Tổng quan triết học của Nietzsche

10:12 SA @ Thứ Bảy - 16 Tháng Mười Một, 2019

Trong suốt dòng lịch sử tư tưởng của nhân loại, cách riêng, của Tây phương, chưa có tư tưởng gia nào gây ra nhiều tranh luận, mâu thuẫn, ngờ vực và nhất là ngộ nhận như Friedrich Nietzsche (1844-1900)...

Trong tác phẩm tự thuật viết về tiểu sử của mình, Ecce Homo, Nietzsche đã tiên đoán được số phận sự nghiệptư tưởng của mình trước cặp mắt phê phán, hoài nghi của hậu thế. Nietzsche viết :

Tôi biết định mệnh của mình. Một ngày nào đó, tên tuổi của tôi sẽ được người ta liên tưởng tới như cái gì kinh hãi, một thứ khủng hoảng chưa từng có trên đời, một va chạmthâm sâu nhất của lương tâm, một quyết tâm để gạt bỏ vì nó đã chống lại tất cả những gì vốn được thế giantin tưởng, đòi hỏi, biện minh. Tôi không còn là con người. Tôi là mìn bộc phá.

Triết gia Bertrand Russell, khi nhận ét về tư tưởng của Nietzsche, đã vay mượn biểu tượnghãi hùng, bi thảm nhất trong vở kịch của Shakespeare – King Lear, để cảnh giác :

Vua Lear lúc sắp điên loạn đã thốt ra rằng : “Ta sẽ làm những chuyện mà dù ta chưa biết rõ – nhưng chắc hẳn đó sẽ là chuyện khủng bố trên địa cầu.” Đại để, đó là triết lý của Nietzsche.[i]

Thực vậy, Nietzsche luôn bị hoài nghi bởi các triết giacổ điển cho rằng Nietzsche không phải là một triết gia “hợp thức” bởi ông đã không sử dụngphương pháplý luận theo truyền thống của triết học; phê phán lối hành văn của Nietzsche là “ngôn ngữ của văn chương”; ngược lại, giới văn chương cũng không chấp nhận những tác phẩm của Nietzsche mang giá trịvăn chương bởi chúng nặng nề lý luận “triết lý”.

Những phê phán còn nghiêm ngặt và đi xa hơn thế nữa về mặt tiêu cực. Chẳng hạn, Nietzsche bị ngờ vực coi là triết giacổ võ thuyết “vô chính phủ”, “hư vô chủ nghĩa”, “kẻ vô luân” bài xíchtôn giáoluân thườngđạo lý, người chống chế độ dân chủxã hộichủ nghĩa, bài trừDo thái, cổ xúy tư tưởng phát-xít (Nazism), người duy tự nhiên…Nhưng trớ trêu thay, cùng lúc, Nietzsche được ca ngợi, nhất là giới triết gia lục địa ở châu Âu coi như là đại trụ của đủ mọi phong trào, xu hướng: nào là Nietzsche là ông tổ của chủ nghĩaHiện sinh, tiền thân của chủ nghĩa Hậu hiện đại; người mở đường cho Phân tâm học của Freud sau này v v…

Những nhận xétđánh giá trên không phải hoàn toànvô căn cứ. Bản thân những tư tưởng, lối lập luận và hành văn phong phú, đa dạng và khác thường của Nietzsche đã đóng góp cho việc hình thành những quan điểm trái ngược và mâu thuẫn ở trên.


Triết gia Friedrich Nietzsche (1844-1900)

.

