Hãy nhìn truyện tiếu lâm xưa dưới một cái nhìn khoa học

11:00 SA @ Thứ Sáu - 16 Tháng Giêng, 2009

Tục tĩu, bất nhã, thậm chí vô học, vô văn hoá... đó là những điều mà người ta gán cho một số truyện tiếu lâm. Hãy đọc và học cách nhìn mới của nhà nghiên cứu lỗi lạc người Nga M.M.Bakhtin (1895 - 1975) qua tác phẩm Sáng tác của F.Rabelais và nền văn hoá dân gian Trung cổ và Phục hưng. F.Rabelais dù được xưng là "thiên tài mẹ" của nhân loại, nhưng vẫn bị người đời xem là bất nhã, tục tĩu (Xin xem Gargantua and Pantagruel của ông đã được dịch ra tiếng Việt) và hầu như ông bị lạc loài, khó hiểu giữa nền văn hoá Pháp và nhân loại.

Thế nhưng, sau khi nghiên cứu nền văn hoá dân gian Trung cổ và Phục hưng, với những ngày hội giả trang (Carnaval), những trò giễu nhại ngôn ngữ quảng trường dung tục; và khám phá ra tiếng cuối nhị chức năng, thủ pháp hạ bệ, cái dị hợm (grotesque)... của văn hoá cười với một thế giới quan hội hè, bình đẳng, dân chủ... M.M.Bakhtin đã giải mã thiên tài F.Rabelais trong nền văn hoá dân gian đó. Nó trùng khít với nền văn hoá dân gian đó, và nếu dùng một thước đo khác, một mỹ học khác, ta sẽ đánh giá sai F.Rabelais hoặc Hồ Xuân Hương.

Tiếu lâm là một thành phần quan trọng của văn hoá cười Việt Nam. Nó cấu thành bản sắc tiếng cười Việt Nam, một trong những đức tính thầm mỹ nồi trội của người Việt. Nhìn sâu vào truyện tiếu lâm, ta sẽ thấy được một tiếng cười khoẻ mạnh, lạc quan, yêu đời.. một sự hóm hỉnh bình dị, không né tránh cái tục mà vẫn lành mạnh, khoẻ khoắn... Trong đó có thể nhìn thấy "tiếng cười toàn dân", "tiếng cười nhị chức năng", tiếng cười hạ bệ -kéo xuống... Và đặc biệt là nghệ thuật kể chuyện của nó: rất thông minh trong tạo tình huống, giỏi giang trong cấu tạo cốt truyện và đặc biệt trong kết thúc để nó ra tiếng cười . Nghệ thuật trần thuật truyện tiếu lâm Việt Nam vẫn có nét riêng khi so với truyện các nước...

Nhân ngày Xuân, ta hãy vui với một số truyện tiếu lâm do TS Nguyễn Xuân Diện (Viện Hán Nông Phiên âm từ Tiếu lâm tân truyện.

Tằm anh đã đói chưa

Một phú ông có hai cô con gái xinh lắm. Một hôm thành gia thất chị, bố sai em đi xem người nào may khéo, để may nhiều quần áo lịch sự, mà may trong ba hôm xong. Cô ta đi đến một người và bảo như thế. Người thợ thấy cô ta xinh, muốn chim. Khi cô ả đến giục thì anh ta ngẩn mặt ra, không nói đến sự may. Cô ta hỏi rằng: sao anh ngẩn mặt thế". Anh ta nói rằng: "Bây giờ tôi có việc cần, chưa thể may được,, Cô ta hỏi rằng: việc gì". Anh ta nói rằng: "Bây giờ con tằm tôi nó đói phải cho nó ăn bồ hôi người mới no được". Cô ta hỏi: "Thế ăn bồ hôi tôi có được không?”'. Anh ta nói rằng: "Tốt quá” rồi dắt cô ta vào phòng, lấy cái "ấy” ra, di từ trên đến chân, rồi từ chân lại di đến trên, sau anh ta ấn ngay vào. Cô ta về một chút, lại đến hỏi rằng: "Tằm anh đã đói chưa?".

