Trách nhiệm với người khác, trách nhiệm với xã hội

04:30 CH @ Thứ Ba - 01 Tháng Bảy, 2014

Tôi trót nhận viết bài cho mục Nếp sống Nếp nghĩcủa báo Đảng, nhằm biểu dương cái tốt, phê phán cái xấu góp phần củng cố nền đạo lý xã hội chủ nghĩa. Về nhà, ngồi ngẫm nghĩ lại muốn từ chối vì cũng ngại sự phiền hà. Viết bài khen tất nhiên không sao. Có khen quá đi cũng chẳng ai đến trách: "Tại sao anh lại nói tốt cho chúng tôi nhiều thế!". Mà chê thì lôi thôi lắm, chê đúng cũng lôi thôi, chứ đừng nói nếu chê chưa được đúng. Tôi vốn là người nhút nhát, thích sống yên phận, mình không đụng ai, cũng mong đừng ai đụng đến mình. Sống như thế tất nhiên là rất ích kỷ, là cá nhân, là không xã hội chủ nghĩa. Nhưng, xem ra sống cũng vẫn được, không tốt lắm nhưng cũng không hẳn là xấu lắm, không cống hiến được gì nhiều, nhưng cũng chẳng gây phiền nhiễu cho ai.

Một anh bạn đến than phiền với tôi về một vài chuyện vô lý trong cơ quan anh. Tôi hỏi: “Thế những người khác có biết không?” – “Chuyện giữa trời làm sao lại không biết”. – “Ý kiến của họ thế nào? “ – “Mình là người không bị đụng chạm còn bực nữa là anh em hàng ngày bị va vấp” – “Ồ! Anh là người có uy tín, có vị trí tại sao anh không nói?” – “Có nói cũng chẳng thay đổi được gì mà còn mang tiếng là hay bới móc”. – “Anh không nói thì còn ai dám nói?” – “Đợi cấp trên có ý kiến, trước sau rồi các ông ấy cũng phải có ý kiến”. – “Cơ sở không có ý kiến thời cấp trên có ý kiến thế nào?” – “Bọn họ làm ăn tóe loe ra thế thì rồi trên cũng phải nhòm xuống mà có ý kiến chứ”.

Thì ra cứ phải để cho mọi việc tóe loe ra rồi cấp trên sẽ phải có ý kiến. Nếu cấp trên chưa có ý kiến thì… đành phải để mọi việc tiếp tục tóe loe ra!

Lại nói về một cơ quan khác nổi tiếng về sự đoàn kết, nhất trí. Không có chuyện tị nạnh, ghen tuông chức tước, đồng lương. Mọi người đều làm việc một cách tự giác và vui vẻ. Thật là một hiện tượng hết sức tốt đẹp. Thực ra thì không hẳn thế. Thực ra, mỗi người đều chỉ biết có mình và hết sức thờ ơ với người khác. Anh sống không đúng ư? Thì anh sẽ phải chịu trách nhiệm về sự không đúng ấy với cấp trên. Anh làm việc sút kém ư? Thì cũng vẫn là anh phải trả lơi với cấp trên chứ có liên can gì đến người khác. Bởi vì, nếu tôi có ý kiến về anh chưa chắc anh đã nhận, dù có nhận chưa dễ anh đã sửa. Mà nhìn nhau đâm khó ra. Tôi muốn sống một cách vô tư vui vẻ không thích những chuyện khó chịu vặt. Tôi vui vẻ, cũng muốn anh được vui vẻ. Còn đến một lúc nào đó anh không vui vẻ được nữa thì đừng có trách tôi. Chả là chúng ta đều không thích kẻ khác “can thiệp” vào cuộc đời riêng của mình mà!