Nietzsche đã tự nhận mình là “kẻ vô luân”; coi Kitô giáo là “tôn giáo của lòng thương hại”, một “phong trào suy đồi”, nếu không muốn nói là vọng tưởnghư không, “phản tự nhiên”, phản đời sống; “mọi giá trị [luân lý] cao cả nhất, tự bản thân, đã mất hết mọi giá trị”. “Thượng đế đã chết”, Nietzsche tuyên bố trong The Gay Science. Socrates là thần tượng được tôn thờ như là “đại trụ” của nền tảng triết học duy lý Tây phương được ông gọi mỉa mai là “kẻ xấu xí” ; lý tínhthực ra chỉ là “bạo chúa độc đoán” (tyrany); chân lý không đến từ trời cao (mặc khải); không có cái gọi là chân lý hay sự thậttuyệt đối - tất cả “chỉ là những diễn giải” (interpretations) của con người. Mọi lý tưởngtôn giáo, chính trị dân chủ hay xã hội không gì hơn là những định chế hay luật lệ được ngụy tạo bởi giới quyền lực nhằm thuần hóa đám đông bị trị, bóp chết tự do, năng lực thăng tiến, sáng tạo và tự quyết của cá nhân; biến họ thành những sinh thể nội hướng chỉ biết nói “vâng” hay “dạ” - một thứ luân lýnô lệ, “bầy đàn”. Theo Nietzsche, tất cả là trò chơi thống trị [ii] hay chính xác hơn, đó là sự biểu hiện của “ý chí quyền lực” trong một thế giới trung hoà (neutral) phi luân lý (amoral), bên kia cõi thiện và ác mà nhiên giới vận hành: cuộc đời, phân tích cho cùng, rốt ráovĩnh viễn là cuộc tranh đấuquyền lực của mọi sinh thể biểu hiện qua các tương quan phản đề biện chứng của chủ-tớ, tự do - nô lệ, mạnh-yếu, thượng nhân - hạ nhân vân vân… Tóm lại, nói theo ngôn ngữ của Hobbes, đó là “chiến tranh của tất cả chống lại tất cả” (The war of all against all).

Đọc Nietzsche, ta không thể phân loại hay đóng khung triết học của ông vào bất luận một chủ thuyết hay trường phái nào. Tư tưởng của Nietzsche không hoàn toàn là sản phẩm của thời kỳ Khai sáng hay Lãng mạn (Romanticism), của Tự do hay Bảo thủ, Dân chủ hay Xã hội, duy lý hay duy thực nghiệm, và thậm chí kể cả chủ nghĩaHiện sinh hay Hậu hiện đại v v…Vậy triết học của Nietzsche thuộc trường phái nào ? Câu trả lời không đơn giản. Phần vì bản thân Nietzsche chủ định từ chối đóng khung tư tưởng của mình trong một hệ thốngtriết học: “Tôi hoài nghi tất cả mọi [triết học] hệ thống hóa.” (Twightlight of the Idols, I26) Triết học của Nietzsche là phi hệ thống (asystematic). Mọi hệ thốngtriết học, chẳng hạn của Kant, Hegel v v…, chỉ là ngụy cấu hời hợt vì chúng đặt nền tảng trên một số những tiền đề hay giả định (assumptions) được móc nối qua một chuỗi những liên lạc luận lý kinh điển để từ đó triển khai ra những “chân lý” hoàn chỉnh toàn bộhệ thống. Nhưng thực tế, đối với Nietzsche, nếu những giả định được phản chứng là sai lầm, toàn bộhệ thống sẽ sụp đổ. Chưa kể tới vấn đề rằng những triết gia duy hệ thống luôn có thói quen “xe đi trước ngựa” tức là họ sẵn đã thủ đắc kết luận rồi tìm cáchchứng minh qua lý luận. (Mặc dù Nietzsche có sử dụnglý luận mạch lạc trong vài tác phẩm như The Birth of Tragedy, chẳng hạn.) Nhưng Nietzsche không dừng lại ở đó.

Ngay cả cái gọi là luận lý (logic) cũng cần phải xét lại, phải hoài nghigiá trị của nó.

Vốn là một giáo sư ngữ văn cổ điển (classical philologist) thông thạo, với Nietzsche, lý luận chỉ là trò chơi của ngôn ngữ; bởi thế, sự thật không thể triển khai từ những luận lý như thế, mặc dù các triết giacổ điểnnhấn mạnh tới khát vọng hay ý chí kiếm tìm sự thật (will to truth). Chẳng hạn khi nói về bản chất tồn hữu của sự vật (hữu thể), Nietzsche nhận xét: “sự tin tưởng của ta vào [hiện hữu của] vật thể đã tiền giả định một niềm tin vào luận lý” (The Will to Power, 516) [iii] hay “cái gọi là vật thể (thingness) hoàn toàn là do ta sáng tạo vì nhu cầu của lý luận (The Will to Power, 516). Hãy thử khảo sát câu văn dưới đây để kiểm nghiệm phát kiến của Nietzsche: vạn vậthiện hữu không ? (Do things exist ?) Về mặt ngữ pháp, câu hỏi hoàn chỉnh và “hợp pháp” nhưng hỏi thế là “nghịch lý”; hỏi thế đã hàm ngụ bản thân sự vật đã hiện hữu vì đòi hỏi của lý luận qua phương trình của ngôn ngữ (câu văn = chủ từ + động từ).

