Trần trụi với nhân gian

07:28 SA @ Thứ Năm - 07 Tháng Sáu, 2018

Xưa nay, đã có nhiều định nghĩa về con người, như: Con người là động vật biết lao động, con người là con thú biết cười, hay con người là sinh vật biết bán dâm, con người là động vật biết mặc quần áo. Cái định nghĩa cuối cùng xem ra không ổn vì có thể lẫn lộn con người với giá áo hay manơcanh. Hơn nữa, cho đến nay, đã sang Thiên niên kỷ mới rồi, mà xem ra cái thú khoả thân và xem khoả thân vẫn hấp dẫn con người lắm lắm.

Xưa nay, đã có nhiều định nghĩa về con người, như: Con người là động vật biết lao động, con người là con thú biết cười, hay con người là sinh vật biết bán dâm, con người là động vật biết mặc quần áo. Cái định nghĩa cuối cùng xem ra không ổn vì có thể lẫn lộn con người với giá áo hay manơcanh. Hơn nữa, cho đến nay, đã sang Thiên niên kỷ mới rồi, mà xem ra cái thú khoả thân và xem khoả thân vẫn hấp dẫn con người lắm lắm.

Có lẽ nên định nghĩa con người là sinh vật biết tìm ra những triết lý khác nhau cho sự khỏa thân.

Khỏa thân chính trị của người phương Tây

Tổ tiên của loài người đã ngang nhiên cởi truồng nồng nỗng hàng vạn năm, trong các nơi thờ cúng còn lưu lại nhiều hình ảnh các vị thánh khỏa thân, ấy vậy là sau khi phát minh ra quần áo, loài người đã phải mất nhiều thế kỷ để giành lại quyền khỏa thân như các cụ tổ. Cho đến hôm nay trên các diễn đàn người ta vẫn tranh cãi với nhau về vấn đề tranh ảnh khỏa thân và những cảnh thiếu vải trên phim. Thay vì hồn nhiên cởi truồng đi họp như các cụ tổ loài người, giờ đây đa số nhân loại phải lén lút khỏa thân ngay cả trên phim ảnh. Mặc dù vậy, cái thú khỏa thân cho nghệ thuật và khỏa thân trước ống kính tivi để đấu tranh chính trị và vận động xã hội ngày càng hấp dẫn con người trong xã hội phương Tây.

Khỏa thân tập thể đang trở thành mốt gắn liền với đổi mới nghệ thuật và đấu tranh chính trị trong xã hội phương Tây. Nhiều đoàn biểu tình khỏa thân để thu hút sự chú ý của xã hội vào một mục tiêu tranh đấu. Nếu sông Thị Vải bị Vedan bức tử mà nằm ở Hoa Kỳ chẳng hạn thì chắc chắn sẽ có hàng ngàn người kéo nhau đến tắm truồng tập thể ở đó để nhất loạt chổng mông phơi ngực phản đối các ông chủ Veddan đòi bồi thường cho người dân chứ không có cái kiểu áo quần kín mít miệng im thin thít như nhiều quý vị có trọng trách ở ta đâu! Cởi truồng tập thể là một công cụ đấu tranh lợi hại mà nhiều tổ chức chính trị xã hội ở phương Tây sử dụng.

Cởi truồng tập thể cũng hấp dẫn các nhiếp ảnh gia, nâng số lượng người mẫu khỏa thân phục vụ cảm hứng sáng tác của anh ta lên gấp trăm gấp ngàn lần số lượng người mẫu khỏa thân dành cho các chàng họa sỹ. Quyền uy của nghệ thuật cho phép người ta cởi truồng tập thể ngay trước mũi các nhà đạo đức.