Một hôm tôi gặp anh Y. mắt long lanh, da đỏ bóng kéo tôi ra một chỗ háo hức báo tin: “Cậu đã biết chuyện ông X. chưa?” – “Chưa! Sao?” – “Lôi thôi lắm, trai gái có, tham ô có, lại lợi dụng quyền hành làm lắm chuyện đến bậy bạ”. “Sao biết?” – “Ôi! Ra tòa đến nơi lại còn không biết!” – “Cũng bất ngờ nhỉ?” – “Bất ngờ thế nào, từ nhiều năm nay anh em họ đã xì xào rồi, chứng cớ phải xếp một ngăn” – “Biết trước sao không nói, nói trước có phải cứu được người ta không?” – Mặt mũi anh Y. vẫn rất hớn hở: ”Mình lo thân mình chửa xong, hơi sức đâu lo cho người khác. Mà có lo giùm họ cũng chẳng ơn đâu!”. – “Tàn nhẫn quá! Các ông sống với nhau đến là tàn nhẫn!”. Anh Y. cười hô hố: “Người ta vẫn sống như thế cả, bảo mình sống khác thế nào được.”

Một năm sau, tôi lại gặp anh Y. Nom anh tiều tụy hẳn, da xám, mắt vàng, nhìn tôi mệt mỏi: “Dạo này cậu vẫn viết lách đều chứ”. Tôi đáp lững lờ: “Ờ, thì là cái nghề của tôi mà!”. Anh thở dài: “Năm vừa rồi mình gặp nhiều vận hạn quá! Toàn những chuyện không đâu bây giờ họ đem buộc chặt vào lưng mình.” – “Chuyện gì thế?” – “Nhiều chuyện lắm, mình thì vô tư mà chung quanh thì xét nét. Giá họ bảo trước mình một tiếng thì không đến nỗi quá”. Tôi cười nhỏ: “Thì ông vẫn triết lý: việc ai kẻ ấy lo mà!”. Anh Y. cũng cười, nụ cười đến là héo: “Ờ, việc của kẻ khác thì nghĩ là hay, nay đến việc của mình mới thấy hết cái dại”.

Ai bảo cái người sống ích kỷ, sống cho riêng mình lại không có lúc gặp “vận hạn”?

Một tối tôi đi xem chiếu bóng ở rạp B. Đèn tắt, chợt thấy rất nhiều chấm đỏ bay vèo vèo từ hàng ghế sau lưng tôi xuống các hàng ghế phía trên. Thì ra các bố trẻ hút thuốc lá búng tàn đùa chơi với nhau. Đó là một cái lạ. Nhưng điều lạ hơn là không thấy ai có ý kiến gì. Hình như chỉ có riêng tôi, một mình tôi là nhìn thấy những chấm lửa nguy hiểm đang rơi tung tóe xuống các hàng ghế. Tôi ngồi nhấp nhổm chừng vài phút rồi bất chợt kêu thét lên: “Sao các em lại đùa dại thế, cháy tóc cháy áo người ta thì sao?”. Cũng không có ai lên tiếng hưởng ứng với tiếng kêu của tôi. Chỉ có một dịp cười thách thức ở phía sau. Thế là thế nào nhỉ? Tôi đã định đứng lên bước ra ngoài thì một bàn tay nắm lấy cánh tay tôi, một tiếng nói thì thào: “Mặc chúng nó, ông ạ! Mình nói chúng sẽ nhét tàn lửa ngay vào cổ áo mình đấy”. Thế là tôi đành ngồi im và bắt đầu lo. Không khéo sẽ có đứa búng lửa ngay vào đầu mình cũng nên, vì chắc chúng đã chú ý tới tôi rồi. Chỉ có một mình tôi kêu lên phản đối, rồi lại ngọ nguậy muốn chạy ra để báo cho người này, người nọ. À! Đã thế phải cho nó một tàn lửa để từ rày nó chừa đi! Từ lúc ấy chẳng còn xem được gì, chỉ thấp thỏm chờ đợi một tiếng búng tay ở phía sau, chỉ đề phòng có mẩu nào rơi xuống còn kịp nhìn thấy mà né tránh. Và tức. Rất là tức. Nghĩ mình sao lại tồi đến thế. Sống ở cơ quan thì né tránh những vấn đề còn gai góc. Sống với bạn bè cũng né tránh chuyện này chuyện kia vì sợ bạn mất lòng. Ra ngoài đường gặp những chuyện trái tai gai mắt cũng lại muốn né tránh nốt. Mình thì muốn né tránh để khỏi có sự phiền hà, nhưng đi đâu cũng than thở, cũng chê trách về sự sa sút của đạo lý, về tình hình xem ra ngày một phức tạp của xã hội. Ô hay! Mỗi chúng ta đều là một thành viên của xã hội, mà chỉ thích buông tay đứng nhìn, rồi than thở, rồi chê trách, thì ai sẽ dúng tay vào gỡ rối mọi sự phức tạp đó? Ai sẽ góp phần gìn giữ và phát triển nền đạo lý mới của chủ nghĩa xã hội?!