Vì phủ nhận giá trị của mọi hệ thốngtriết học để theo đuổi và khai triển những tư tưởng của mình, Nietzssche đã sử dụng lối viết linh động và đa dạng, đặc biệt là thể văn qua hình thức của một câu văn ngắn gọn, hàm ngụ (aphorism), tùy tiện (random) và tự nhiên theo ngẫu hứng của dòng mạch ý thức. (Theo Freud, Nietzsche là tư tưởng gia đầy thị kiến nhất.) Lối viết này đã được diễn ngôn và bàng bạc trong nhiều tác phẩm của Nietzsche, chẳng hạn như The Gay Science, Beyond Good and Evil…

Đây là vài thí dụ:

Ta ắt phải có trí nhớ tốt mới mong giữ được những lời hứa hẹn.

Tôi không thể tưởng tượng nổi một Thượng đế luôn luôn muốn được ca tụng.

Phải chăngđời sống thì trăm lần ngắn ngủi để ta nhàm chán với chính mình ?

Qua trường tranh đấu của cuộc đời: những gì không hủy diệt ta sẽ giúp ta cường lực hơn.

Có lẽ chân lý là đàn bà mà lý lẽ của họ là không để cho ta biết lý do.

Như thế, khi đọc tư tưởng của Nietzsche, mỗi nhận định đúng hay sai không nằm trong hệ thống của triết học nhưng là ở từng nhận định riêng lẻ (đoản văn) độc lập.

Trong những dự ántriết học mà Nietzsche say mê theo đuổi, không một tảng đá tư tưởng, định chế hay giá trị nào của con người mà không bị Nietzsche lật dỡ, xem xéttra hỏi đến tận cùng nền tảng. Đối với Nietzsche, đã có quá nhiều giả định. Các triết gia đã mặc nhiênthừa nhận mọi chân lý như đã có sẵn, đã hiện hữu; hành trìnhtriết họcchức năng của họ là để khám phátriển khai nội dung của chúng qua quan năng của lý tính. Đó là truyền thốngtriết học duy lý của hơn hai ngàn năm cho tới nay, khởi đi từ Socrates cho tới Kant, Hegel: coi lý tính là nền tảng và công cụ duy nhất để đạt tới chân lý, sự thật. Một nền triết học phân tích như thế là không chính danh và đích thực vì nó chỉ qui giảm vào những khái niệm trừu tượng, hay “lý luận về nhận thức” (theory of knowledge); “chấp nhận sự thể (thực tại) đúng như hiện trạng” (leaving everything as it is) (Beyond Good and Evil, 204), thay vì nhằm vào việc cải đổi thực tạiđời sống. Theo Nietzsche, sứ mệnh triết học không chỉ điều tra và lý giải thể tính của thực tại nhưng còn phải phục vụ và thăng tiến đời sốngcon người theo đúng thân phận của hắn trong nhiên giới. Hiểu như thế, nghệ thuật (nhạc, bi kịch v v…) đóng một vai trò quan trọng trong sứ mệnh trên, và nhất là tương quan của nghệ thuật đối với cuộc sống: nghệ sĩ không chỉ mô tả, phản ảnhthực tại nhưng còn tích cựcsáng tạo, biến đổitác động vào thực tại (để tìm hiểu thêm chủ đề này, xin đọc The Birth of Tragedy).

Tư tưởng của Nietzsche là khiêu khích và thách thức, và thường là mâu thuẫn và bất nhất (inconsistent). Đó là chủ tâm của Nietzsche. Đọc Nietzsche mà ta không bị “động não”, nhất là hoài nghi, tra hỏi và kiểm chứng lại giá trị những gì mà ta vốn đã mặc nhiênchấp nhận (chẳng hạn truyền thống, ước lệ, tôn giáo, lý tưởng), ta chưa phải là độc giảtích cực của Nietzsche. Đại để như Karl Jaspers nhận xét rằng nếu khi đọc mà ta không tìm thấy những “mâu thuẫn” hay “nghịch lý”, ta thực sự chưa hiểu Nietzsche.

Đó chính là lý do tại sao ta khó “bắt bẻ” hay phân loại triết học của Nietzsche. Hiểu như vậy, triết học của Nietzsche là tổng hợp của những mô hình tư duy trên, nhưng cùng lúc, qua tiến trình biện chứng “triết lý với cây búa”, Nietzsche đã đập tan mọi mô hình suy tưởng ở trên - tức là vừa khẳng định và vừa phủ định chúng trong cùng một nhịp đập của nhát búa.