Nghệ sỹ nhiếp ảnh Spencer Tunick đã bị thành phố New York đưa ra tòa về vụ đưa 150 người cởi truồng đủ cả lớn bé, già trẻ, gầy béo, trắng đen, lông lá, xăm mình... đến xếp hàng chụp ảnh khỏa thân tập thể dưới chân cầu Williamsburg Bridge, nhưng Tòa tối cao đã bác bỏ đơn vì màn khoả thân tập thể chụp ảnh này được xem như là quyền tự do nghệ thuật. Trước đây, nhiếp ảnh gia này đã bị bắt 5 lần vì tội tổ chức cởi truồng tập thể nơi công cộng. Đến mùa hè năm 1999, sau khi bị hàng chục cảnh sát xuất hiện phá ngang màn chụp ảnh khỏa thân tập thể và bắt những người tham dự, nghệ sỹ nhiếp ảnh đã phản công, phát đơn kiện thành phố vì tội vi phạm quyền tự do của nghệ sỹ được quy định trong Hiến pháp Mỹ. Vì luật New York cho việc cởi truồng nơi công cộng là tội hình sự, nhưng luật tiểu bang không cấm chụp ảnh khoả thân nơi công cộng. Thế là Tunic thắng kiện vì đã dựa vào uy danh của nghệ thuật. Nghệ sỹ, hóa ra là người có quyền được cởi truồng hơn người không phải nghệ sỹ. Làm nghệ sỹ kể cũng sướng vậy thay!

Trước đây, ở các nước phương Tây, những chương trình khỏa thân trên tivi thường chỉ là những bộ phim sex chiếu lúc nửa đêm khi trẻ con đã ngủ để hỗ trợ cho dây thần kinh tình dục của các phụ huynh. Bây giờ, ở Nga có hẳn cả chương trình sex-chính trị chiếu lúc nửa đêm, trong đó các cô phóng viên xinh đẹp khỏa thân cầm micro phỏng vấn các chính khách về những vấn đề nghiêm túc quan trọng nhất. Đó là chương trình Sự thật trần truồng (Naked Truth). Người đọc tin thời tiết của chương trình này cũng lại là một nghệ sĩ thoát y. Thế nhưng chương trình lại cấm nói tới cặp vú phụ nữ.

Người sáng tạo ra chương trình này là ông Sergei Moskvin đã nói rằng, bí mật sự thành công của chương trình này là kết hợp hình ảnh nữ phóng viên khỏa thân với việc thông tin thẳng thắn, nghiêm túc, tạo ra hiệu quả hài kịch rất độc đáo và hấp dẫn châm biếm chính khách và phóng viên kiểu Nga. Chương trình Sự thật trần truồng đã thu hút nhiều lãnh tụ các đảng lớn chờ phỏng vấn. Rõ ràng, ngay cả các chính khách lớn cũng thích đặt những vấn đề nghiêm túc liên quan đến hàng triệu con người trên vai một thiếu nữ khoả thân.

Khỏa thân triết học của người phương Đông

Xem ra, vấn đề khiến nhân loại quan tâm không phải là bản thân sự khỏa thân, mà cái mục đích văn hóa xã hội của sự khỏa thân mới là quan trọng. Khỏa thân vì những mục đích xã hội thánh thiện, khỏa thân vì những cảm xúc thẩm mỹ thanh cao, khỏa thân vì tiếng cười hồn nhiên trong sáng, khỏa thân vì chân lý và tiến bộ - tất cả đều OK! Còn khỏa thân một mình chỉ để cho mát mẻ thì sao? Cũng cần triết lý đấy. Ngày xưa, có một nhà triết học Trung Hoa cởi truồng ngồi trong nhà, khách đến chơi thấy thế bật cười, ông mắng: "Ta lấy Trời làm nhà, lấy nhà làm quần áo, sao lại chui vào trong ống quần của ta mà cười ha hả vậy?". Hóa ra, không chỉ có cởi truồng nghệ thuật, cởi truồng giải trí, mà còn có cả cởi truồng triết học! Cái khác nhau trong triết lý cởi truồng của người phương Đông và người phương Tây là ở chỗ người phương Đông sợ hãi rụt rè khi buộc phải khỏa thân nơi công cộng nhưng lại rất tự tin và ngạo nghễ khi khỏa thân trong không gian cá nhân hoặc giả vờ như đang sống trong không gian cá nhân.

