Trăn trở về thương hiệu quốc gia

Học viện Hành chính Quốc gia
01:41 CH @ Thứ Sáu - 02 Tháng Mười, 2009

>> Cùng một tác giả:Năng lực cạnh tranh quốc gia và tư duy kinh doanh

Thương hiệu quốc gia là gì?

Là tập hợp toàn bộ những thương hiệu mang tính toàn cầu của các doanh nghiệp và các tổ chức của quốc gia đó. Ví dụ như Mĩ: Mc.Donald, Coca-Cola, Microsoft, Boeing, FBI, FED…cho đến Lầu Năm Góc, Nhà Trắng…có sự ảnh hưởng nhất định trên Toàn cầu, mà hàng tỉ người trên Hành tinh đều biết đến. Hay như các thương hiệu Nhật Bản : Sony, Mitsubishi, Toshiba, Mitsui… hiện hữu từ rừng rậm Amazon đến các đầm lầy Châu Phi… Người Nhật tự hào về chúng, cho dù họ không phải là người làm việc trong các công ty đó…

Là những ấn tượng tích cực, đẹp đẽ về những tiến bộ xã hội, trình độ quản lí Nhà nước, cho đến mặt bằng dân trí… hòa quyện vào nhau làm nên những thành tựu văn minh hướng tới lợi ích Con Người, đã được thế giới hay những người dân nước khác mặc nhiên thừa nhận và như một địa chỉ muốn học hỏi, phấn đấu. Ví như Na Uy, Thụy Điển, Thụy Sĩ…hay như Australia…

Là những đóng góp phát triển hay ấn tích đáng ca ngợi, mà quốc gia đó đã lập nên hay có sự tham gia quan trọng không thể chối cãi, đã đóng đinh vào lịch sử thế giới…mà các quốc gia khác đã thừa nhận, đi vào giáo khoa bởi những sự kiện vượt biên giới và thời gian, những con người kiệt xuất trong lĩnh vực chính trị, khoa học, nghệ thuật. Ví dụ nước Pháp với Thế kỉ Khai sáng và Cách mạng 1789…, nước Đức với Beethoven, Goethe, Hegel….., nước Nga với công lao cùng Đồng minh tiêu diệt Chủ nghĩa Phát xít…

Và nhìn vào thế giới ngày nay : Thương hiệu Quốc gia là vị thế quốc tế của quốc gia đó mà không quốc gia nào khác có thể xem thường, bỏ qua trong mưu cầu chiến lược của quốc gia họ ngay cả với các vấn đề quốc nội… ví dụ như Mĩ, Trung Quốc, Nga… thậm chí là Iran, Israel…

Và thương hiệu đó là giá trị liên tưởng mặc định, được thừa nhận trong đầu bao nhiêu người khác mình, trong xã hội văn minh rộng lớn, có ý nghĩa như khả năng làm nảy nở, năng lực bảo đảm, mưu cầu lợi ích bởi chính nó, chứ không phải ‘Mẹ hát con khen hay’. Thương hiệu Quốc Gia và những giá trị quốc gia phải hiện hữu và song hành

Nỗi niềm về Thương hiệu Quốc gia…

Nền tảng nhất và là cơ bản xuyên suốt là năng lực của chính quốc gia đó trong sản xuất kinh doanh, khoa học công nghệ, tổ chức và quản lí xã hội. Như vậy một tam giác tinh hoa của quốc gia gồm: Các chính khách + Các nhà quản lí + Các trí thức là chịu trách nhiệm kiến tạo và phát triển thương hiệu quốc gia.

Khí chất, liêm sỉ và bản lĩnh của dân tộc trong hội nhập và khẳng định vị thế quốc tế đối với những quyền mưu cầu phát triển và được đối xử bình đẳng. Điều này phải được thổi vào và hun đúc trong tinh thần công dân của từng người dân. Từ đó tạo nên sự nỗ lực chân chính và sự tự hào, tự cường làm thành sức mạnh Thời đại của Dân tộc.