Trong những thói xấu của con người, thì thói xấu dễ lây truyền nhất, nhưng lại nguy hiểm nhất là thói ích kỷ. Nói dễ lây truyền vì chưa ai xem tính ích kỷ như là một tội ác, chẳng những không bị kết án, mà còn như có thể ăn chung ở đụng được. Nhưng nó lại hết sức nguy hiểm bởivì nó phá vỡ tận nền móng cái tổng thể của các mối quan hệ là xã hội. Nó làm thui tắt cái sức mạnh có khả năng cải tạo là dư luận. Nó đẩy tới mọi tội lỗi mà vẫn như vô can vì vẫn giữ được sự trong sạch của riêng mình. Pháp luật chỉ trừng trị những kẻ đã phạm tội rồi. Còn dư luận mạnh mẽ của xã hội mới ngăn ngừa được những tội lỗi mới nhen nhóm. Dư luận phải là tiếng nói chính thống của nền đạo lý xã hội chủ nghĩa, phân rõ được ranh giới việc tốt và việc xấu, người tốt và người xấu. Nhưng chỉ có thể tạo được cái dư luận tốt đẹp đó khi đã tiêu diệt được thói ích kỷ, khi mỗi người không chỉ có trách nhiệm với riêng mình, mà còn có trách nhiệm với người khác, với xã hội.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Kinh tế thị trường và trách nhiệm xã hội

    26/07/2019Nguyễn Trọng ChuẩnÝ thức về trách nhiệm xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường hiện đại giúp cho người ta thấy rằng, thị trường thế giới rộng lớn, đầy tiềm năng trên phạm vi toàn cầu là môi trường vô cùng thuận lợi để tìm kiếm lợi nhuận không chỉ cho riêng mình, mà còn cho cả quê hương, đất nước và cho sự phát triển, sự tiến bộ chung của xã hội.
  • Đôi điều về trách nhiệm cá nhân

    14/11/2018Nguyễn Ngọc BíchTrước các tổn thất vô hình và hữu hình mà xã hội đã chịu, vấn đề trách nhiệm cá nhân đang được công luận nêu lên. Qua hai lý do trình bày dưới đây, độc giả có thể chia sẻ lo ngại của tôi rằng vấn đề này còn phải mất nhiều năm nữa mới trở thành hiện thực.
  • Chỉ nghĩ đến tiền cũng làm người ta ích kỷ

    14/12/2017Chỉ cần một ý nghĩ về tiền bạc cũng biến một con người trở nên ích kỷ, làm cho người đó ít sẵn lòng giúp đỡ người khác hơn và chỉ thích "độc lập tác chiến"...
  • Tự do và trách nhiệm trong hoạt động của con người

    31/07/2017PGS. TS. Nguyễn Văn PhúcTự do và trách nhiệm chính là những biểu hiện sức mạnh bản chất của con người. Tự do và trách nhiệm hình thành và phát triển trong tiến trình lịch sử của nhân loại cũng như của các cộng đông người và là mục tiêu, động lực của sự phát triển xã hội và con người.
  • Tự do và trách nhiệm cá nhân trong “Tồn tại và hư vô” của J. -P. Sartre.

