Trước hết phải bịt cửa chạy chức

08:59 SA @ Thứ Tư - 09 Tháng Mười Một, 2005

Mấy năm về trước có một cuộc tranh luận trên báo chí về chuyện có nên gọi những ấn phẩm đồi trụy là "Văn hoá phẩm đồi trụy" hay không?Một lập luận cho rằng văn hoá là cái gì tinh hoa, tốt đẹp thánh thiện... Còn cái gì đồi bại, xấu xa thì không thể nằm trong phạm trù văn hoá. Nhưng cũng có lập luận cho rằng bất kể xấu tốt cái gì lặp đi lặp lại với tần suất cao, trở thành tập quán, phong tục thì dù là mỹ tục hay hủ tục đều có thể gọi là văn hoá, cuộc tranh luận chưa ngã ngũ.

Riêng tôi thiên về loài ý kiến thứ hai - Với ý nghĩ như vậy tôi mạo muội đặt cạnh nhau việc chạy chọt xấu xa, đang bị lên án kích liệt, có nguy cơ trở thành tập quán của xã hồi ngày nay, bên cạnh chữ văn hoá thành cụm từ " Văn hoá chạy” dù biếtrằng dưới góc độ nào đó nó là thứ phản văn hoá.

Lần đầu tiên cách đây 3 năm, 5 kiểu chạy chọt được Phó Chủ tịch Quốc hội Mai Thúc Lân vạch mặt chỉ tên công khai trên diễn đàn Quốc hội. Giờ đây chạy đãtrở thành một hiện tượng nhức nhối của xã hội, nhất là trong bộ máy công quyền. Trong báo cáo thay mặt Chính phủ đọc trong kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XI, Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có đề cập “Cán bộ công chức hiên tượng chạy chức, chạy dự án, chạy tội… được nhiều nơinói tới nhưng rấtít bị phát hiện.Các biện pháp chống tham nhũng đạt hiệuquả quá thấp".

Có thể liệt kê vô số hành vi chạy: chạy chức, chạy quyền, bằng cấp, học vị, học hàm, danh hiệu, chạy bầu cử, chạy dự án, chạy kinh phí, chạy chỗ làm, chạy tuổi, chạy thi, chạy học, chạy để dược yên vị, chạy tội... Nói chung cuộc sống có nhu cầu gì thì người ta đều chạy cả. Chạy đã trở thành thói quen, tập quán cho nên nhiều việc dương nhiên dược hưởng không cần cậy cục người ta vẫn cứ chạy vì nếu không chạy sẽ trở thành "kẻ hâm"!“chạy nhiều nơi nói tới nhưng rất ítbị phát hiện",xin có đôi điều đặt ra để cùng suy nghĩ. Vấn đề ở đây là “nhiều nơi" nhưng "rất ít bị phát hiện” có cái gì bất bình thường ở đây ?... "

Thử nghĩ, nếu có một kẻ nào đó chạy được vào một vị trí cao, thì lập tức hình thành ở bên dưới những đường dây noi gương,chúng phát triển như một thứ bệnh dịch lây lanrất nhanh. Đến lúc này kẻ trước kia đi chạy lại là người ban phát. Phải nói rằng, đến một lúc nào đó tự nhiên sẽ hình thành một cơ chế bảo vệ thành quả chạy được. Đấy là một sự ràng buộc ngầm tự giác theo hệ thống dọc và ngang rất vững chắc, hiệu quả. Chính vì thế mà tuy nhiều nhưng rất khó phát hiện, mà nếu có phát hiện không dễ gì xử lý được. Phải thấy rằng tiêu cực có cơ chế tự động tập hợp lại, tạo vỏ bọc và đề kháng rất mạnh.

Nhiều nơi nói tới túc có nhiều người biết. Nhưng tại sao ít có ai dám nói công khai với tổ chức. Đó là điều đáng suy nghĩ - Nó nằm ở chỗ chúng ta chưa có cơ chế bảo vệ cho người nói lên sự thật, quần chúng và cán bộ công chức chưa thật tin sự trong sáng của tổ chức, và tổ chức cũng chưa làm tròn trách nhiệm với người tố cáo, nếu không muốn nói là còn đó nạn ô dù, trù dập. Không ít trường hợp tên bắn ra không trúng đích mà quay lại trúng người bắn.