Heidegger – một trong những người diễn giảichính yếu về Nietzsche, cho rằng triết học của Nietzsche là “sự hoàn tất của siêu hình học hiện đại”, hay đúng hơn, đó chính là khởi điểm “cáo chung của siêu hình học…” [iv] Nói cách khác, Nietzsche là Nietzsche – cô đơncô độc, khúc mắc và huyền bí, mâu thuẫn và thách thức; đau khổ nhưng hạnh phúc, hủy diệt nhưng kiến tạo. Đó là biện chứng của hiện hữu, của cuộc đời. Hay đúng hơn, như Nietzsche đặc trưng hóa, đó là tinh thần Dionysus.

Tóm lại, Nietzsche làm triết lý, nhưng hơn cả triết lý: đó là tâm lý[v] – tâm lý của con người, quá đỗi con người. (Thậm chí, có học giả còn đi xa hơn, khẳng định rằng nếu không có Nietzsche, sẽ không có Sigmund Freud !) Triết gia là những kẻ vốn tự “phong vương” cho mình sứ mệnh cao cả – tìm kiếm hay thủ đắc chân-thiện-mỹ nhưng kỳ thực, những diễn ngôn triết học của họ, theo Nietzsche, chỉ là những tự sự hay chứng từ tự thú của bản thântriết gia mà động cơ phải được hoài nghi. Tìm kiếmđịa vịxã hội (social status), chẳng hạn. Đó là lý do tại sao Nietzsche đã không do dự, thậm chí còn sử dụng ad hominem (tấn công cá nhân) để đập đổ mọi thần tượng.

Một điều đã từ từ tỏ hiện cho tôi thì rằng cho tới nay, mọi triết học vĩ đại chẳng qua đó chỉ là: sự tự thú cá nhân của tác giả [triết gia] và [là] hồi ký vô thứcmiễn cưỡng (Beyond Good and Evil, 6).

Một điểm đáng chú ý ở đây là trong hơn ba thập niên qua, số lượng sách vở, tài liệu về Nietzsche ngày càng trở nên phong phú; chưa kể tới việc thành lập các viện nghiên cứu mới về Nietzsche. Gần như mỗi tháng đều xuất hiện một hay vài ba sách vở của các học giả về Nietzsche, đặc biệt trong thế giới Anh ngữ. Việc viết lách về Nietzsche đã trở nên một kỹ nghệ thương mại.

Tuy nhiên, cần phảiphân biệt giữa cứu cánhphương tiện về những hiện tượng này. Nietzsche vốn được coi là triết giaphản ứng (reactionary), hay một “bác sĩ văn hóa” chẩn đoán căn bệnh thời đại của nhân loại nói chung và của phương Tây nói riêng. Kết quả “bệnh lý” là như thế này, theo Nietzsche: ở thời điểm của thế kỷ 19, nhân loại đang sống trong “buổi hoàng hôn của những thần tượng”. Ở đó, mọi giá trị cao cả của tinh thần đã bị phá sản; con ngườihoàn toànvô định hướng vì hắn đã đánh mất niềm tin vào những chân lý hay tiêu chuẩn phổ quát và tuyệt đối, từ trời cao. Thượng đế đã chết ! Nhưng chính con người – “anh và tôi” là thủ phạm và là nạn nhân của hành động “sát thần” vĩ đại này. Cuộc đời không một ánh sáng soi dẫn; sa mạc hư không đang lớn dần: anh và tôi và cả nhân loại, nếu vẫn còn mang tâm thức cũ (thế giới quan Kitô giáo chẳng hạn), sẽ bị sa lầy giữa bãi hư không. “Hãy trỗi dậy !” (Rise above it) Chủ nghĩahư vôsự kiện tất yếu và cần thiết nhưng đó chỉ là giai đoạn chuyển tiếp. Cuộc đờibiến dịch (becoming) nhưng mọi sự sẽ “qui hồi vĩnh cửu” (eternal recurrence), thôi thúc bởi “ý chí quyền lực” (will to power) miên trường. (Thuyết qui hồi vĩnh cữu mà Nietzsche tiến cử ở đây chỉ là trắc nghiệm tâm lý giúp ta khẳng định cuộc sống hiện sinh, thay vì được hiểu theo nghĩa đen như người ngộ nhận. Cũng thế, ý niệmý chíquyền lực chỉ là giả thuyết như Nietzsche nhấn mạnh “như luận thuyết mà tôi giả định” (As my theory has it). Đó là học thuyết nhằm giải thích động cơ và năng lựcvận hành của mọi thực tại, mọi sinh thể trong vũ trụ - một thứ “theory of everything”.) Hãy khẳng định đời sống vì “siêu nhân sẽ là ý nghĩa của trần gian, mặt đất !” (Thus Spoke Zarathustra, Zarathustra’s Prologue, 3); hãy “sống một cách nguy hiểm” (The Gay Science, 283); tức là dám thách thức lại truyền thống, ước lệ v v… vì cuộc đờivăn hóa của nó đã suy đồi, đã khô cạn mọi nguồn cảm hứngsáng tạo. Bên kia cõi thiện và ác, một chân mới đã khai mở ! Nhân loại phải được giải thoát khỏi vòng cương tỏa của mọi thần thể, sống hồn nhiên như nhiên giới đặt định. “Hãy trung thành với trần gian, địa cầu này”, thay vì vọng tưởng vào thế giới bên kia (thế giới thực của Plato, thiên đàng của Kitô giáo). Đó là sứ điệp tối thượng, thống thiết và khẩn cấp trong đại tuyệt phẩm Thus Spoke Zarathustra mà ngôn sứ Zarathustra hạ san nhắn nhủ cho nhân loại, sau 10 năm tịnh ẩn trên đỉnh cao hoang vắng, xa lánh loài người.