    19/03/2017Đỗ Minh Hợp“Tồn tại và hư vô” của J.-P.Sartre được công bố lần đầu tiên vào năm 1943 tại Paris. Đây là tác phẩm không chỉ đánh dấu cột mốc quan trọng trong dòng chảy của triết học hiện sinh, mà còn cho thấy rõ tư tưởng triết học hiện sinh độc đáo của J.-P.Sartre. Trong bài viết này, tác giả tập trung luận giải quan niệm của J. -P. Sartre về tự do với tư cách phương thức hiện hữu của tồn tại người và duy nhất phù hợp với tồn tại người trong mối quan hệ không thể tách rời với trách nhiệm - trách nhiệm đối với thế giới và đối với bản thân mình của con người.
  • Ích kỷ, cái gốc của mọi tính xấu

    21/08/2016Thu HuyềnCon người ta có biết bao nhiêu tính xấu, nhưng ngẫm cho kỹ thì hình như mọi tính xấu của con người đều từ một cái gốc mà ra. Đó là tính ích kỷ. Theo định nghĩa từ điển tiếng Việt, ích kỷ là "chỉ biết, chỉ vì lợi cho riêng mình mà không biết đến người khác. Tham lam cũng bắt nguồn từ sự ích kỷ muốn vơ hết về mình...
  • Sự ích kỷ đang lớn dần trong xã hội

    20/05/2016Quốc NamThiện ác có thể xoay chuyển trong gang tấc, nhưng sự vô cảm, từ chối các trách nhiệm tương quan mới khiến chúng ta trở thành người đứng ngoài thơ ơ trước tất cả những vận động của cuộc sống.
  • Ai chịu trách nhiệm cho sự bền vững của cá nhân?

    13/02/2016Một khía cạnh nữa của phát triển bền vững thấy được phân tích thấu đáo. Đó là sự phát triển bền vững của mỗi cá nhân trong xã hội, của mỗi công dân trong một quốc gia. Tác giả Stephen Covey đã tổng kết, để bền vững mỗi cá nhân phải biết chăm lo cho 4 nhu cầu hay phương diện sống: thể lý, xã hội, trí não và tinh thần...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Trọng mê tín- xem nhẹ trách nhiệm, ham hội hè, "thần mãn"

    21/12/2015Vương Trí NhànXét cái tục hội hè của ta, rước xách rất phiền phí, ăn uống rất lôi thôi, chơi bời rất chán chê, tiêu pha rất tốn kém, thực là hại của mà lại mua lấy cái khó nhọc vào mình...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Ích kỷ, khôn vặt, vụng nói chuyện, học để kiếm gạo, ...

    26/10/2015Vương Trí NhànCái tật ích kỷ vốn là một thứ hay lây: Trông thấy những vườn hoa cây cảnh ở sân nhà trường hay ở nơi đền chùa, hoặc cạnh đường đi lối lại, đã không biết giữ gìn để làm một cái cảnh vườn chung thì chớ, nhiều người lại còn đang tay bẻ tàn bẻ hại, để đem về nhà mà chơi thích chí lấy một mình...
  • Thiếu trách nhiệm...

    04/12/2010Luận Minh (2006)Cụm từ này xuất hiện nhiều trên báo chí những ngày qua. Thiếu trách nhiệm chính xác là sự thoái lui của văn hoá trách nhiệm, là sự thụt lùi của đạo đức công chức, là sự lũng đoạn của tiền bạc, là sự liên kết của những thế lực ngầm, là sự bất minh trong việc thực thi chính sách, là sự gian dối, là sự yếu kém trong quản lý, là sự cố tình không tuân thủ pháp luật, là hậu quả của một cung cách giáo dục nửa vời...
  • Trách nhiệm

    30/09/2010Hồ Ngọc ĐạiAi cũng thật bụng nghĩ, mình phải chịu trách nhiệm trước cấp trên: Đúng rồi, ai cũng phải chịu trách nhiệm trước cấp trên, chỉ có điều ai ấy là ai. Ví dụ, ai ấy là tôi, một cán bộ Nhà nước, thì cấp trên trực tiếp của tôi là thủ trưởng cơ quan...
  • Những kẻ ích kỷ cao thượng

