Tôn giáo và văn hoá ảnh hưởng tới tiến bộ ra sao?

08:10 SA @ Thứ Bảy - 10 Tháng Chín, 2005

Một cựu Bộ trưởng chính phủ Anh mới đây nói rằng các quốc gia Hồi giáo chẳng đưa ra được mấy phát minh về công nghệ trong vòng năm thế kỷ qua.

Lord Tebbit là một bộ trưởng quan trọng trong chính phủ của bà Margaret Thatcher khi xưa, nói: "Hồi giáo không hề cải cách kể từ khi được sinh ra, đến nỗi mà không có nơi nào trong thế giới Hồi giáo thực sự đưa ra được những tiến bộ về khoa học, nghệ thuật, văn chương hay công nghệ trong vòng 500 năm qua".

Tuyên bố có vẻ hơi sỗ sàng này thực ra có đúng hay không?

Các trường đầu bảng

Về mặt công nghệ, có vẻ như những gì ông Tebbitt nói là có cơ sở.

Rất khó có thể tìm thấy một phát minh đáng kể nào giúp cải thiện đời sống vật chất của thế giới mà lại xuất phát từ một nước Hồi giáo.

Các thể loại động cơ đốt trong, điện, internet, máy bay, penicillin... - nói chung là phát minh trong bất cứ lĩnh vực nào mà quí vị có thể nêu ra - đều xuất phát từ thế giới phương Tây, một phương Tây nhiều khi bị thế giới Hồi giáo coi khinh.

Các giải thưởng Nobel về khoa học thường do các nhà nghiên cứu từ các trường đại học Hoa Kỳ thống lĩnh.

Vào đầu tháng Tám năm nay, bản đánh giá về các trường đại học tốt nhất thế giới, có tính đến những nghiên cứu được công bố của các học giả, bao gồm đa phần các trường đại học từ Anh và Mỹ.


Tại sao thế giới Hồi giáo lại không có khả năng có được những phát kiến công nghệ mà các nước giàu có thường đưa ra?

Ảnh hưởng của chính trị thần quyền

Không có câu trả lời chắc chắn nào, tuy nhiên, theo nhiều sử gia kinh tế, những phát kiến này thường xuất phát từ những nơi có sự pha trộn về văn hoá, chính trị, và thậm chí cả địa lý.

Giáo sư David Landes từ đại học Harvard nói chính trị thần quyền thường không phải là môi trường tốt cho các phát minh.

Lập luận của ông là ở những xã hội mà quan điểm thống lĩnh là chỉ có Đấng Tối cao mới quan trọng thì thường người ta chẳng mấy tò mò về những gì ngoài Đấng Tối cao của họ.

Dĩ nhiên, chính trị thần quyền không phải là lãnh địa độc tôn của Hồi giáo.

Giới chức Thiên Chúa giáo La Mã thời trung cổ tại Tây Ban Nha và Ý hết sức hoài nghi về những ý tưởng mới: còn nhớ Galileo bị hành hình vì đã dám thách thức quan điểm rằng mặt trời quay quanh trái đất.

Ngược lại, các nước ở phía bắc châu Âu với thái độ thoáng hơn đã cho ra đời nhiều phát triển công nghệ có tầm quan trọng lớn tới sự phát triển của công nghiệp sau này. Đó là những phát kiến nhỏ nhưng có tầm quan trọng lớn, chẳng hạn đồng hồ cơ học hay kính đọc sách, giúp các nhà thủ công sáng chế ra các máy tinh xảo hơn.

Cách học hỏi

Có một số điều quan trọng cần được nêu ra: trước hết, có nhiều trường đại học rất tốt tại các nước Hồi giáo, chẳng hạn tại Alexandria ở Ai Cập hay tại Istanbul ở Thổ Nhĩ Kỳ, và cũng có một số phát minh được đưa ra.


Liệu có khả năng kết hợp giữa thế giới hiện đại với truyền thống?

Tuy nhiên, nếu so những phát minh tại đây với số lượng những phát minh khổng lồ mang tính cải thiện đời sống từ châu Âu và Hoa Kỳ thì mức độ chỉ như giọt nước trong cả đại dương.

Một điều quan trọng nữa cần phải được nêu ra là chuyện phân tích một nền văn hoá xem nó có mở ra những phát minh hay sáng tạo hay không không có nghĩa là lên án người dân của nền văn hoá đó.

Tuy nhiên, các báo cáo phát triển con người tại thế giới Arab của Liên Hiệp Quốc thường nhấn mạnh một vấn đề.

Các báo cáo này thường nói rằng các thư viện đại học thiếu các nguồn lực, các phòng thí nghiệm quá cũ kỹ, các lớp học quá đông, các học giả không được trả lương thoả đáng. Tuy nhiên, đây là những sản phẩm của nghèo khổ.

Các báo cáo cũng cho hay các trường đại học thường thiếu sự tự chủ, độc lập, và rất nhiều trường thường bị kiểm soát trực tiếp bởi thể chế quốc gia.

Tụt hậu

Bản báo cáo về phát triển con người tại thế giới Arab đưa ra cách đây hai năm lần đầu tiên nói rằng khu vực có các nước thành viên thuộc Liên đoàn Arab có tốc độ tăng trưởng đầu người thấp nhất thế giới, cùng với khu vực châu Phi tiểu Sahara.

