Trên học lễ!

05:12 SA @ Thứ Năm - 23 Tháng Ba, 2006

Chỉ trong một số báo Lao Động mà thông tin 3 chuyện động trời về trường học. Tại sao có thể ngang nhiên cho học sinh nghỉ học để lấy trường học tổ chức đám cưới cho con của "quan"? Tại sao không có bằng THPT vẫn có bằng tốt nghiệp đại học? Tại sao là thầy giáo lại có thể đánh học sinh tàn nhẫn thế?

Lâu nay đã không hiếm chuyện bức xúc về giáo dục. Nào là bằng tiến sĩ rởm; nào là sách giáo khoa không sạch, đại học toàn là "mô hình" đọc chép... Cứ tưởng báo chí nói nhiều thế, cái xấu sẽ bớt đi. Nhưng không! Thật buồn giáo dục lại là một trong những ngành có số vụ tiêu cực thuộc loại hàng đầu. Về nguyên tắc, giáo dục nhất thiết phải là ngành có chỉ số sai phạm thấp nhất, vì đó là ngành được sinh ra nhằm đảm bảo cho việc "di truyền", thu nạp và phát triển văn hoá của một dân tộc. Nếu văn hoá, giáo dục bị xuống cấp thì dân tộc rơi vào con đường đi tới thảm hoạ. ảnh hưởng của ngành giáo dục đối với xã hội là vô cùng lớn, vì nó không chỉ là chuyện của 5 hay 10 năm. Chẳng lẽ những người có trách nhiệm trong ngành giáo dục đã quên lời nhắc nhở của Bác Hồ: Việc "trồng người" là lợi ích của trăm năm?

Là một người thầy, có thể ngang nhiên đánh học sinh ngay trong phòng của hiệu trưởng? Câu chuyện này phải hiểu sao đây? Ông hiệu trưởng của trường không thể không chịu trách nhiệm. Không thể có chuyện đổ lỗi quanh co. Tội ác xảy ra trong căn phòng của riêng ông, ông phải nhận lấy hậu quả. Những giáo viên khác trong trường nhìn thấy cảnh đó mà không ai có nổi một mảy may xúc động! Những người đó cũng không xứng đáng để làm thầy giáo, cô giáo. Cha ông dạy rằng, nghề nào cũng cần có tâm, nhưng "nghề thầy" phải có nhiều hơn mới được. Chữ "tâm" mà Nguyễn Du mô tả là: Một vành trăng khuyết ba sao giữa trời.

Ba sao hay ba ngọn lửa ấy được các bậc thầy trong ngành giáo dục giải thích là - một của tà tâm, một của muội tâm và một - ở giữa là chính tâm. Là thầy giáo, cô giáo phải biết gạt bớt những tà, những muội ra khỏi mình để chính tâm toả sáng. Có như thế mới có thể trồng người.

Một khi bắt cả hàng trăm học sinh nghỉ học chỉ vì cả nể một ai đó; hy sinh cái đúng của nhiều người cho cái "thích" của một người, không thể biện giải là chuyện của sự vô tình. Sự học nhất thiết phải là điều thiêng liêng nhất của những người trẻ tuổi. Một khi những người thầy biến nó thành một trò đùa, thành cái chuyện của dôi dư nước mắt từ những tiếng cười mai mỉa thì giáo dục thế nào đây?

Rõ ràng có không ít người trong ngành giáo dục không chịu hiểu rằng, tiên học lễ không phải chỉ là chuyện của học trò, mà vị "Vạn thế sư biểu" còn muốn nói những người đi trước - những thầy, cô giáo phải biết rõ lễ nghĩa mới mong dạy dỗ cho con cháu thành người. Một khi lớp người trên không biết thế nào là tâm, là nhân, là đức thì văn hoá và giáo dục phải giật mình vì chẳng mấy chốc mà ngấp nghé suy đồi!

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bàn thêm về mối quan hệ giữa trí thức và nhân cách

    15/06/2020Vương Trí NhànGiữa con người và nhân cách có sự khác nhau: một bên là sản phẩm tự nhiên (ta hay nói ai cũng là một con người), còn bên kia là sản phẩm của quá trình tự đào luyện với sự giúp đỡ cửa lý trí sáng suốt. Nói cách khác: người ta không sinh ra đã là một nhân cách, người ta chỉ trở thành một nhân cách...
  • Đôi điều về trách nhiệm cá nhân

    14/11/2018Nguyễn Ngọc BíchTrước các tổn thất vô hình và hữu hình mà xã hội đã chịu, vấn đề trách nhiệm cá nhân đang được công luận nêu lên. Qua hai lý do trình bày dưới đây, độc giả có thể chia sẻ lo ngại của tôi rằng vấn đề này còn phải mất nhiều năm nữa mới trở thành hiện thực.
  • Từ kiến thức đến nhân cách