Nietzsche, như đã tiên đoán được khả năng phục hồidanh tiếng của mình khi ông nói: “có người chết rồi mới phục sinh” Từ sau Thế chiến thứ hai, danh dự của Nietzsche đã và đang được phục hồi nhờ công lao của các học giả, những nhà tư tưởngtriết học (Heidegger, Jaspers, Kaufmann, Rorty, Derrida, M. Foucault, M. Clark, R. Schacht, Danto, R. Hollingdale v v…) Nietzsche qua đời năm 1900 trong tình cảnh mê loạn, là khởi đầu cho thế kỷ 20 nhưng cũng là khởi điểm cho sự khủng hoảng và phá sảnvăn hóatinh thần (hệ quả của chủ nghĩahư vô) mà thế kỷ 21 của chúng takế thừa, và những thách thức để vượt qua. Mặt khác, giải pháp hay dự án “hậu Thượng đế” về một nhân loại mới, một xã hội mới mà Nietzsche khai mở, tuy hứa hẹn, nhưng sự hoài nghi và thách thức vẫn còn đó; mặc dù, một số nhà tư tưởng, triết gia (Derrida, Lyotard chẳng hạn) bắt đầu nói tới chủ nghĩa Hậu hiện đại, hay một hậu nhân loại “bên kia Kitô giáo” (beyond Christianity) trong bối cảnh lịch sử và những diễn tiến hình thành khối Âu châu hợp nhất (EU) hiện nay.

Bằng một bối cảnh như thế, sự lôi cuốn và hấp lực của Nietzsche chính là lý dogiải thích cho hiện tượng xuất bản ở trên; cuốn theo nó, là “thương mại” về Nietzsche – một lẽ tự nhiên và không gì ngạc nhiên.

Bài sơ khảo này nhằm giới thiệu và lược giải về triết học của Nietzsche với tham vọng phần nào xoá tan những ngộ nhậnphổ thông (nhiều người thậm chí chưa bao giờ đọc các tác phẩm của Nietzsche). Bản thân người viết không toàn toàn đồng ý với mọi tư tưởng của Nietzsche.Song đó cũng là chủ định của Nietzsche: giống như Zarathustra, ngôn sứ của Nietzsche, không cần tới bạn đồng hành. Nhưng đồng thời, người viết cũng không tán thành những phê phán tiêu cực, nhất là những tuyên truyền xuyên tạchậu ý (hidden agenda), mang tính cách “bán sỉ” (wholesale) về Nietzsche.

Cuộc đờitư tưởng triết lý của Nietzsche đòi buộc chúng ta phải suy tư, phản tỉnh, tra hỏi và cứu xét lại ý nghĩa đích thực của cuộc đời và mọi giá trị muôn mặt của cuộc sống- kể cả tôn giáo, chính trị, xã hội và nghệ thuật. Thực vậy, như Nietzsche quan niệm: “triết lý như tôi [Nietzsche] hiểu và sống…”, tức là triết lý là sống, chứ không chỉ là mớ kiến thức hay khái niệm trừu tượng và khô khan của các triết gia điển hình mà Nietzsche có lần tố cáo họ, là “vấy bùn đục nước cho sâu.”

