Triết lý hành động Hồ Chí Minh

08:51 SA @ Chủ Nhật - 04 Tháng Ba, 2007

Trong lịch sử ta thấy có nhiều triết lý tách rời khỏi hành động, nói không đi đôi với làm, lý luận xa rời cuộc sống. Triết lý không gắn với hành động là triết lý để mà triết lý, triết lý tư biện, kinh viện, sách vở, xa rời, tách rời cuộc sống, chẳng hạn như triết lý của một số nhà tư tưởng Tây- Âu thời trung cổ nhằm phục vụ cho mục đích của thần học và tôn giáo, triết lý tư biện theo kiểu trò chơi của những khái niệm (chơi chữ), triết lý của một số nhà không tưởng... Học thuyết của họ đẹp thì có đẹp, hay thì có hay, nhưng không gắn với hoạt động, hành động thực tiễn mà đôi khi chúng trở thành trò chơi của lý trí, trí tuệ thuần tuý. Ngay giai cấp tư sản hô hào, giương cao triết lý về tự do, bình đẳng, bác ái, nhưng sau khi đánh đổ giai cấp phong kiến thì nó lại phớt lờ triết lý mà nó nêu lên ban đầu. Nói thì hay nhưng về sau không thực hiện là vì quyền lợi ích kỷ của nó. Lý luận của các nhà triết học trước Mác chủ yếu chỉ là giải thích, lý giải thế giới chứ không gắn liền với nhiệm vụ cải tạo cải biến thế giới. Chính vì vậy, sự xuất hiện của triết học Mác đã tạo ra một cuộc cách mạng trong triết học vì nó không chỉ giải thích mà còn cải tạo thế giới bằng hoạt động thực tiễn của con người.

Triết lý hành động Hồ Chí Minh không chỉ kế thừa những tinh hoa của triết học Đông Tây kim cổ mà còn kế thừa những điểm tinh tuý của triết học Mác- Lênin và đưa triết lý hành động lên tầm cao mới trong đó triết lý và hành động, nói và làm, lý luận và thực tiễn không tách rời nhau, tạo nên một khối thống nhất. Điều này thể hiện rõ khi Người cho rằng lý luận phải liên hệ với thực tế, học phải đi đôi với hành. Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng bởi lẽ khi đó thực tiễn không biết đi theo hướng nào, không biết đi về đâu giống như con tàu giữa biển khơi mù mịt nhưng lại không có la bàn. Còn lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông, tức lý luận để mà lý luận, lý luận trở thành trò chơi của lý tính và lý trí. Người còn víkhông có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi, lý luận và kinh nghiệm như hai con mắt của con người, có kinh nghiệm mà không có lý luận cũng như một mắt sáng một mắt mờ. Bơm to, thổi phồng kinh nghiệm sẽ rơi vào bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa, ngược lại, bơm to, thổi phồng lý luận sẽ rơi vào bệnh giáo điều kinh viện. Đó là hai loại bệnh tương đối phổ biến ở nước ta trước kia và hiện nay vẫn còn tồn tại trong một bộ phận không nhỏ cán bộ lãnh đạo quản lý.

Phương châm của Người là độc thư bất vong cứu quốc, cứu quốc bất vong độc thư, nghĩa là đọc sách không quên cứu nước, đọc sách không chỉ nâng cao tầm hiểu biết, rèn luyện trí tuệ mà phải hướng đến cứu nước cứu người, cứu nước không quên đọc sách, tức cứu nước không quên nâng cao trí tuệ. Qua đây ta thấy người cách mạng và người trí thức hòa quyện vào nhau, trong người cách mạng có người trí thức, trong người trí thức có người cách mạng, người cách mạng phải có trí tuệ, còn người trí thức phải phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, người trí thức của nhân dân.