Nghiên cứu này do 30 chuyên gia và học giả Arab thực hiện, nói rằng "khu vực Arab bị ngáng trở bởi một tình trạng nghèo nàn khác: đó là nghèo nàn về khả năng và nghèo nàn về cơ hội".

"Những vấn đề này có gốc rễ từ việc thiếu hụt tại ba lĩnh vực: tự do, quyền của phụ nữ và kiến thức. Chỉ riêng tăng trưởng không không thể nào hàn gắn nổi những khoảng cách này, hay đưa khu vực tiến lên con đường phát triển bền vững".

Đây là một vấn đề mà một số quốc gia Hồi giáo đã nhận ra.

Lãnh đạo Pakistan, tướng Pervez Musharraf, nói cách đây ba năm rằng tổng sản phẩm quốc nội của cộng đồng Hồi giáo trên toàn thế giới chỉ bằng một nửa tổng sản phẩm quốc nội của Đức, cho dù cộng đồng Hồi giáo chiếm tới 1/4 dân số thế giới.

Ông Musharraf đã kêu gọi phải có cuộc jihad nổi dậy "chống lại sự dốt nát, nghèo khổ, lạc hậu và thiếu thốn", và chỉ ra rằng toàn bộ thế giới Hồi giáo chỉ có 25 trường đại học có chút ít tiếng tăm.

Giải pháp?

Tuy nhiên, xác định được vấn đề thường dễ dàng hơn chuyện giải quyết vấn đề ấy, bởi vì văn hoá và kinh tế thường vốn gắn kết.

Chẳng hạn quan điểm về vai trò của phụ nữ trong xã hội thường có hàm ý về phát triển kinh tế, vì phụ nữ có khả năng học hỏi những kỹ năng như nam giới, và nếu tách họ ra khỏi nhiều bộ phận của nền kinh tế thì cũng có nghĩa là đã bỏ qua những kỹ năng của họ.

Sự tò mò về khoa học không phải một sớm một chiều mà có được, cũng như các điều kiện về chính trị không phải ngay lập tức sẽ mở ra khả năng có những phát minh mới.

Trong nhiều thế kỷ, các mảnh đất Hồi giáo đã tôn thờ khoa học, với những thư viện đồ sộ từ nam Tây Ban Nha đến Baghdad - trong khi cũng thời gian ấy, thế giới Thiên Chúa giáo lại tăm tối và dốt nát.

Các học giả Hồi giáo đã dịch các văn bản Hi Lạp và chuyển chúng cho Tây Âu, để truyền bá đi những ý tưởng khai sáng.

Đã từng có những phát kiến vĩ đại về thiên văn học, y khoa, triết học và toán học. Thuật toán (algorithm) là lấy từ tên của một nhà toán học Arab, và người Arab cũng mang lại cho thế giới môn Đại số.

Thế nhưng đó là những phát kiến từ một thời đã trở nên quá đỗi xa xưa.

Nguồn:BBC
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tín ngưỡng

    07/08/2017Nguyễn Trần BạtLà một vấn đề vô cùng phức tạp, thực ra tín ngưỡng không phải là hiện tượng mê tín thuần tuý theo cách hiểu thông thường. Lịch sử cho thấy rằng các loại tín ngưỡng khác nhau có sức sống dai dẳng và ảnh hưởng lâu dài mà khó có hệ tư tưởng nào sánh được...
  • Quan điểm của Albert Einstein về Chúa

    13/11/2013Albert Einstein có những quan điểm về Chúa cùng các quan điểm duy vật khác hết sức đúng đắn, sắc sảo, tính nhân bản sâu sắc. A. Einstein phủ định khả năng tồn tại của Chúa từ góc nhìn của bản thể luận và nhận thức luận...
  • Sự nan giải của Thánh Job

    23/08/2005Sách Joblà bằng chứng thú vị tuyệt vời trong văn học của chúng ta về sự khó khăn của một người tin rằng trật tự đạo đức là có thật ngay cả khi người vô tội chịu đau khổ và kẻ gian ác thành đạt. Job cho rằng thế gian được điều khiển bởi một Thượng Đế công bằng tuyệt đối. Tuy vậy, dù là một người mộ đạo thánh thiện và luôn làm những việc tốt đẹp, ông vẫn chịu đựng nhiều tai ương nghiệt ngã. ...
  • Chứng cứ về sự hiện hữu của Thượng đế

    23/08/2005Tôi thấy dường như tôn giáo và triết học có thể hòa giải được nếu như có chứng cứ về sự hiện hữu của Thượng Đế được hai bên thừa nhận. Các triết gia vĩ đại trong truyền thống của chúng ta có đạt tới đồng thuận về sự hiện hữu của Thượng Đế không?...
  • Tôn giáo có ý nghĩa gì?

    15/07/2005F. Engels trong tác phẩm Chống During đã chỉ ra bản chất của Tôn giáo: “Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo – vào trong đầu óc của con người – của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ, chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế”.
  • Khoa học và tôn giáo phụ thuộc lẫn nhau

    15/07/2005Đây là bản lược dịch bài Science & Religion are interdependent của nhà bác học Albert Einstein. Nó cũng đồng thời phản ánh rõ nhất quan điểm của nhà bác học về vấn đề Tôn giáo...
  • xem toàn bộ

Nội dung khác