng, lịch sử đã chứng minh muốn thực hiện thành công toàn cầu hoá không phải quá khó. Nếu có quyết tâm, với sự khôn khéo của con người kết hợp với các nỗ lực chính trị, toàn cầu hoá hoàn toàn có thể trở thành hiện thực. Tuy nhiên, vướng mắc duy nhất nằm ở chỗ: những người có nghĩa vụ thực hiện sẽ tự hỏi liệu mình có được lợi lộc gì khi cố gắng nhiều đến vậy hay không mà thôi ?

* Nhận định: Xu thế này đang giảm dần.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Toàn cầu hóa và xã hội tri thức

    08/01/2016Nguyễn Trần BạtỞ đây chúng ta sẽ nghiên cứu kỹ lưỡng hơn, không chỉ để có được một cái nhìn toàn diện mang tính lịch sử mà còn nhằm đưa ra những kiến giải về nguyên nhân xuất hiện, cơ chế biến đổi và những hậu quả nhiều mặt của nó...
  • Toàn cầu hóa và hội nhập văn hóa

    21/01/2015Đinh Quang TổnToàn cầu hóa là một xu thế không thể cưỡng lại đối với tất cả các quốc gia. Chủ động để hội nhập là một thái độ tích cực, khôn ngoan. Chủ động hội nhập là khẳng định đường hướng có chiến lược, có chiến thuật, có kế hoạch cho tùng bước đi. Chủ động hội nhập sẽ khai thác được nhiều nhất những thuận lợi, những cơ hội để dân tộc có nhiều lợi ích nhất...
  • Toàn cầu hóa và vấn đề quyền lợi dân tộc

    25/06/2014Nguyễn Trần BạtTrong lịch sử phát triển đầy những khúc quanh của nhân loại, chủ nghĩa dân tộc và quyền lợi dân tộc luôn luôn là một trong những vũ khí chính trị hiệu nghiệm cho mục đích tuyên truyền. Điều đó được giải thích không chỉ bởi tầm quan trọng, mà cả tính phức tạp của vấn đề. Và trên thực tế, mặc dù chủ nghĩa dân tộc là một khái niệm, nó thường bị lạm dụng hoặc hiểu nhập nhằng...
  • Cơ hội thứ tư - toàn cầu hóa

    18/04/2004Nguyễn Trần BạtMỗi một dân tộc đều tranh luận với các dân tộc khác về hệ thống giá trị, về định nghĩa con người của mình mà không dịch chuyển đến cái ngưỡng của nó. Từ những năm cuối thế kỷ XX đến nay, trên thế giới xuất hiện một trào lưu mới, một hiện tượng văn hóa mới và rộng lớn, đó là hiện tượng toàn cầu hoá. Hiện tượng này đã phá vỡ từng mảng một sự cát cứ về tinh thần trên toàn thế giới...
  • Toàn cầu hóa chênh lệch giàu nghèo

    15/04/2014Nguyễn Trần BạtTrên các phương tiện thông tin đại chúng, không chỉ ở Việt Nam mà hầu như trên toàn thế giới, người ta nói rất nhiều về sự nghèo đói và hiện tượng chênh lệch giàu nghèo. Tuy nhiên, ở đây có một điểm cần làm rõ, đó là phải phân biệt sự nghèo đối với khoảng cách chênh lệch giàu nghèo, sự nghèo đói và chênh lệch giàu nghèo với nhận thức về chúng...
  • Cội nguồn cảm hứng

    17/06/2009Bùi Quang MinhĐến nay, còn rất nhiều người chưa đạt tới trình độ nhận thức rằng tự do là nền móng để họ trở thành Con Người, là trình độ làm người ở mức cao nhất. Do truyền thống, do mức muộn mằn tiếp cận khái niệm tự do, do tư duy ấu trĩ chưa được tự do soi rọi vào cuộc đời mình, mà số đông chúng ta không tự trau dồi về tự do, không phát hiện ra hiện tượng nào quanh ta tự do không được coi trọng, thiếu tự do. Cũng không thiếu người bị chà đạp lên tự do, mất quyền cơ bản của mình mà không mảy may nhận ra, phản ứng lại...
  • Cái tất yếu thời toàn cầu hóa