Triết lý HồChíMinh là triết lý hành động, triết lý hành động thể hiện rõ nhất trong tư tưởng: "Dĩ bất biến ứng vạn biến". Như chúng ta đã biết, mối quan hệ giữa bất biến và vạn biến, giữa cái không thay đổi và cái thay đổi, giữa bản thể và hiện tượng, giữa cái nhất và cái đa...là vấn đề trung tâm của triết học xuyên suốt từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây. Dĩ bất biến ứng vạn biến tức là lấy cái bất biến (không thay đổi) mà ứng phó với cái vạn biến (cái luôn thay đổi). Nhưng chữ "Dĩ” ở đây làm cho triết lý gắn liền với hành động. Ý nghĩa triết lý trên là ở chỗ dù mọi sự vật, thay đổi khôn lường nhưng đều xoay quanh trục của nó, cái mà Trang Tử gọi là "Chết của đạo", còn trong triết học gọi là bản thể. Trong mối quan hệ đó thì bản thể là bất biến, không sinh không diệt, còn các hiện tượng biến chuyển không ngừng, nay còn mai mất. Trong mỗi nền triết học, cái bất biến - bản thể không thêm không bớt được gọi bằng những cái tên khác nhau, chẳng hạn như Brahman trong triết học Ấn Độ, Đạo trong học thuyết Lão Trang, Thái cực trong Kinh dịch, vật chất trong chủ nghĩa duy vật...

Ý nghĩa nhân sinh sâu xa của triết lý này là ở chỗ trong cuộc sống nên nắm giữ cái lớn lao, đừng có sa vào những cái lặt vặt nhất thời, nên đứng ở chết (cái bất biến) mà quan sát, từ đó dung hòa, quân bình vạn vật. Những bậc thánh nhân luôn đứng ở cái bất biến mà quan sát cái vạn biến, dùng bất biến ứng phó với vạn biến, do đó mà thánh nhân trường cửu (bất biến). Không nắm được cái bất biến mà suốt đời cứ chạy theo cái vạn biến thì cả đời mỏi mệt. Nói cụ thể, trong cuộc đời mỗi người nên nhìn ra cái lớn, chứ đừng nên sa vào những cái vụn vặt, tầm thường, nói theo Vedanta, phải nhận ra đâu là bản thể trong cái hiện tượng, đâu là cái vĩnh hằng trong cái tạm thời, đâu là cái không thay đổi trong cái thay đổi, đâu là cái toàn thể trong cái cục bộ, đâu là cái bất biến trong cái vạn biến...

Vậy, cái bất biến ở HồChíMinh là gì? Cái bất biến ở Hồ Chí Minh, theo tôi, tập trung ở bốn cái liên hệ mật thiết với nhau, không tách rời nhau, đó là độc lập, tự do, hạnh phúc, dân chủ. Không có độc lập, tức bị vong quốc, mất nước, đất nước trong cảnh nô lệ lầm than thì làm gì có tự do, lấy đâu ra tự do, hạnh phúc, dân chủ. Chính vì vậy, nước bị mất độc lập thì việc đầu tiên là phải giành cho bằng được độc lập, và trong hoàn cảnh như vậy, độc lập cho đất nước là cái bất biến số một hàng đầu. Có độc lập rồi thì mới nói đến tự do, tự do gắn liền với độc lập, nước có được độc lập thì dân mới được tự do. Với lý do đó mà Bác luôn nhắc nhở: trước hết là phải giành cho kỳ được độc lập, tất cả cho độc lập, không có gì qúy hơn độc lập tự do. Mặt khác, độc lập còn gắn liền với dân chủ. Có độc lập rồi thì mới nói đến chuyện dân làmchủ, còn nếu không có độc lập thì cũng không thể có dân chủ. Ở đây cần lưu ý rằng điều kiện tiên quyết để có tự do, dân chủ là nước phải độc lập, nhưng không phải cứ có độc lập là có ngay tự do, dân chủ. Do đó khi đã có độc lập rồi thì tự do, hạnh phúc, dân chủ lại nổi lên. Như vậy, mặc dù bốn yếu tố này nằm trong mối liên hệ mật thiết, không tách rời nhau, nhưng nhìn chung chúng lại chia ra làm hai cấp độ' một bên là độc lập, còn bên kia là tự do, hạnh phúc, dân chủ. Hai cấp độ này không tách rời nhau vì nếu có cái thứ nhất mà không có cái thứ hai thì cái thứ nhất cũng trở nên vô nghĩa. Theo Người, có độc lập mà dân không được hưởng tự do, hạnh phúc thì độc lập cũng chẳng để làm gì. Ngược lại, muốn có cái thứ hai thì đầu tiên, trước hết phải có cái thứ nhất. Cái thứ nhất là tiền đề không thể thiếu được, nhưng cái thứ hai mới là mụcđích cuối cùng. Từ logic đó, Người đã gắn giải phóng dân tộc với chủ nghĩa xã hội - tư tưởng trung tâm, cốt lõi của Người.