Cái gì

Xưa có một anh chàng ngu ngơ, vợ đi đâu cũng đi đấy để giữ cái của vợ, sợ rơi mất. Vợ nói thế nào cũng không nghe, cứ quyến luyến không bỏ một bước. Vợ tức quá. Một hôm nhặt một hòn đá để vào mình, rồi đi chợ. Anh chồng đi sau. Đến một cái ao, nó bảo chồng về, không về thì nó vứt cái ấy ra ao. Chồng không về, nó cầm hòn đá vứt ngay mà nói rằng: "Bảo mãi không nghe thì để làm gì, không vứt cho xong", rồi giả cách đi chợ. Chồng tưởng thật, vội vàng xuống tát ao cạn, rồi cởi áo lội ao để tìm. Cá vô số không bắt, cứ tìm mãi "cái gì" mà không thấy. Có một chị đi đến đấy, thấy thế hỏi rằng: "Bác tìm gì vậy, sao cá nhiều thế mà không bắt?”. Anh ấy nói rằng: “Tôi tìm "cái này" chớ thiết gì cá". Chị ta nói rằng: "Bác cho tôi bắt cá có được không". Anh chàng nói rằng: "Được, nhưng mà có thấy cái gì" thì phải giả tôi," Chị ấy chả biết cái gì" là gì, chỉ cốt bắt cá cho nên "ừ” liền: Rồi vén áo xuống ao bắt cá. Ai ngờ chị ta cúi chổng mông để hở "cái gì" ra. Anh kia xem thấy, vội vàng chạy lại nắm lấy "cái ấy” mà kêu lên rằng: "Ha ha ha, đây rồi! Của tôi đây rồi! Mày để tao tìm mãi từ sớm đến giờ. Nói rồi trách chị kia rằng: sao chị tệ thế, chị bắt được mà không giả tôi". Chị kia kêu lên: "Bỏ ra, ô hay chửa". Anh ta không bỏ, cứ giữ khư khư lấy. Chị bảo "của chị", anh bảo "của anh". Đang lôi thôi thì vợ về đến đấy, thấy thế vội vàng tốc váy lên bảo rằng: "Của nhà ta đây kia mà. Ô nhầm! Bỏ bác ấy ra chứ'. Anh nọ trông lên thấy "của mình" đâu vẫn đấy, mới bỏ chị kia mà nói rằng: "ô hay, của bác ấy cũng như của ta nhỉ!".

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nguyễn Tuân, xuân 1957 kể chuyện cổ tích

    25/02/2018Đọc lại báo cũ đôi khi tìm được những cái hay hay, ví dụ như đọc lại tuần báo Tổ quốc (cơ quan của Đảng Xã hội Việt Nam đã thôi tồn tại từ 1989) số tết Đinh Dậu 1957, gặp được cái truyện rất ngắn của Nguyễn Tuân (1910 – 1987) trong đó ông nhà văn này kể lại một chuyện cổ tích về một cuộc thi nói láo. Tác phẩm này hầu như chưa được đưa vào mấy bộ tuyển tập, toàn tập của tác gia Nguyễn Tuân, cho nên sự gặp lại câu chuyện này cũng có thể tạm coi là chuyện phát hiện lại được một tác phẩm cơ hồ bị lãng quên đến dăm chục năm rồi.
  • Tại sao lại cười?

    27/10/2017Vũ Minh Thu (Theo The New York Times)Đôi khi chúng ta cười vì một cái gì đó buồn cười, nhưng phần lớn các nụ cười lại chẳng có liên quan gì lắm đến sự hài hước. Nụ cười phải chăng là một công cụ sinh tồn bản năng của những động vật sống thành bầy đàn, và nó không phải là một lời đáp về mặt tinh thần cho một câu đùa dí dỏm?
  • Trạng Quỳnh – Trạng Lợn, hai nét tâm lý người Việt cười

    28/09/2015Đỗ Lai ThúyTrạng Quỳnh và Trạng Lợn là hai nét tâm lý cơ bản của người Việt cười. Đó là hai vế của một câu đối, một cỗ xe hai ngựa song hành suốt dòng thời gian như một hằng số Trạng Quỳnh là vế trắc, thông minh, tài trí, ghét kẻ trên, hay xỏ xiên, đả kích, chửi đổng. Đó là tâm lý của kẻ bị trị, kẻ yếu muốn thắng lại kẻ cai trị mình, kẻ mạnh hơn mình bằng lối đánh tập hậu. Còn Trạng Lợn là vế bằng, dốt nát và lười biếng nhưng gặp may. Đó là một chút huyễn tưởng thường thấy của các cư dân tiền nông nghiệp.
  • Thêm chất trí tuệ cho tiếng cười

    05/11/2014Vương Trí NhànKhi nói nhiều phen mình và bạn bè đã cười quá tùy tiện, quá dễ dãi cũng là lúc chúng ta cùng thành thật mong ước với nhau rằng trong những ngày vui mỗi người có thể ít cười hơn nhưng đó thật sự là những tiếng cười... có chất lượng cao (tương tự như các loại hàng xịn, hàng xuất khẩu, hoặc xe khách chất lượng cao đang được ưa chuộng).
  • Nói phét thành thần

    31/03/2014Nguyễn Việt HàKhoảng gần 500 năm nay, ở những quốc gia mang đậm văn hoá Tây thường có một ngày cực kỳ đặc biệt. Vào sáng sớm của ngày hôm đó, trên các phương tiện truyền thông chính thức, người ta được phép và cho phép nhau lung tung nói dối. Toàn chuyện vĩ mô kinh hoàng trời long đất lở...
  • Gì cũng cười

    11/11/2003Nguyễn Văn VĩnhDân tộc nào cũng có những thói xấu riêng. Người Việt ta có nhiều phẩm chất đẹp nhưng cũng không ít tật dở. Mời các bạn cùng xem những bài khảo luận của các học giả Việt Nam từ đầu thế kỷ 20 về những tật xấu của dân tộc mình. Chỉ có điều, người Việt trẻ ngày nay hẳn sẽ khác với bà con làng xóm của anh Chí ngày xưa: “Nói vậy chắc nó trừ mình ra !”
  • xem toàn bộ