Tranh nude của Stefan Hadzi Nikolov

05:54 CH @ Thứ Năm - 14 Tháng Sáu, 2012

Nghệ thuật là câu chuyện của từng cá nhân, mỗi nghệ sĩ là một thế giới khác biệt. Thưởng thức nghệ thuật là khám phá thế giới đó. Suy cho đến tận cùng, chụp một cô gái nude cũng chính là chụp mình. Vẽ một cô gái nude cũng chính là “tự hoạ” mình, tự “nude” mình, tự thể hiện mình, phơi bày mình ra, mở mình ra, tự khám phá mình mà thôi.

Tuy nhiên mỗi đề tài cũng có một đặc điểm riêng. Nude cũng vậy, nhục cảm là đặc điểm riêng của đề tài này, nếu không như vậy thì các nghệ sĩ đã không chọn các cô gái trẻ đẹp làm đối tượng để miêu tả.

Nếu chỉ cần sự hùng vĩ thì họ đã vẽ một quả núi, nếu cần sự trong sáng thì họ đã vẽ một lọ hoa sen trắng bên cửa sổ sớm mai. Khi xem tranh nude người xem cũng nên quan tâm đến đặc điểm đó. Nếu không thưởng thức được yếu tố nhục dục ẩn chứa bên trong vẻ đẹp nude thì thật lãng phí. Nếu chỉ cần xem sự thánh thiện thì nên xem những bức tranh phong cảnh, chụp những tịnh thất ẩn mình trong khe núi. Nếu chỉ cần thưởng thức vẻ đẹp thanh cao thì nên xem những bức tranh, bức ảnh thể hiện các lão nông đang làm ruộng, bên trên là trời xanh, mây trắng đã là quá đủ. Nếu chỉ nhìn thấy nhục dục mà không thấy đẹp thì không cần đến nghệ thuật. Ngược lại nếu không thấy yếu tố dục ẩn hiện dưới vẻ đẹp thì cũng chẳng cần đến đề tài này. Nhưng như thế vẫn chưa đủ, người xem cần khám phá được phong cách của từng tác giả và quan trọng hơn hết là người xem phải biết cách làm mới tâm hồn mình, làm đẹp chính mình khi đối diện và tiếp xúc với nghệ thuật. (trích từ một bài chưa rõ tác giả)

Tranh Stefan đẹp như ảnh chụp, trong chùm tranh dưới đây vẻ đẹp lộ ra qua những bộ quần áo ướt sũng, cái đẹp trong tranh hay ảnh nude không nhất thiết là phải vẽ ra hết những "vùng cấm", nhờ thế kẻ "mù tranh" (như tôi) cũng không thể không nhìn thấy vẻ đơn sơ thánh thiện khi xem (BBT)


Website của Stefan Hadzi Nikolov













LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • ''Nhục cảm yếu đuối'' của văn nghệ Việt Nam

    20/01/2018Tiểu PhươngĐến tận thế kỷ XXI, các nhà phê bình của chúng ta vẫn cứ loay hoay bàn bạc, tranh cãi xem chủ đề sex là cao quý hay thấp hèn, là mục đích hay là phương tiện của nghệ thuật... Đây chính là lúc chúng ta cần đến hướng đến một thứ “nhục cảm lành mạnh” trong đời thường cũng như trong nghệ thuật...
  • Cứ "cởi đồ” là “hi sinh vì nghệ thuật”?

    21/09/2010Ngày càng nhiều Sao Việt chấp nhận “cởi đồ” trên phim để thực hiện sứ mệnh “hi sinh vì nghệ thuật”. Nhưng liệu những vai diễn trên phim mà nghệ sĩ thực hiện có hoàn toàn vì sứ mệnh ấy???

  • Vẻ đẹp người phụ nữ trong mắt các nghệ sĩ

    17/06/2009Chương trình triển lãm mỹ thuật, hội họa và thủ pháp nghệ thuật với chủ đề “Hòa quyện” đã nhận được sự ủng hộ và góp sức của những nghệ sĩ tên tuổi như: họa sĩ Nguyễn Thân, nhiếp ảnh gia - họa sĩ Trần Huy Hoan, nhiếp ảnh gia - họa sĩ Huỳnh Ngọc Dân, họa sĩ Văn Y, nhà thiết kế - họa sĩ Ngô Thái Uyên…
  • Ối giời “văn hóa” tục!

    23/03/2009Lê Thúy TươiHọc hành căng thẳng nên chửi tục, làm việc chịu quá nhiều áp lực cũng chửi. Chửi cho... có dũng khí, cho “đã” cái miệng... Tất cả chỉ là ngụy biện!
  • Thử bàn về giá trị và chuẩn mực nghệ thuật

    14/11/2008Trần DuyLịch sử nghệ thuật là quá trình phát triển cái đẹp, quá trình phát triển tính thẩm mỹ thông qua thị hiếu của con người, qua các thời đại. Vậy tiêu chuẩn của nghệ thuật là cái mà tự bản thân nghệ thuật có hay sở dĩ có tiêu chuẩn nghệ thuật là vì thị hiếu của con người?
  • Để chống lại sự "hạ cấp và phàm tục" trong đời sống văn hóa

    17/08/2005Tương LaiKhi đòi hỏi cần tạo cho được thật nhiều “mô hình thuyết phục”, những mô hình về đạo đức và văn hóa (*), tôi muốn nói thêm về “trách nhiệm nắm chắc các chuẩn mực văn hóa và điều chỉnh nó trong đời sống xã hội bằng các mô hình thuyết phục”...
  • xem toàn bộ