Tôi rất đồng tình với ý kiến trước tiên phải "bịt các cửa chạy". Nhưng nhiều cửa quá, biết bịt cửa nào? Nếu dàn trải thì không đủ lực. Theo tôi trước tiên phải tập trung sức “bịt cửa chạy chức". Địa chỉ của cửa này cũng dễ nhận thấy thôi. Lý do chọn "cửa chạy chức" để bịt trước tiên là vì một quan chức không ngay ngắn do chạy chức ngồi vào vị trí quan trọng nó sẽ là đầu mối, là cái cửa để các cuộc chạykhác tiếp theo như: Chạy chức nhỏ hơn, chạy dự án, chạy học, chạy thi, chạy kinh phí... kể cả chạy tội. Đó chính là cánh cửa mở ra, dẫn đến mọi cánh cửa của lâu đài thiết chế quyền lực. Qua trót lọt "của Chạy chức" sẽ dẫn đến mọi nẻo đường xấu xa, tội lỗi. Cũng có thể tiên liệu rằng, bịt "cửa Chạy chức" là khó khăn và gay go nhất. Có một sáng kiến đề xuất để bịt “cửa chạy chức" thì phải thực hiện bầu cử hoặc thi tuyển cạnh tranh vào các chức vụ.Rất đúng và cần phải tổ chức làm tốt theo hai hướng này. Nhưng cũng xin thưa không nên chủ quan vì "cửa" này có lắm "ngách". Bầu cử của ta sẽ chạy để được vào danh sách ứng cử viên, vào danh sách ứng cử viên rồi ta chạy vào liên danh chung với những người kém thế hơn ta, vào liên danh thuận lợi rồi ta còn phải chạy vào đơn vị bầu cử nào là sân vườn nhà ta...Thi cử của ta chạy bằng cấp, chứng chỉ đủ đầu vào rồi ta sẽ chạy tiếp để biết đề thi, chạy giám khảo, thậm chí ta có thể biến cuộc thi thực thành một cuộc thi ảo...Nói chung ta đã có sẵn 72 phép thần thông biến hoá như Tôn Ngộ Không, đó là "Cái gì không mua được bằng tiền sẽ mua được bằng tiền nhiều hơn”!Nói như vậy để thấy hết những khó khăn dù chỉ bịt một "cửa chạy chức". Câu hỏi ở đây đặt ra lúc này là có cương quyết tuyên chiến với tệ nạn chạy hay không?

Nói nhiều mà không làm chỉ tổ gây mất lòng tin. Vấn đê là biện pháp và thái độ cương quyết tuyên chiến. Biện pháp đã có nhiều, nhưng thái độ cương quyết tuyên chiến thì vẫn còn thiếu - thái độ cương quyết làm trong sạch nội bộ, bịt "cửa chạy chức" của mỗi người dù ở bất kỳ ở cấp nào, tổ chức nào giờ đây là thước đo phẩm chất cách mạng, lòng trung thành với chế độ, có lẽ chỉ cần như vậy là đủ. Sự thờ ơ, tránh né không cương quyết tuyên chiến với tệ chạy để nó nghiễm nhiên trở thành "chuyện thường ngày" của xã hội, một thứ văn hoá phàn văn hoá làm mất đi truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc ta, có thể coi thái độ như vậy là tội ác.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Luận bàn về Pháp luật

    05/11/2015Nguyễn Trần BạtVai trò định hướng ứng xử không chỉ thuộc về đạo đức mà còn thuộc về pháp luật. Những nhà triết học ngay từ thời cổ đại, cả ở phương Đông lẫn phương Tây, đều nói đến vai trò to lớn của pháp luật...
  • Ảnh hưởng của văn hóa đối với pháp luật

    09/10/2014Nguyễn Trần BạtVăn hóa có một ảnh hưởng không thể phủ nhận đối với pháp luật. Văn hóa chính là cuộc sống, do đó, việc xây dựng pháp luật, theo lẽ tự nhiên, phải dựa trên những kinh nghiệm văn hóa, tức là pháp luật phải có khả năng biến thành văn hóa để điều chỉnh cuộc sống. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, ở rất nhiều nơi trên thế giới, hệ thống pháp luật tỏ ra không tương thích với cuộc sống. Phải chăng yếu tố văn hóa, ở những nơi đó, đã bị tách rời khỏi pháp luật hay bản thân pháp luật được xây dựng trên một nền văn hóa méo mó, phi tự nhiên?
  • Lương không đủ song vẫn sống đàng hoàng

    09/11/2005GS. Tương LaiChuyện tiền lương hiện có một nghịch lý: hầu hết người lao động làm công ăn lương ai cũng kêu là “lương không đủ sống” nhưng rồi người ta cũng buộc phải sống, hơn nữa có những người sống “quá đàng hoàng”.
  • Đổi mới hoạt động lập pháp

    08/11/2005Nguyễn Sĩ DũngCơ sở dữ liệu luật Việt nam do Trung tâm Tin học của Văn phòng Quốc Hội quản trị chứa tới khoảng gần 14.000 văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực thi hành. Con số này là quá nhiều hay quá ít đối với đất nước ta?
  • “Chủ nghĩa thân hữu”

    26/10/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngDoanh nghiệp nhà nước gắn với các cơ quan nhà nước. Sự gắn bó này tạo ra lợi thế. Ít nhất, đó là khả năng tiếp cận các quan chức dễ dàng hơn, khả năng đề xuất nguyện vọng và cung cấp thông tin cho lãnh đạo nhanh chóng hơn...
  • Căn bệnh xuê xoa

