Tự đánh giá và điều chỉnh sự trưởng thành của bản thân

04:53 CH @ Thứ Tư - 26 Tháng Ba, 2014

Trong công việc, tôi thường phải định nghĩa các khái niệm, và điều tra xã hội học về những khái niệm đó ! Nhận thấy rằng : nhiều người nói về một điều mà chưa thực hiểu nó…nên dẫn đến những ‘lệch lạc tư duy’ khi phân tích, định vị, thể hiện, điều khiển hành vi của mình … Ví dụ : một giảng viên khi nói về ‘Kĩ năng’ nhưng lại nhầm sang khái niệm ‘phẩm chất’… Nhưng hơn thế tôi viết bài này còn để ai muốn tự đánh giá, nhận dạng, điều chỉnh phát triển bản thân, có thêm cách định hình…

Vài tự nhủ với bản thân mỗi ngày:

  • Làm cái Giá trị
  • Nói điều hay ho
  • Cử xử đúng đắn
  • Thật với bản thân
  • Hòa vào Thiên nhiên
  • ……

Mười khái niệm làm nên ‘giá trị cá nhân’ trong suốt Cuộc đời! Nên nhận dạng để điều chỉnh :

1. Tiềm năng ( nên khai mở)

a. Thể chất có thể tự chữa được bệnh ? Tối đa hành động được việc gì ?
b. Mức độ thích nghi / chịu đựng / đi qua được hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn
c. Những năng lực tự thân để tự học hỏi và phát triển được điều / việc gì ?

2. Tâm lý ( nên cân hòa )

a. Biểu hiện ứng xử của những phản ứng thuộc đặc tính ‘giới/ loại/ nhóm’ người nào
b. Khuynh hướng tự mâu thuẫn / không nhất quán trong nội tâm về các vấn đề
c. Thiên hướng định kiến khi xem xét, đánh giá các sự vật hiện tượng ?

3. Tình cảm ( nên hướng thượng )

a. Thiên hướng Yêu / Ghét ? Và bản ngã bày tỏ ?
b. Hành vi thường bị chi phối bởi cảm xúc tự nhiên hay ‘lý trí’
c. Sự thông hiểu chia sẻ, lãng mạn tinh tế trong cư xử với con người, thiên nhiên ?

4. Tinh thần ( nên mạnh mẽ)

a. Xu hướng chịu ‘hấp lực’ bởi ‘tiếng gọi’ của giá trị Thực hay Ảo, Hùng hay Nhược
b. Cách nghĩ thường trực trước những điều không như ý và thực tế của cuộc sống
c. Hành động chịu chi phối / hay được thôi thúc bởi nhân sinh quan nào ?


5. Kỹ năng ( nên luyện rèn )

a. Khả năng sử dụng giỏi / điêu luyện được những công cụ gì trong làm việc
b. Thực hành được quy thức bài bản, tiêu chuẩn kĩ thuật khi giải quyết vấn đề
c. Tạo được cách ưu trội, trong sự khó, bởi sử dụng năng lực sở trường

6. Phẩm chất ( nên trau dồi)

a. Những năng lực đặc biệt của bản ngã có thể giúp mình làm được những việc lớn
b. Điều cốt lõi khiến mình có giá trị cơ bản và xuyên suốt trong trưởng thành
c. Cội nguồn bên trong để tìm ra cách tốt hơn, tích cực hơn khi giải quyến các tình huống

7. Ý chí ( nên quả cảm )

a. Nung nấu về những việc mình mong muốn và đã đặt ra, cần phải làm bằng được
b. Không thỏa hiệp với những điều mà mọi người cho là lý do phổ biến, đương nhiên
c. Chiến thắng bất cập chủ quan, vượt lên cản trở của hoàn cảnh khách quan

8. Đam mê ( nên lành mạnh )

a. Thích tìm tòi khám phá điều mới , hay, lạ của cuộc sống, hơn là thuần vì công việc
b. Chuyên tâm, sẵn sàng hy sinh điều khác để theo đuổi về một việc, không tính toán
c. Hơn cả cầu lợi, đau đáu, luôn giữ và gắn mình sống với điều mà mình cho là ý nghĩa