    14/05/2009Minh NhânCó thể những người chủ trương “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” sẽ vô cùng bất bình, thậm chí phẫn nộ khi đứng trước những biểu hiện 100% tiếng nước ngoài hay nghe, xem đâu đó những từ vay mượn từ tiếng Anh như: festival ( liên hoan), bulding, villa ( nhà cao tầng, biệt thự), sale off ( hạ giá), fair play (chơi đẹp),… Song đối với số khác, hiện tượng này đơn giản chỉ là một phần tất yếu trong thời toàn cầu hóa.
  • Tâm lý tiểu nông và toàn cầu hóa kinh tế ở VN

    14/01/2009Phương Loan (thực hiện)Kinh tế Việt Nam gốc rễ là kinh tế tiểu nông. Tâm lý của người tiểu nông là muốn giữ lâu những thứ đồ cũ, những thứ đồ không dùng được nữa. Muốn thành công trong hội nhập kinh tế phải thay đổi tư duy và hành động của nền kinh tế tiểu nông, thay bằng tư duy và hành động của nền kinh tế sản xuất hàng hóa, nguyên trưởng đoàn đàm phán Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ Nguyễn Đình Lương nhấn mạnh.
  • Thế giới phẳng được và mất

    23/07/2008Phan QuangNhững suy nghĩ của bậc văn hào được dư luận quan tâm, đặc biệt các dân tộc từng đau khổ bởi "phản toàn cầu hóa lần thứ hai", tức chủ nghĩa thực dân cũ và mới - thuật ngữ của chính tác giả L.Phrít-men - nay nếu không tỉnh dễ có khả năng lại bị cuốn hút thụ động và chịu hệ quả buồn của làn sóng toàn cầu hóa lần thứ ba...
  • Toàn cầu hóa và những mặt trái

    29/06/2008Minh Bùi (tổng hợp)Cuốn sách "Toàn cầu hóa và những mặt trái" của nhà kinh tế học từng được giải Nobel - Joseph E. Stiglitz đóng góp một cái nhìn nghiêm khắc đến nghiệt ngã về toàn cầu hóa, đặc biệt nhấn mạnh vai trò của những tổ chức quốc tế như IMF, WTO, WB trong quá trình tất yếu không có cách nào cưỡng lại này...
  • Nhận thức lại toàn cầu hóa và chỉ số toàn cầu hóa của Việt Nam trong 72 nước năm 2007

    14/05/2008PGS. TS. Hồ Sĩ Quý ([email protected])Về cơ bản,TCH là một hiện tượng đi theo logic của tiến bộ xã hội. Nhưng giống như mọi nấc thang tiến bộ khác, không có bước tiến bộ nào thuần tuý bằng phẳng, giản đơn. Để tiến bộ, đôi khi sự phá triển lại phải đi theo những lối quanh co, thậm chí, những bước thụt lùi với những cái giá phải trả có thể sẽ rất đắt nếu như các chính phủ thiếu tầm nhìn xa và không kịp thời đưa ra được những quyết sách thông minh. Với nội dung chính như vậy, bài viết bàn tới 6 vấn đề: 1/ Thời điểm xuất hiện TCH, 2/ Bộ mặt của TCH, 3/ TCH và tình trạngđói nghèo, 4/ Vấn đềTCH văn hoá, 5/ TCH ở châu Á 6/ Chỉ số toàn cầu hoá...
  • Toàn cầu hóa văn hóa

    08/05/2008Ths. Phạm Ngọc HàSuy nghĩ về những điều kiện phát triển của toàn cầu hoá nhằm xây dựng khái niệm chung sống giữa các nền văn hoá để trên cơ sở đó, cho phép nghiên cứu mối quan hệ của tam giác bản sắc - văn hoá - truyền thông là hết sức quan trọng và cần thiết. Xuất phát từ thực tế đó, tác giả Dominique Wolton đã cho ra mắt cuốn sách Toàn cầu hóa văn hoá...
  • Toàn cầu hóa và những thay đổi của thế giới hiện đại