Xưa kia Việt Nam không sợ hãi, dám đánh Pháp, đánh Mĩ… toàn Thực dân Đế quốc to (cách nói thời đó)… mà được chính người dân Mĩ, các Đồng minh của Mĩ ủng hộ không ít và đi đến thắng lợi (theo cách nghĩ về Chính trị Quân sự )… Ngày đó quả thực rất nhiều người, nhiều nước trên thế giới biết đến tên của Việt Nam như là gắn với mĩ từ “Lương tri thời đại” và “Trái tim nhân loại”… không phải là không có lí! Ngày nay Việt Nam đã trở thành thành viên trong 15 nước không thường trực của HĐBA Liên Hiệp Quốc… thì đang được nghĩ như thế nào? Có khả năng gì? Trong mưu cầu chiến lược lớn của Quốc gia ai làm bạn và ủng hộ thực sự?...

Tôi đi đến rất nhiều nơi của nước Việt… Tôi đã nhìn thấy, cảm nhận được rõ ràng vô cùng về những người nông dân cần lao đã làm ra bao nhiêu sản vật tuyệt vời: trà, gạo, café, hoa quả, nước mắm, gốm sứ, mĩ nghệ, tơ tằm… Bản thân họ và những gì họ tạo ra một cách chắc chắn là Giá trị rồi ! Ai cũng phải thừa nhận như là cái cốt lõi của Thương hiệu. Nhưng tại sao gần như không thấy những thứ đó ở thị trường nước ngoài, thậm chí rất gần như Thái Lan và Singapore? Thậm chí năm nào cũng phải đổ đi vài thức trong đó, và phải nhập những thứ gạo không ngon hơn từ Campuchia, hoa quả bị nhiễm thuốc hóa chất của Trung Quốc, tăm tre từ Thái Lan, giấy vệ sinh… từ Indonexia…?

Những vùng đất và cảnh quan của nước Việt thật đẹp đẽ, phong phú và đa dạng… Từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau, trời phú cho non nước Việt: biển rộng, sông dài, suối thơ, ao, hồ, đồng bằng, cao nguyên, núi trải… và bốn mùa thiên nhiên tươi đẹp. Tất cả đã là lợi thế của thương hiệu rồi… Thật kì diệu: bất chấp trải qua gần trăm năm ách thực dân, 30 năm kháng chiến tất cả những thứ đó gần như không mất đi đáng kể, thậm chí vẫn được khơi dậy mà hình thành nên Sài Gòn, Đà Lạt, Nha Trang, Sapa, Tam Đảo, và từ thuở ấy than Đông Dương, chè Thái Nguyên… vốn có tên tuổi với Châu Âu rồi.

Những tên tuổi, nhiều nơi có thể nói là lừng lẫy của những miền đất, địa phương… trong 30 năm khói lửa chiến tranh… Ôi, nhiều không sao đếm xuể… Tôi cũng đã từng đến… nhưng u buồn trong mắt tôi là sự nghèo nàn, tất tả của đại bộ phận người dân lao động , và đô thị nhếch nhác manh mún… Quay quắt trong tình cảm và ý nghĩ bao nhiêu người: sẽ có cách nào làm cho những tên tuổi đó trở thành thương hiệu không đây?

Từ xưa những vĩ nhân: Ngô Quyền, Hưng Đạo Đại Vương, Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi… ngay cả Gia Long đã tham gia lớn lao vào sự nghiệp mở mang bờ cõi, cho đến những năm tháng xưa rất gần, những nhà cải cách Phan Châu Trinh, nhà văn hóa Nguyễn Văn Vĩnh… hay bao nhiêu con người bình dị mà tuyệt vời: Mẹ Suốt, Chị Thùy Trâm, những Anh Hùng của chúng ta… Tất cả họ đã làm nên tên tuổi rạng danh cho Nước non Việt này rồi!