Triết lý "Dĩ bất biến ứng vạn biến" có nghĩa là lấy cái bất biến (cái không thay đổi) ứng phó với cái vạn biến, ứng phó với cái vạn biến nhưng không xa rời, vứt bỏ, đánh mất cái bất biến. Hoàn cảnh luôn thay đổi, cuộc sống cũng như sự nghiệp cách mạng luôn phát triển, bởi vậy, sách lược trong từng lĩnh vực cụ thể cũng phải mền dẻo, uyển chuyển (cái vạn biến). Nhưng dù có mền dẻo, uyển chuyển như thế nào đi chăng nữa cũng không được quyên mục đích cuối cùng (cái bất biến), bởi nếu không sẽ dễ bị lạc vào cái mê cung, rừng rậm của vạn biến, cái vụn vặt mà không thấy đường ra.

Triết lý "Dĩ bất biến ứng vạn biến" đồng thời cũng là triết lý hành động, gắn với hành động bởi lẽ vì cái bất biến đó mà Người rời bỏ quê hương ra đi tìm đường cứu nước lúc Người mới 21 tuổi, và cũng chính vì cái bất biến đó mà Người đã hy sinh cả cuộc đời mình cho dân tộc, đặt lợi ích của dân, của nước lên trên hết, suốt đời hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân.

Mỗi triết lý hành động đồng thời cũng là một triết lý sống, qui định một phong cách sống tương ứng. Triết lý hành động "Dĩ bất biến ứng vạn biến" đồng thời cũng là triết lý sống "Dĩ chúng tâm vi kỷ tâm" (Lấy tâm của mọi người làm tâm của mình). Để đi sâu vào triết lý sống này ta hãy xem tâm, lòng mong muốn của người dân Việt Nam khi đó là gì? Đó là nước được độc lập, dân được tự do, mọi người được hạnh phúc. Bác đã lấy cái tâm (mong muốn) của mọi người làm cái tâm (mong muốn) của mình khi Người viết: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành". Bác đã lấy tâm của mọi người làm tâm của mình bằng những hoạt động thiết thực, cụ thể như ra đi tìm đường cứu nước và khi đã tìm được cái "cẩm nang" thì trở về nước thức tỉnh nhân dân, tổ chức, đoàn kết, huấn luyện họ, đưa họ ra tranh giành tự do, độc lập. Đến độ chín muồi, Người đã tiến hành thành lập Đảng, đề ra chiến lược, sách lược cách mạng cho từng thời kỳ, kêu gọi toàn dân đoàn kết, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước... từ đó đã dẫn dắt dân tộc ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Với triết lý sống "Đĩ chúng tâm vi kỷ tâm" đã khiến cho Bác và. Đảng ta ngoài lợi ích của nhân dân không còn lợi ích nào khác. Một ngày mà Tổ quốc chưa thống nhất, đồng bào còn chịu khổ đau là một ngày Bác ăn không ngon, ngủ không yên. Với triết lý sống "Đĩ chúng tâm vi kỷ tâm" tất yếu sẽ dẫn đến phong cách sống "Lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ", lối sống vì mọi người, hòa đồng cùng xã hội, thậm chí cả thiên nhiên cây cỏ, lốisống không cho riêng mình, và chính vì không cho riêng mình cho nên trường cửu.