    26/10/2005Diệp Văn SơnMột trong những rào cản kìm hãm sự phát triển lâu nay là những bất cập trong bộ máy hành chính nhà nước, mà "thủ phạm" trong bộ máy đó không ai khác là các công chức thoái hóa biến chất, gây phiền hà, nhũng nhiễu!
  • Nghĩ về “bàn tay vô hình”

    21/10/2005Phan Tránh DưỡngRõ ràng là đã có một "bàn tay vô hình" làm nhiệm vụ điều phối, cung ứng một nguồn thu nhập khác ngoài lương của công chức nên họ mới thể sống được, sống khỏe, sống không phải lo chén cơm manh áo như đại bộ phận người dân đang phải đối mặt...
  • "Tôi nói, cơ chế sản sinh ra tham nhũng…"

    16/10/2005GS. Hoàng TụyTham nhũng là một quốc nạn, điều đó ai cũng nói và cũng biết. Song để phòng, chống và hạn chế được tình trạng tham nhũng không phải là điều dễ dàng. Cho đến nay, chúng ta vẫn đang trên con đường tìm tòi, xin ý kiến nhân dân để chọn ra các giải pháp, các biện pháp đủ mạnh và hiệu quả để phòng và chống tham nhũng. Trăn trở, bức xúc với quốc nạn này, Giáo sư Hoàng Tuỵ đã có những tâm sự rất chân về tham nhũng và chống tham nhũng của Việt Nam hiện nay...
  • Chút xíu triết lý về cải cách hành chính

    12/10/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngTập trung cho bộ máy hành chính thật nhiều quyền rồi sau đó tìm cách không chế nó thì cũng giống như việc thả gà ra mà đuổi. Phải chăng còn có những vấn đề nằm ở triết lý sâu xa của việc tổ chức quyền lực, không xử lý, khó cải cách hành chính thành công?
  • Cá và Ao...

    30/09/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngMột nguyên tắc cơ bản của luật dân sự mách bảo cho chúng ta rằng: "Cá vào ao ai là cá của người đó". Theo nguyên tắc này, cây mọc trên đất của ai là cây của người đó; nhà xây trên đất của ai là nhà của người đó. Chuyện của cuộc sống là đơn giản và dễ hiểu như vậy. Tuy nhiên, mọi việc lại có vẻ không hoàn toàn đơn giản và không hoàn toàn dễ hiểu được như vậy trong thực tiễn pháp lý của chúng ta...
  • Chống rửa tiền trong nền kinh tế tiền mặt

    21/07/2005Huỳnh Bửu SơnMột trong các biện pháp chống rửa tiền thường được hệ thống ngân hàng các nước công nghiệp phát triển áp dụng là kiểm soát ngay từ đầu các khoản tiền mặt được nộp vào hệ thống ngân hàng.
  • Bàn về kỹ thuật làm luật

    19/07/2005Phạm Duy NghĩaNhiều người chê luật nước ta phần nhiều là luật khung, chỉ gồm những định nghĩa và qui phạm chung, khó cho việc thi hành. Dựa vào cái khung chồng chềnh đó, vô số văn bản dưới luật được ban hành, từ tài liệu tập huấn, công văn hướng dẫn, thông tư, quyết định của các bộ, ngành cho tới các nghị định của Chính phủ.
  • Đưa luật cạnh tranh vào cuộc sống 6 “cái nút” quan trọng cần tháo gỡ

    19/07/2005Luật gia Vũ Xuân TiềnVới 6 chương, 123 điều khoản, Luật cạnh tranh là một trong những văn bản luật đồ sộ và có tầm quan trọng đặc biệt trong việc định hướng cho nền kinh tế thị trường đang hình thành và ngày càng phức tạp ở nước ta. Luật cạnh tranh đi vào cuộc sống chắc chắn sẽ góp phần làm cho thị trường ngày càng lành mạnh hơn; những hành vi độc quyền trong kinh doanh gây hậu quả nghiêm trọng cho Nhà nước, cộng đồng và người tiêu dùng sẽ bị hạn chế.
  • Quyền hạn: cái gốc của "3 không"

    09/07/2005“Tham nhũng càng chống càng tăng”. Nhiều người đã nhận định bi quan và không đúng với thực tế như thế, vô tình phủ nhận sự cần thiết của cuộc chiến này. Nhận định đúng phải là “càng chống càng phát hiện nhiều vụ tham nhũng”, với qui mô càng lớn, chủ thể càng cao (đã có cả quan chức cấp tỉnh, cấp bộ).
  • Cải cách tư pháp: Từ những chuyện nhỏ

    09/07/2005Nguyễn Đức LamGần đây chúng ta hay bàn đến cải cách tư pháp, và các ý kiến cũng chưa hẳn thống nhất. Nói chung, đúng là nhiều người gọi những công việc đã và đang được tiến hành sau khi có chỉ thị 08 của Bộ Chính Trị ra đời là “cải cách tư pháp”. Nhưng cũng có người nói đây đã làm gì phải cải cách, mà chỉ là làm những việc từ lâu cần phải làm mà thôi.
  • xem toàn bộ