9. Thói quen ( nên sửa mình)

a. Tập tính hàng ngày của cá nhân gây ảnh hưởng đến lối sống và công việc
b. Gắn bó với những gì, mà nếu thiếu thì bản thân bị chi phối nhiều bởi nó
c. Sự chuyển hóa tốt / xấu những điều hình thành mà bám giữ vào nó

10. Sợ hãi ( nên vượt qua )

a. Những ‘ám thị’ trong tiềm thức khiến sụt giảm sự ‘dám nghĩ dám làm’ ?
b. Những quan niệm mặc định khiến hình thàng những điều ‘tự cấm kỵ, hay ‘phạm húy’
c. Những lo lắng thường trực khiến co mình và luôn phải ‘tư thủ’ thái quá ?

Nói thêm về ‘Trưởng thành tri thức của Mình’:

- Những cuốn sách hay nổi tiếng nào đã làm nên phông văn hóa ?
- Những cuốn sách quan trọng nào với nghề nghiệp đã đọc ?
- Những tác phẩm nghệ thuật nào thích thú, kiến tạo mỹ cảm?
- Bản thân có ‘Sản phẩm tri thức’ nào có từ Công việc và đi vào Công việc ?
- Những đóng góp mang tính ‘tri thức’ nào trong các hoạt động xã hội ?

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nhớ về buổi nói chuyện “Trưởng thành và Khai sáng” ngày 14/7/2011

    05/08/2015Một người trên 18 tuổi thì được coi là trưởng thành nhưng là trưởng thành về mặt sinh học. Một người chỉ được coi là “trưởng thành” về mặt trí tuệ và nhận thức khi người đó được “khai sáng” thông qua “sự học”, “thực học” và “biết học”. Đó là người có suy nghĩ và tư duy độc lập, dám nghĩ và dám tin để từ đó biết lỗi, biết ơn, biết sáng tạo, có khả năng phân biệt đúng - sai, hay - dở, tốt - xấu; biết cái gì đáng khinh, cái gì đáng trọng…
  • Khai minh và trưởng thành

    10/04/2013Ngân Hà (ghi)“Thế hệ cha tôi, nếu còn sống thì ông đã 110 tuổi, chưa thể hiểu khái niệm tự do như chúng ta ngày nay. Như nhiều nhà nho khác, cụ hiểu tự do theo hàm ý xấu: tự do là tự tung, tự tác, vô pháp, vô thiên! Điều này không lạ, vì khi khái niệm “freedom” của phương Tây được các học giả Nhật Bản dịch là “tự do”, các nhà nho Nhật Bản cũng phản đối quyết liệt. Cần hơn nửa thế kỷ, khái niệm này mới được các nước Đông Á chấp nhận và hiểu theo đúng nghĩa của nó”...
  • Trưởng thành từ phong trào cách mạng

    20/06/2010Trần Duy Hiển"Nghề báo rèn cho mình thói quen ghi chép, tích lũy và lưu giữ tư liệu cẩn thận" - nhà báo Hồng Hà đã tâm sự với tôi như vậy vào một ngày trung tuần tháng 6. Với nhà báo Hồng Hà, công tác báo chí, ngoại giao, hay lý luận luôn đan xen, bổ sung cho nhau. Ở cương vị nào, ông cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; và như ông tự bạch: chính nghề báo đã giúp ông rất nhiều để trưởng thành.
  • Sự trưởng thành của Đời người

    20/07/2009Nguyễn Tất ThịnhDòng Thời gian, từ khi mỗi người chúng ta sinh ra và trôi đến Hai Năm Mươi. Cuộc sống của nhiều người nằm trùng trên Dòng Thời gian này ( họ thêm tuổi đời, già đi mà không hề Trưởng thành ). Bởi vậy họ giật mình hoảng hốt khi thấy một Mùa Xuân nữa qua đi... vì đồng nghĩa họ đi đến gần hơn cái Chết trên Trần Gian...