Với triết lý hành động, triết lý sống như vậy, nên Người thường viết ít, nếu có viết thì ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ đề thực hiện, để làm, tức viết không phải để mà viết, nói không phải để mà nói, viết, nói để thức tỉnh và từ đó đứng lên làm cách mạng. Có người cho rằng khi viết cần phải trau truốt. Ngay trong "Đường cách mạng", phương châm, chủ trương của Bác là phải kêu to, làm chóng để cứu lấy giống nòi, thì giờ đâu mà vẽ vời trau truốt ở đây làmta nhớ đến câu chuyện người đi đường bị bắn bởi một mũi tên thuốc độc thì việc đầu tiên là phải rút mũi tên ra để chạy chữa chứ không phải đứng đó triết lý về tại sao mình bị bắn. Dân tộc ta khi đó cũng vậy, nước bị mất, giống nòi có nguy cơ diệt vong, vì vậy không thể đứng đó triết lý về nguy cơ diệt vong của dân tộc, mà phải kêu to làm chóng để cứu lấy giống nòi.

Ở Hồ Chí Minh không chỉ triết lý gắn với hành động, đi liền với hành động mà ngược lại, ngay hành động cũng thể hiện triết lý. Theo GS Trần Văn Giàu, hoạt động thực tiễn, hành động biểu hiện tư tưởng trung thành hơn gấp nhiều lần những bài văn được ngòi bút đẽo gọt. Cái đánh giá đúng sai của tư tưởng không phải nằm trong tư tưởng mà phải ở trong hoạt động thực tiễn. Chính thực tiễn là cái duy nhất kiểm tra tính đúng đắn của tư tưởng, là tiêu chuẩn của chân lý.Thực tiễn được tổng kết biến thành lý luận, tư tưởng. Như vậy, hoạt động thực tiễn nói lên tư tưởng. Từ trước đến nay chúng ta quen cái lối nghiên cứu triết học, nghiên cứu tư tưởng qua câu chữ. Ngay đi theo hướng này cũng còn nhiều cái phải bàn, chẳng hạn có người chỉ dừng lại ở câu chữ bề ngoài mà chưa đi vào cái thần, cái hồn nằm sau các câu chữ. Theo Trang Tử, người ta dùng lời để đạt ý, được ý rồi hãy quên lời. Mặt khác, tư tưởng, triết lý theo tôi, đâu chỉ thể hiện qua câu chữ. Những nhà hiền triết phương Đông thường ít viết, ừ nói, nếu chỉ qua câu chữ của họ mà nói lên tư tưởng của họ thì e rằng không đầy đủ. Bởi vậy, triết lý, tư tưởng còn được biểu hiện, thể hiện qua nhiều hình thức khác như âm nhạc, hội họa, điêu khắc, qua hành động, hoạt động, hành vi, thái độ, cử chỉ, cách đối nhân xử thế của con người. Chúng ta cần giải mã, phát hiện đằng sau những di sản văn hóa vật chất và tinh thần, người xưa muốn gởigắm những thông tin tư tưởng gì cho thế hệ mai sau, đặc biệt là những ý tưởng triết học. Chẳng hạn đằng sau ngôi chùa Một cột đứng sừng sững không lời, ông cha ta muốn gửi gắm cho thế hệ mai sau một triết lý vô cùng độc đáo:

“ Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

Ngôi chùa tượng trưng cho bông sen mọc lên từ hồ ao, từ bùn lầy nhưng lại không bị mùi bùn hôi tanh làm cho nhơ bẩn. Bông sen tượng trưng cho cái tuyệt đối, ao hồ, bùn lầy tượng trưng cho cái tương đối. Như vậy cái tuyệt đối nằm trong cái tương đối, cái tương đối bao chứa cái tuyệt đối. Khi đã đạt đến cái tuyệt đối thì có thể ung dung tự tại sống trong cái tương đối mà không bị cái tương đối níu kéo, chi phối.