Và hôm nay tôi quan sát, ngẫm nghĩ: có bao nhiêu nhà chính khách, trí thức, nghệ sĩ, nhà quản lí… đi công tác, giao lưu ra quốc tế như trảy hội… mang Hộ chiếu Việt Nam. Họ có mang tinh thần Việt Nam và sứ mệnh kiến quốc cao cả họ phải đội cao lên đầu khiến những đối tác của họ phải kính nể và lắng nghe họ cẩn thận để tôn trọng tên tuổi nước Việt và phải thừa nhận những lợi ích chính đáng của dân tộc Việt không nhỉ ? Họ có làm cho Thương hiệu Việt rạng danh không? Như thế nào? Bằng cách gì, giá trị tư cách cá nhân và ý chí ra sao của họ…? Thương hiệu Việt nếu làm rạng danh được bởi những cách thức và con người tuyệt vời có giá trị hơn nhiều triệu lần những hợp đồng đi vay hay nhập khẩu hàng hóa, thiết bị… và muôn người dân Việt sẽ được hưởng lợi thực sự cả về kinh tế lẫn tinh thần.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Khơi dậy sức mạnh mềm

    29/04/2016Trần Trọng ThứcCho dù trọng tâm cuộc mưu sinh của người đời luôn gắn liền với chuyện cơm áo gạo tiền, nhất là trong thời kỳ kinh tế đang trên đà suy thoái, nhưng không ai trong chúng ta có thể phủ nhận các giá trị văn hóa vẫn chiếm một chỗ đứng quan trọng trong cuộc sống, không chỉ trên bình diện quốc gia mà cả quốc tế.
  • Năng lực cạnh tranh quốc gia và tư duy kinh doanh

    23/09/2009Nguyễn Tất ThịnhTôi muốn chia sẻ với bạn đọc không chỉ là những nhà quản lý, những doanh nhân mà cả những người quan tâm đến các hoạt dộng xã hội. Chúng ta hình dung rõ hơn về một thế giới hội nhập năng động để chính mình đóng góp, hay tạo ra một sản phẩm nào đó tham gia tích cực và cộng hưởng với nó.
  • Chính trị lương thiện

    08/07/2009Nguyễn Tất ThịnhTôi viết tiếp, ngắn gọn những hiểu biết và quan điểm của mình dưới đây, không diễn giải một cách lý thuyết hay ‘học thuật’ mà tôi đã tổng kết trong quá trình đọc, nghiên cứu, giảng dạy...
  • Sự phát triển đuổi kịp các nước tiên tiến

    20/06/2008Nguyễn Bình GiangMơ hồ về tính chất khốc liệt và tàn bạo của cuộc chiến tranh kinh tế sẽ phải trả một giá rất đắt, trong đó phải kể đến các cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội, sự mất mát các tài sản quốc gia, sự phá sản hàng loạt các doanh nghiệp trong đất nước, và quan trọng hơn là mất quyền điều hành kinh tế siêu vĩ mô của nước đó...
  • 4 yếu tố tác động đến mô hình CNH, HĐH của nước ta trong giai đoạn mới

    14/07/2007Trần Đình ThiênToàn cầu hóa cung cấp các cơ sở để xác định và thực thi mô hình tăng trưởng và phát triển mới. Trong số này, gắn với quá trình CNH, HĐH của nền kinh tế Việt Nam, xin nhấn mạnh bốn yếu tố: Xu hướng tự do hóa (di chuyển các nguồn lực); Tính mở (tính không bị giới hạn) của quá trình phát triển; Tính kết nối mạng của các quá trình kinh tế trên phạm vi toàn cầu; Vai trò nổi lên của các tập đoàn xuyên quốc gia...
  • Ra biển lớn

    15/02/2007Hữu ThọXuân Đinh Hợi này, Nghị định thư Việt Nam tham gia WTO có hiệu lực sau một tháng Quốc hội Việt Nam phê chuẩn trong kỳ họp thứ10 (khóa XI). Thế là nước ta đã tham gia vào dòng chảy thương mại toàn cầu - một thời điểm mới đã bắt đầu khi "ra biển lớn" như nhiều nhà kinh tế đã nói...
  • Chủ thể trong hội nhập

    17/01/2007Vũ Quốc TuấnVàoWTO trong thị trường toàn cầu với sân chơi rộng lớn hơn trước và nhiều đối tác mới, trong cuộc cạnh tranh gay gắt để nâng cao vị thế nước ta, sức mạnh của cả dân tộc ta được phát huy, trong đó doanh nghiệp và doanh nhân nước ta giữ vai trò chủ thể...
  • xem toàn bộ