Người Việt Nam coi sự trần truồng là hiện thân sự bình đẳng của nhân loại:

Hơn nhau tấm áo manh quần
Cởi ra ai cũng mình trần như ai

Triết lý khỏa thân đó đã xuyên thấm vào những câu ca dao, những sự tích về nhân vật khỏa thân đậm màu minh triết. Sự tích Chử Đồng Tử là một triết lý hay về cái sự cởi truồng trong không gian riêng. Vì nghèo khổ quá, hai bố con phải chung nhau một cái khố, nên vào một ngày đẹp trời kia, Chử Đồng Tử phải khỏa thân nồng nỗng ra bờ sông vắng vẻ để cho gió trời lồng lộng trên làn da. Không ngờ hôm đó Công chúa Tiên Dung đi qua bờ sông nổi hứng lên muốn tắm. Chàng trai họ Chử phải vội vã vùi mình dưới cát để che tấm thân nghèo khó của mình. Không ngờ, quân lính quây buồng cho Tiên Dung tắm đúng vào chỗ Chử Đồng Tử nằm, nên nước giội qua tấm thân nõn nà của công chúa làm tấm thân trần truồng của Chử Đồng Tử phơi ra. Công chúa cho rằng sự hội ngộ của hai tấm thân trần truồng ở bờ sông là duyên Trời sắp đặt nên quyết định lấy Chử Đồng Tử làm chồng…

Khác hẳn những người phương Tây có kế hoạch cởi truồng tập thể vì một mục đích chính trị xã hội hay nghệ thuật rõ ràng trước khi lột phăng áo quần ra, Chử Đồng Tử và Tiên Dung chỉ muốn khỏa thân một mình thôi. Nhưng khi họ bị số mệnh xô đẩy đến những tình huống khỏa thân trước người thứ hai thì lập tức sự cởi truồng của họ được công khai nâng lên tầm vũ trụ, trở nên thanh khiết cao sang và thơ mộng như hai đám mây trần truồng ngẫu nhiên quấn quýt vào nhau giữa khoảng xanh vô tận làm nên tia chớp của duyên trời lóa mắt cả nhân gian. Cái khoảnh khắc cởi truồng ngẫu nhiên đã trở thành ẩn dụ bất tử vì nếu không có cảnh chàng trai Chử Đồng Tử tồng ngồng hiện ra trong buồng tắm của công chúa Tiên Dung thì cũng chẳng thể nào có những huyền thoại về những làng nghề sầm uất bên sông làm nên Thánh Chử, một trong Tứ bất tử của dân tộc Việt Nam.

Người đàn bà Việt Nam từ ngàn năm xưa cũng đã biết khỏa thân để đấu tranh chính trị như các chị em ở New York bây giờ. Có điều họ phải giả vờ như đang cởi truồng một mình trong ánh trăng đêm:

Sáng trăng suông em tưởng tối trời
Em ngồi em ngỏ cái sự đời em ra
Sự đời như cái lá đa
Đen như mõm chó, chém cha sự đời

Cái câu "Sáng trăng suông em tưởng tối trời" thật là thú vị, nó vừa là lời thanh minh cho sự trung thành với cái văn hóa khỏa thân một mình của người Việt, vừa ỡm ờ thách thức cái văn hóa đó, muốn đem của quý ra không gian công cộng một cách bán chính thức để biến nó thành cái ẩn dụ của sự đời mà rủa xả nó, trút lên nó bao nỗi niềm bi phẫn. Không phải ngẫu nhiên tác giả dân gian ví của quý của người phụ nữ như chiếc lá đa. Cây đa cây đề là ẩn dụ của những người tai to mặt lớn thành danh trong thiên hạ, coi của quý của mình như chiếc lá đa chính là một hành vi quật khởi của văn hóa bình dân muốn hạ bệ những thế lực văn hóa phong kiến chính thống đã hạ nhục đè nén họ. Xem ra, dù khỏa thân một mình, khỏa thân dưới ánh trăng... người Việt cũng luôn có ý thức đem cái sự khỏa thân của mình ra để lột trần thói đời giả dối và lừa mị.

Văn học dân gian hiện đại cũng thể hiện sự lạc quan vượt lên những cảnh ngộ bất hạnh qua những câu thơ tự trào nhìn cái chết qua lăng kính của văn hóa khỏa thân:

Vui đi kẻo nữa chết già
Ngồi trên nóc tủ ngắm gà khỏa thân

Đó là những câu thơ vui của người dân Thái Bình ở một làng có nhiều người bị trọng bệnh vì hậu quả chất độc da cam. Không phải ai cũng có nhãn quan hài hước để nhìn ra cái sự cởi truồng của con gà cúng, nhất là những người đang sống cận kề cái chết. Phải có một cái nhìn lạc quan, minh triết, một tâm thế giải thiêng hậu hiện đại mới có thể nhìn vật thờ thanh cao kia như sinh vật khỏa thân để người chết tiếp tục sống với cái nhìn trần thế! Triết lý khỏa thân của người Việt tỏ ra có sức mạnh xuyên tường, xuyên qua mọi cách biệt âm dương và xã hội để kết nối sự sống và cái chết, con người và con vật, kẻ cùng đinh không manh khố rách và bậc quyền quý quần áo đầy kho.