Phương hướng này có vị thế vô cùng quan trọng trong việc nghiên cứu tư tưởng HồChíMinh, bởi lẽ qua câu chữ chỉ phản ánh được một phần tư tưởng của Người. Những cử chỉ, hành động, hành vi, tác phong, lối sống, cách đối nhân xử thế của Người, đều toát lên một triết lý thâm sâu vi tế, triết lý suốt đời vì dân, vì nước. Tóm lại, ở Hồ Chí Minh, triết lý và hành động gắn liền mật thiết, chặt chẽ với nhau, triết lý hướng đến hành động, hành động nói lên triết lý, trong triết lý đã bao hàm xu thế hành động, trong hành động có triết lý, triết lý và hành động xoắn xít với nhau tạo nên triết lý hành động Hồ Chí Minh mà không phải vĩ nhân nào cũng có được.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bác Hồ viết báo

    20/06/2006GS, TS. Nguyễn Lân DũngTrong cuộc đời hoạt động báo chí của mình, Bác Hồ đã viết khoảng 2.000 bài báo với trên 100 bút danh khác nhau. Bác coi báo chí là vũ khí sắc bén để vận động quần chúng và đấu tranh với kẻ thù...
  • Văn hóa trong phê bình theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh

    20/02/2007Phạm Hoàng DiệpHồChíMinh nhận thấy rằng: người đời không phải là thánh thần, không ai tránh khỏi khuyếtđiểm, điều quan trọng là phải mạnh dạn nhận khuyết điểm và quyết tâm sửa chữa. Người ví việc che giấu khuyết điểm giống như "giấu giếm bệnh tật trong mình không dám uống thuốc để bệnh ngày càng nặng thêm nguy hiểm đến tính mạng", bởi vậy "thang thuốc hay nhất là tự phê bình và phê bình"...
  • Từ quan niệm về con người trong lịch sử đến quan niệm về con người Hồ Chí Minh

    07/01/2006Phó GS. TS. Nguyễn Tĩnh Gia...vấn đề con người có vẻ cũ, nhưng nó lại luôn mới mẻ, luôn có vấn đề phải nói rằng, nó là vấn đề của mọi vấn đề. Để có được quan niệm khoa học về con người trong thời đại Hồ Chí Minh, lịch sử đã từng tiếp cận vấn đề con người bằng những phương pháp khác nhau
  • Dân là ai?

    06/12/2005Hà Thúc MinhNgười Việt Nam mới có câu: Quan nhất thời, dân vạn đại
    Nhất thời thì nhất thời, vạn đại thì vạn đại, nhưng làm quan nhất thời vẫn oai hơn là dân vạn đại. Làm quan mới khó chứ làm dân thì ai mà chẳng làm được. Tuy nhiên, chớ có xem thường làm dân, hình như cái gọi là "dân“ này càng ngày càng được ưa chuộng. "Nhà nước của vua” xem ra đã quá lỗi thời rồi, bây giờ phải là "Nhà nước của dân". Nhiều thứ khác cũng thay đổi theo như "Nghệ sĩ nhân dân” , "Nhà giáo nhân dân” “Đại học nhân dân ", “Tư bản nhân dân ". Tại sao lại có chuyện "vật đổi sao dời" như vậy?
  • Về nguồn gốc triết học Việt Nam

    28/10/2005TS. Trần Văn KhánhMặc dù một số tài liệu cả trong nước và ở nước ngoài đã nói về triết học Việt Nam(1), song một câu hỏi mà cho đến nay vẫn chưa có sự trả lời thống nhất trong giới lý luận - đó là: Việt Nam có triết học không? Nếu có thì đó là triết học gì? Nguồn gốc ra đời, sự tồn tại và phát triển cũng như vai trò của nó đối với hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của dân tộc ta như thế nào?
  • Sửa đổi lối làm việc

    01/10/2005Bùi Quang MinhTác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh ký bút danh X.Y.Z, viết xong tháng 10 năm 1947. Đây là tác phẩm quan trọng về xây dựng Đảng, một tài liệu học tập của cán bộ để tu dưỡng tư tưởng, đạo đức và tác phong làm việc…
  • xem toàn bộ