    13/04/2008Nguyễn Trần BạtNói về thế giới hiện đại với những đòi hỏi có tính toàn cầu đối với mọi quốc gia không thể không đặt một câu hỏi có tính chất cốt lõi, đó là thời đại mà chúng ta đang sống có những đặc điểm chủ yếu nào?
  • Toàn cầu hoá, kinh tế thị trường và sự nghèo đói

    13/04/2008Nguyễn Trần BạtTrên các phương tiện thông tin đại chúng, không chỉ ở Việt Nam mà hầu như trên toàn thế giới, người ta nói rất nhiều về sự nghèo đói và hiện tượng chênh lệch giàu nghèo. Tuy nhiên, ở đây có một điểm cần làm rõ, đó là phải phân biệt sự nghèo đói với khoảng cách chênh lệch giàu nghèo, sự nghèo đói và chênh lệch giàu nghèo với nhận thức về chúng...
  • Toàn cầu hóa về văn hoá

    13/04/2008Nguyễn Trần BạtNgoài hai xu thế là dân chủ hóa về chính trị và tự do hóa về kinh tế còn có một xu thế lớn khác là toàn cầu hóa về văn hoá. Hiện nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, người ta nói nhiều đến toàn cầu hóa nhưng chủ yếu là nói về khía cạnh kinh tế. Nói như thế là phiến diện, mặc dù nó có lý do lịch sử...
  • Cải cách và phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa

    13/04/2008Nguyễn Trần BạtMột khi coi cải cách là công cụ phát triển chủ động của con người cũng tức là đòi hỏi con người phải nhận thức được giới hạn của cải cách. Nghiên cứu về cải cách hay cơ sở lý luận của cải cách có ý nghĩa vô cùng quan trọng, vì nó chứng minh sự cần thiết phải tiến hành cải cách thường xuyên và liên tục...
  • Toàn cầu hóa và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam

    15/08/2007Đinh Quang TyGiữa các nước và các bộ phận xã hội ở mỗi nước vẫn đang tồn tại sự khác biệt đáng kể về nhận thức cũng như trong hành động trước toàn cầu hóa. Những nước và các nhóm xã hội yếu thế thường bị thua thiệt do tác động từ những mặt trái của toàn cầu hóa và luôn phản đối nó hoặc trong tâm thế thích ứng bị động...
  • Toàn cầu hóa và nguy cơ suy thoái đạo đức, lối sống con người Việt Nam hiện nay

    28/05/2007Nguyễn Thị Thanh HuyềnToàncầu hóalà một xu thế khách quan,có tácđộng mạnh mẽ đến mỗi quốc gia, dân tộc và mỗi cá nhân con người. Sự tácđộng củanó có tính hai mặt: tích cực và tiêu cực. Tác động tiêu cực của toàn cầu hóa dẫn đến nhiều nguycơ mà do nhiều nguyên nhân, dẫn đến nguycơ suy thoáiđạo đức, lối sống của con người Việt Nam...
  • Toàn cầu hóa có giảm được đói nghèo?

    10/05/2007Quan điểm chủ yếu của những người chống toàn cầu hóa là: toàn cầu hóa làm các nước giàu càng giàu hơn và các nước nghèo càng nghèo hơn. Còn những người ủng hộ thì cho rằng toàn cầu hóa sẽ đem lại lợi ích cho các nước nghèo. Nhưng nếu nhìn vào những bằng chứng thực tế, chúng ta sẽ thấy rằng vấn đề này phức tạp hơn khá nhiều.