Có lẽ, cái định nghĩa con người là động vật biết mặc quần áo nên đổi thành: con người là động vật biết tìm ra những lý do, lý thuyết cho cái sự trần truồng

Nội dung liên quan

  • Quan niệm mới về người trẻ và tình dục

    12/11/2019Tuấn Anh thực hiệnGS Barte Nhi (Việt kiều tại Pháp) là nhà trị liệu tâm lý học và tình dục hàng đầu của Pháp. PV SVVN đã có dịp trò chuyện cùng GS Barte Nhi khi ông về Hà Nội tổ chức hội thảo Văn hóa và sự cân bằng tinh thần...
  • ''Nhục cảm yếu đuối'' của văn nghệ Việt Nam

    20/01/2018Tiểu PhươngĐến tận thế kỷ XXI, các nhà phê bình của chúng ta vẫn cứ loay hoay bàn bạc, tranh cãi xem chủ đề sex là cao quý hay thấp hèn, là mục đích hay là phương tiện của nghệ thuật... Đây chính là lúc chúng ta cần đến hướng đến một thứ “nhục cảm lành mạnh” trong đời thường cũng như trong nghệ thuật...
  • Sách & Sex

    16/11/2017Phan AnKhi nghe phong phanh rằng người viết bài này sắp đi Hội chợ, ông bạn nằng nặc xin đi theo. Người viết bài này rất ngạc nhiên vì ông bạn vốn không bao giờ quan tâm đến đối tượng của Hội chợ mà nay lại cứ đòi đi. Hóa ra ông bạn nghe nhầm Hội chợ sách thành Hội chơi... sex....
  • Vẻ đẹp của người Phụ nữ qua lịch sử mỹ thuật thế giới

    06/03/2017Minh BùiMỹ thuật là bộ phận kiến thức cơ bản về văn minh nhân loại. Các tác phẩm mỹ thuật là những nhân chứng, dấu tích hiển hiện rõ nhất các bước văn minh của con người. Dõi theo các tác phẩm mỹ thuật, chúng ta có thể thấy vẻ đẹp phụ nữ đã được hàng vạn họa sĩ khám phá, thể hiện ở hàng triệu họa phẩm ra mắt từ xưa tới nay được thể hiện hết sức đa dạng, đặc biệt là phản ánh qua lăng kính của các thiên tài nghệ thuật.
  • Phát giác về ngôn ngữ thân xác

    05/06/2016Đoàn Ánh DươngNếu như văn học hiện đại thế giới có công phát hiện ra ngôn ngữ văn tự, thì văn học hậu hiện đại hôm nay lại đang dần tước mất vai trò thống trị của nó.
  • Lịch sử - văn hóa và sex trong văn chương

    26/11/2015Nguyễn HòaSự có mặt một cách bất thường của sex trong đời sống văn chương vài năm gần đây đã được lý giải qua những nguyên cớ khác nhau, nhưng tựu trung, những người tán thưởng đều vô tình (cố tình?) lẩn tránh việc còn cần phải xem xét sex từ các quy chiếu văn hóa...
  • Tình dục của con người

    04/03/2014Nguyễn KiênNhững đề xướng “cách mạng tình dục”, “Giải phóng tình dục” hay “lành mạnh hoá” đời sống tình dục”…tất cả những điều đó chỉ có thể được coi là đúng và có lợi cho sự phát triển nhân cách con người, khi liên hệ tình dục được quan niệm đầy đủ về ba mặt sinh hoc - tâm- lý - tâm linh. Làm ngược lại, liên hệ tình dục sẽ bị phá hỏng và tệ hại hơn, sẽ làm hỏng cả nhân cách con người.
  • Khuynh hướng tính dục trong sáng tác văn học gần đây