    22/07/2009Phong DoanhĐa dạng là một quy luật lớn của sự tồn tại mọi thứ trong vũ trụ bao la. Các thế giới vô tri lớn như các thiên hà, nhỏ như các hạt cơ bản đều muôn hình vạn trạng. Các loài thực vật, các loài động vật cũng tồn tại theo quy luật này, không có ngoại lệ...
  • Để trách nhiệm được quy kết đúng chỗ

    27/03/2009TS Nguyễn Ngọc ĐiệnMột loạt trưởng thôn phải từ chức hoặc nghỉ việc, sau khi báo chí phanh phui vụ cắt xén, ăn chặn tiền hỗ trợ tết dành cho người nghèo. Công luận không thể hài lòng với kiểu xử lý “thí tốt, giữ xe” ấy và đòi hỏi việc chế tài phải thực sự nghiêm khắc, công bằng, thoả đáng
  • Bàn về trách nhiệm

    25/12/2008MatsushitaTôi nghĩ, sự phong phú trong tình cảm của con người thể hiện ở sự cảm nhận về trách nhiệm của họ. Người có tinh thần trách nhiệm cao nhất định sẽ được xung quanh tin cậy...
  • Người dùng Internet dễ trở nên ích kỷ

    08/07/2008Một công trình nghiên cứu của Anh cho rằng người sử dụng Internet đang trở nên thiếu kiên nhẫn và có phần ích kỷ hơn khi họ lên mạng...
  • Trách nhiệm

    18/06/2008Nguyễn Đức SơnChưa có bao giờ chữ ‘trách nhiệm’ được nhắc nhiều như bây giờ và cũng chưa bao giờ xã hội cần đến tinh thần đó như hiện nay. Tưởng như là nghịch lý, nhưng chỉ cần lướt qua những vụ việc xảy ra hàng ngày và chỉ trên phương tiện thông báo chí thôi, ai cũng có thể thấy được điều đó...
  • Khi nhân viên thiếu trách nhiệm

    30/05/2007Nguyễn Đông TriềuCấp trên than phiền cấp dưới thiếu trách nhiệm trong công việc. Dân trách Chính phủ thiếu trách nhiệm với các dự án công cộng…Triệu chứng thường gặp của căn bệnh này là do người này đùn đẩy việc cho người kia.
  • Sống có trách nhiệm

    29/04/2007Nguyễn Thị Oanh“Sống có trách nhiệm” là chủ đề sinh hoạt, học tập của ngành giáo dục TP.HCM năm 2007 này. Đây là một chủ đề rất hay vì tinh thần trách nhiệm cá nhân đã phai mờ nhiều sau nhiều thập kỷ bao cấp.
  • Nghĩ về trách nhiệm của người đứng đầu

    01/12/2006Điệp Văn SơnĐược biết Chính phủ sắp ban hành Nghị định về xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức đơn vị khi để xay ra các vụ tiêu cực tham nhũng. Nghị định sắp được Chính phủ ban hành, sẽ góp phần xác định rõ ràng và công khai trách nhiệm đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý khi để xảy ra những vụ tiêu cực, tham nhũng, lãng phí lớn trong cơ quan mình phụ trách, đảm bảo tính kỷ cương trong quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, tạo niềm tin trong nhân dân. Đây là một tín hiệu đáng mừng đáp ứng mong đợi từ lâu của nhân dân.
  • Trách nhiệm mơ hồ(?!)

    28/12/2005Tô Phán8 vị nguyên là lãnh đạo hoặc là lãnh đạo đương nhiệm ở các cơ quan nhà nước đã giải trình về trách nhiệm trong vụ Nguyễn Đức Chi lừa đảo. Thật trùng hợp, các bản giải trình đều có chung ít nhất 4 điểm cơ bản...
  • xem toàn bộ