  • Tác động của toàn cầu hóa đến an ninh các quốc gia và khu vực

    22/03/2007Mạnh Ngọc HùngToàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế có những tác động hết sức sâu sắc đến hầu hết mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của từng nước và toàn bộ các mối quan hệ quốc tế. Tùy thuộc vào nhận thức và lợi ích mà họ được hướng hoặc mất đi trong quá trình này, những người được lợi thì ủng hộ, những người thua thiệt thì phản đối...
  • Một văn hóa mới cho hội nhập hôm nay

    28/10/2006Nguyên NgọcVăn hóa vốn bao giờ cũng là nền tảng quyết định của xã hội, rõ ràng bây giờ đang cần có một văn hóa khác: một văn hóa cho sự phát triển mạnh mẽ, sâu sắc toàn diện nhất củatừng cá nhân, từng cá nhân không phải chìm trong cộng đồng, mà tự mình thật mạnh, cho cộng đồng, đất nước mạnh...
  • Những thách thức của toàn cầu hóa

    27/10/2006Nguyễn Trọng ChuẩnToàn cầu hoá được nói đến ở đây trước hết và chủ yếu là toàn cầu hoá kinh tế. "Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia, xu thế này đang bị một số nước phát triển và các tập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh", vừa tạo ra những cơ hội cho sự phát triển...
  • Bản sắc và toàn cầu hóa

    22/08/2006GS. Cao Huy ThuầnCái gì là “mới” của thời đại này? Và cái gì là đặc điểm nổi bật của thời đại gọi là “mới”? Chắc ai cũng trả lời: toàn cầu hóa. Hạn chế vấn đề vào lĩnh vực văn hóa, và thu hẹp văn hóa vào một khía cạnh thôi, là "bản sắc", xin nêu ra đây một thử thách khi mà toàn cầu hóa về kinh tế kỹ thuật lôi cuốn theo toàn cầu hóa về văn hóa...
  • Một số thách thức của quá trình toàn cầu hóa đối với Việt Nam hiện nay

    01/08/2006TS. Phạm Văn ĐứcToàn cầuhoá hiện đang là xu thế tất yếu, khách quan, tác động mạnh mẽ tới tất cả các quốcgia, dân tộc, đến đời sống xã hội của cả cộngđồng nhân loại, cũng như cuộc sống của mỗicon người. Toàn cầu hoá không chỉ tạora cho các nước những cơhội, mà cả những thách thức to lớn. Trong cácthách thức đóthì thách thức về văn hoá, về việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, các giá trị truyền thống được coi là một trong những thách thức lớn nhất đối với các nước đang phát triển...
  • Toàn cầu hóa, được và mất

    09/05/2006GS. Văn Như CươngToàn cầu hóa về bản chất là sự mở rộng thị trường ra ngoài biên giới quốc gia, một mong muốn hiển nhiên của những quốc gia có nền kinh tế mạnh hơn, sản xuất được nhiều hàng hóa hơn so với các nước khác. Quy luật muôn đời vẫn là: có thị trướng rộng lớn hơn, có nhiều khách hàng hơn thì lợi nhuận càng cao hơn.
  • Toàn cầu hóa và vận hội của Việt Nam

    28/03/2006Vũ Thành Tự AnhToàn cầu hóa không phải là một hiện tượng gì mới lạ trong lịch sử phát triển của loài người, có mới đi chăng nữa chỉ là ở chỗ làn sóng toàn cầu hóa thời nay xảy ra với tốc độ cao hơn, cường độ mạnh hơn, và phạm vi rộng lớn hơn rất nhiều so với trước đây mà. Và dân tộc ta đã có ý thức chủ động hòa mình vào làn sóng ấy...
  • Hội nhập quốc tế: Cơ hội và thách thức đối với giá trị truyền thống trong điều kiện toàn cầu hóa

    19/07/2005Nguyễn Trọng ChuẩnQuá trình toàn cầu hóa đang diễn ra hiện nay là hệ quả của sự phát triển vô cùng mạnh mẽ, mang tính chất đột biến của khoa học và công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin. Các phương tiện hiện đại của công nghệ thông tin, trước hết là mạng Internet, mạng viễn thông toàn cầu, cáp quang xuyên đại dương, các mạng kết nối siêu lộ thông tin, … đã tạo ra kết cấu hạ tầng kỹ thuật của toàn cầu hóa.
  • xem toàn bộ