    14/07/2013Nguyễn Đình Tú...tôi nhận thấy văn trẻ vài năm trở lại đây nổi bật lên ba khuynh hướng sau: Thứ nhất, Lạ hóa, được hiểu là trong tác phẩm có các yếu tố kỳ ảo, hoang đường, lạ, phi lý, dị biệt…; Thứ hai, Tính dục, là các yếu tố sex được sử dụng khá đậm nét trong tác phẩm; Thứ ba, Bình dân hóa, thuộc về khuynh hướng này, xin được hiểu là những tác phẩm đề cao giá trị giải trí”...
  • Thế Giới Tính Dục

    28/06/2009Tính dục, cũng như tất cả mọi thứ trên đời, một cách trọng đại nó là một bí nhiệm. Điều mà Henry Miller đề cập đầy cảm hứng và suy tưởng trong cuốn sách này là sự nhìn thấy sự hiện diện, khám phá sức bay bổng kỳ diệu và vai trò của tính dục trong đời sống ngày càng nhiều âu lo, thống khổ. Làm thế nào đạt tới sự hợp nhất, tự do nội tại? Có nhất thiết phải căng thẳng với những thiên kiến luân lý tôn giáo đạo mạo? Có quả thật là trong đời sống con người, giữa thánh và kẻ phạm tội có rất ít sự chọn lựa?
  • Sex với những xúc cảm thiêng liêng

    06/06/2009Văn GiáNhững ngày vừa qua, và hiện giờ vẫn chưa hẳn đã chấm dứt, báo giới rộ lên câu chuyện về vấn đề sex trong văn chương. Mỗi người luận giải một cách. Người khắt khe theo lập trường đạo đức truyền thống thì phê phán. Người cởi mở theo tinh thần tân tiến thì tung hô. Lại có người theo phái trung dung, không ra giọng cấm đoán hay ủng hộ, chỉ kêu gọi không lạm dụng sex, không phản lại đạo đức, thuần phong mỹ tục dân tộc... Đây là một vấn đề không dễ bàn. Là kẻ vào cuộc muộn, tôi xin góp thêm một vài suy nghĩ riêng.
  • Ối giời “văn hóa” tục!

    23/03/2009Lê Thúy TươiHọc hành căng thẳng nên chửi tục, làm việc chịu quá nhiều áp lực cũng chửi. Chửi cho... có dũng khí, cho “đã” cái miệng... Tất cả chỉ là ngụy biện!
  • 6 xu hướng của giới trẻ Việt năm 2008

    31/12/2008Lan HươngNăm 2008 khép lại không có những “scandal” hoành tráng nhưng cộng đồng giới trẻ Việt vẫn chứng kiến sự lên ngôi của một số xu thế, cả trên giảng đường, trong không gian ảo lẫn trong cuộc sống thật.
  • Thử bàn về giá trị và chuẩn mực nghệ thuật

    14/11/2008Trần DuyLịch sử nghệ thuật là quá trình phát triển cái đẹp, quá trình phát triển tính thẩm mỹ thông qua thị hiếu của con người, qua các thời đại. Vậy tiêu chuẩn của nghệ thuật là cái mà tự bản thân nghệ thuật có hay sở dĩ có tiêu chuẩn nghệ thuật là vì thị hiếu của con người?
  • FPT vui quá đà hay lệch lạc về văn hóa?

    22/09/2008Thế HùngKhông chỉ múa khỏa thân phản cảm trên sân khấu, FPT còn xuyên tạc thơ Nhật ký trong tù, dung tục hóa nền nhạc Tiểu đoàn 307, Lên ngàn, Các cụ dân quân Thanh Hóa... Tiến sĩ Thế Hùng, Giảng viên ĐH Quốc gia Hà Nội, bức xúc: "Có phải do vui quá đà hay FPT tự cho mình là một “vương quốc” riêng về văn hóa, về thẩm mỹ?”.
  • Cách mạng tình dục thầm lặng ở Việt Nam

    03/03/2008“Một cô gái sống với bạn trai nhưng giấu gia đình, những thiếu nữ viết blog về tình yêu và các đôi trai gái tìm những góc kín đáo trong công viên khi đêm xuống”, hãng tin Reuters mô tả.
  • xem toàn bộ