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Chủ nghĩa Hiện sinh ở Miền Nam Việt Nam 1954-1975 (trên bình diện lý thuyết)

    02/10/2019PGS.TS. Huỳnh Như PhươngĐể chọn một lý thuyết triết học và mỹ học được du nhập và có ảnh hưởng rộng rãi nhất trong lý luận và sáng tác văn học ở miền Nam Việt Nam những năm 1954-1975, có lẽ nhiều người sẽ không ngần ngại chọn chủ nghĩa hiện sinh. Ảnh hưởng đó thể hiện ở chỗ đây là trào lưu, tuy lúc đậm lúc nhạt, nhưng đã hiện diện gần như trọn cả một giai đoạn lịch sử đen tối và phức tạp.
  • Thuyết hiện sinh: "Tiến lên để sống"

    27/10/2018Bùi Văn Nam SơnTriết hiện sinh chia tay với triết học "trừu tượng". Nó quan tâm đến tính chủ thể cụ thể của con người, chứ không phải khái niệm trừu tượng về "chủ thể". Đó là lý do nhiều triết gia hiện sinh (như Sartre, Camus...) chọn hình thức văn nghệ (tiểu thuyết, kịch...) để đến gần hơn với đời sống thực, nói lên những băn khoăn, thao thức, đau khổ và lựa chọn trong "thân phận" làm người.
  • Chủ nghĩa hiện sinh, nhìn từ góc độ văn hóa học

    14/12/2017Đỗ Minh HợpPhải chăng chủ nghĩa hiện sinh thật sự như là nó được hiểu trong các tài liệu viết về nó? Phải chăng nó đã thật sự thuộc về dĩ vãng? Và, cuối cùng, việc nghiên cứu hiện thời về chủ nghĩa hiện sinh liệu còn có ý nghĩa gì nữa không? Đối với tôi, chủ nghĩa hiện sinh chưa chết, hiện sinh còn là một tâm tính xác định trong con người của thời hiện đại ở phương Tây.
    ...phân tích chủ nghĩa hiện sinh còn cho phép chúng ta hiểu rõ hơn những chuyển biến văn hoá ở thế kỷ XX...
  • K. Jaspers - Nhà triết học Hiện sinh Tôn giáo

    23/02/2011Nguyễn Lê Thạch (*), Nguyễn Ngọc Quỳnh (**)Karl Theodor Jaspers (23/2/1883 – 26/2/1969) là nhà triết học, nhà phân tâm học, thầy thuốc chữa bệnh tâm thần người Đức, người có ảnh hưởng lớn tới thần học, phân tâm học và triết học hiện đại. Cùng với Heidegger, Jaspers đã sáng lập chủ nghĩa hiện sinh Đức nổi tiếng trong thế kỷ XX. ..
  • Tự do và trách nhiệm trong đạo đức học hiện sinh

    29/04/2008TS. Đỗ Minh Hợp, Viện Triết họcTrên cơ sở làm rõ tự do và trách nhiệm với tư cách những phạm trù đạo đức cơ bản trong triết học hiện sinh qua việc làm rõ quan niệm của các nhà triết học hiện sinh tiêu biểu về những phạm trù này, tác giả bài biết bước đầu đưa ra những ý kiến đánh giá để đóng góp của triết học hiện sinh trong đạo đức học...
  • Quan niệm của Gi.P.Xáctơrơ về con người trong “Hiện sinh một nhân bản thuyết”

    01/01/1900Hoàng Văn ThắngTheo Gi.P.Xáctơrơ (Jean - Paul Sartre - 1905 - 1980), chủ nghĩa hiện sinh là một chủ nghĩa nhân đạo. Trong quan niệm của ông, chủ nghĩa nhân đạo này không phải là lý thuyết đề cao "lòng thương người, mà là một học thuyết về con người- một triết học về sự tồn tại của thực thể người trong thế giới. Mục tiêu của nó là mang lại tự do cho con người và vì thế, ông đã dồn công sức để nghiên cứu về con người.
  • Chủ nghĩa hiện sinh

    13/01/2006Điều đầu tiên cần lưu ý về các triết gia hiện sinh là khi họ dùng từ “hiện sinh” họ muốn nói tới sự hiện tồn của con người.Họ không quan tâm gì đến sự tồn tại của những cái bàn và những cái ghế, những ngôi sao và các nguyên tử, hoặc nhiều vật thể khác. Chúng ta cũng phải lưu ý rằng khi đề cập đến sự hiện tồn của con người là họ muốn nói đến sự hiện hữu của từng cá thể đặc thù, chứ không phải tất cả loài người. ...
  • xem toàn bộ