    20/10/2015Vương Trí NhànCái vấn đề đặt ra chung quanh khái niệm người trí thức vốn khá đa dạng. Ở một số nước, người ta nhấn mạnh lương tâm trách nhiệm con người trí thức trước xã hội. Ở một số nước khác, người ta thích bàn đến mối quan hệ giữa tự do và phục vụ, dấn thân và "xây tháp ngà" để làm khoa học. Riêng ở Việt Nam, theo ý chúng tôi, trong nhiều trường hợp, câu chuyện nhân cách vẫn nổi lên rõ rệt hơn cả...
  • "Lãng phí kép"

    28/10/2014Đan TâmTổ chức, quản lý chi tiêu ở ngành giáo dục đang rất bất hợp lý. Vì vậy, mối quan tâm của người dân đối với hiệu quả đầu tư cho giáo dục - đào tạo là rất chính đáng và có cơ sở. Một số chuyên gia và khoa học đầu ngành đã từng viết rằng: Bộ Giáo dục - Đào tạo bỏ ra 1 tỉ USD Mỹ để đấu thầu các dự án biên soạn lại sách giáo khoa...
  • Hậu bàn nhân vụ SITC đổ vỡ

    11/02/2006Tô Phán, Lang LàDùng yếu tố "quốc tế" , "học tập" làm bình phong đem lừa bao nhiêu học viên. Lúc này là lúc nên "quyết" xem kiện tụng ra sao và cũng phải "soi" xem nguyên căn vì đâu mà dẫn đến hậu quả đau đớn này...
  • Nhân nào quả nấy

    04/02/2006Vương Trí NhànNhà phê bình Vương Trí Nhàn thật khéo léo khi chọn hình thức phiếm luận để bàn về văn hóa đương thời. Câu Nhân nào, Quả ấy của người xưa được tác giả khai thác rất đắc. Nó không đơn thuần chỉ là một lời cảnh báo. Nó nhắc ta đọc để nhìn lại mình, nhìn lại hiện tại và nhận lấy trách nhiệm làm chủ nền văn hoá nước nhà...
  • Chúng ta muốn gì?

    18/10/2005Xuân DungĐồng hành với sự thay đổi về vai trò của bằng cấp (chứ không phải sự thay đổi nhận thức về vai trò của học vấn) là hàng loạt vấn đề mới về giáo dục - đào tạo: Chương trình quá nặng nhưng lại bất cập so với nhu cầu thực tiễn cải cách và tính hiệu quả của cải cách, lạm thu và tận thu tới mức chi phí giáo dục trở thành một gánh nặng mà người nghèo khó kham, dạy thêm và học thêm tràn lan, thể lực và trí lực của học sinh suy giảm…
  • Nhìn lại việc giáo dục nhân cách cho Sinh viên

    01/09/2005Tương LaiNếu trong một thời gian dài, lòng trung thành được nói đến nhiều hơn sự trung thực thì đã đến lúc cần xếp lại vị trí ưu tiên cho cái cần được chăm lo bồi dưỡng, “Cái đang thiếu mà nếu thiếu cái đó, thì cái còn lại còn gì là đáng giá” kể cả lòng trung thành!
  • Các giáo sư vẫn “bán” mình!

    15/08/2005Mai Minh (thực hiện)Nổi cộm trong đội ngũ giáo sư (GS) hiện nay, vấn đề lương đã trở thành một bức xúc không thể giải toả. Dư luận thì eo xèo GS có sống bằng lương đâu mà phải kêu! Quả thật, theo một kết luận của Hội đồng chức danh GS nhà nước, thu nhập thấp nhất của một GS cũng cao gấp ít nhất 1,5 đến 3 lần mức lương quy định.
  • Trồng người thời đại mới

    12/07/2005Thạc sĩ Phạm Xuân PhụngGần đây hiện tượng sa sút phẩm chất đạo đức thông thường của một bộ phận học sinh với nhiều lứa tuổi đã bộc lộ, đặc biệt là phẩm chất đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam...
  • Giáo dục phải có cuộc cách mạng đồng bộ

    12/07/2005Lê Văn Kiên (Thanh Hóa)Tôi rất đồng tình với các ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, họ đã có những bài phát biểu rất tâm huyết và phản ánh rất đúng thực trạng hiện nay của nền giáo dục nước nhà. Tôi đặc biệt quan tâm tới một số ý kiến quan tâm tới vấn đề giáo dục và chủ thể của giáo dục (đối tượng của giáo dục) có thể nói đây là vấn đề chưa được nhắc tới nhiều khi đề cập tới sự yếu kém của nền giáo dục của chúng ta.
  • Đi tìm nhân cách người Việt Nam

    05/01/2004KS. Trần Quốc KhảiThực sự mới ra khỏi chiến tranh hơn chục năm nay, người Việt Nam vẫn sống trong hào quang của chiến thắng. Kém về thể lực và trí lực, cộng với niềm tự kiêu đôi khi không tỉnh táo, thế hệ trẻ Việt tuy đã bắt đầu chuẩn bị cho cuộc bứt phá trong tương lai, nhưng chỉ số nhân cách của người Việt Nam hiện đại đang ở đâu? Dưới kết quả nghiên cứu khoa học về nhân văn trên cơ sở vật lý và toán học, câu trả lời ấy là...
  • xem toàn bộ