Từ dream Tàu đến xe hơi

10:05 CH @ Thứ Tư - 06 Tháng Tám, 2014

Con đường tôi đi đã rất xa so với mục tiêu ban đầu. Kết quả tôi nhận được cũng khác nhiều so với mong muốn ban đầu. Giờ đây, tất cả những gì tôi phải đối diện là câu hỏi: Tôi có hạnh phúc với những gì mình đạt được hay không?

Tôi sinh ra ở một thôn nghèo của xã, một xã nghèo của huyện, một huyện nghèo của đất nước bị xếp hàng thứ ba trên thế giới lúc đó. Khát vọng lớn nhất của đời tôi thời điểm đó là đỗ đại học, có công ăn việc làm (nếu được) thì giúp đỡ bố mẹ. Với tất cả nỗ lực và ý chí của mình, cũng đến ngày tôi cầm giấy báo đỗ đại học, bắt chuyến xe khách sớm nhất ra Hà Nội nhập trường, hành trang chẳng có gì ngoài hai bộ quần áo, vài ba cuốn sách và hộp ruốc mẹ làm "phòng khi đói lòng". Tôi còn nhớ như in cảm íac lạc lõng giữa Hà Nội xa lạ. Đêm đầu tiên của cuộc đời sinh viên, tôi khóc ướt mềm gối. Nhưng tôi dằn lòng phải cứng rắn lên, mạnh mẽ lên vì tôi biết mục tiêu của đời mình là gì.

Gần đến ngày ra trường, tôi khát khao có một chiếc xe máy thay cho chiếc mini Tàu, vì thời điểm đó, nhà tuyển dụng nào cũng yêu cầu phải có xe máy. Nhưng chao ôi, chiếc xe máy lúc đó là sản nghiệp của cả gia đình tôi. Ngay khi ra trường, tôi được một công ty tư nhân "vợt" về với mức lương khá hậu hĩnh. Chỉ sau mấy tháng đi làm, tôi đã có số tiền ngang với sản nghiệp gia đình. Và tôi thực hiện ước mơ vật chất đầu tiên trong đời: mua chiếc Dream Tàu.

Sợ các công ty khác mời gọi, sợ tôi "vỗ cánh bay", sếp bổ nhiệm tôi vào một vị trí chủ chốt của công ty. Vị trí chủ chốt đồng nghĩa với lương cao. Lương cao đồng nghĩa với làm nhiều. Tôi đang quá thừa năng lượng để làm việc, nhất là công việc đem đến một khoản tiền tôi chưa bao giờ nghĩ tới. Tôi bắt đầu cuốn mình vào vòng xoáy công việc. Ít khi nào tôi rời tòa nhà Hà Nội Towers trước chín giờ tối. Thậm chí đêm về tôi vẫn hì hụi bên những dự án ngoài giờ để kiếm thêm tiền.

Lúc bấy giờ, tôi bắt đầu thường xuyên tiếp xúc với những người có vị trí cao trong xã hội. Họ là bạn bè, là đồng nghiệp, là đối tác. Họ đi xe hơi, hoặc chí ít là xe tay ga. Họ mặc quần áo hiệu D&G, hoặc chí ít là Mango. Họ xách túi Louis Vuitton, hoặc chí ít là Guess. Họ đi giày Salvatore hoặc chí ít là Geox... Có lẽ bản chất là một nông dân nên tôi không dễ chạy theo những thứ phù phiếm đó. Tôi mua chiếc Yamaha thay cho "con" Dream Tàu để mỗi buổi sáng mùa đông không phải mướt mồ hôi đạp máy.

Rồi một ngày, sếp tôi hỏi: "Em có muốn chuyển vào tp. Hồ Chí Minh làm việc không? Đó là mảnh đất rất tốt cho những người có năng lực như em". Chỉ sau một đêm suy nghĩ, sáng hôm sau tôi đã có quyết định cho mình.

Ngồi trên máy bay, tưởng tượng đến cảnh xuống sân bay không người đón đưa, nhìn lại mình 25 tuổi vẫn phiêu bạt trên con đường mưu sinh. Tôi ứa nước mắt. Nhưng rồi lại mỉm cười ngay sau đó, khi nhìn thành phố bừng sáng đang ở dưới chân mình.

Đúng như sếp tôi nói, tp. HCM thực sự là mảnh đất hợp với tôi. Công việc, địa vị, danh tiếng và thu nhập của tôi phát triển với tốc độ kinh ngạc. Bù lại, tôi làm việc như chong chóng và thường xuyên bị stress. Những lúc bị stress tôi chọn giải pháp đi shopping (xin mở ngoặc là lúc này tôi đã đổi chiếc xe số thành chiếc tay ga nữ tính và tránh bị giật đồ). Nghĩ rằng vất vả làm nhiều mà tiền kiếm được cũng để làm mình vui, tôi bắt đầu tự thưởng cho mình những món đồ xa xỉ và mua bất cứ thứ gì tôi thích. Tôi "nghiện" mua sắm. Cứ rảnh ra một chút, tôi lại đi shopping. Trên người tôi bắt đầu xuất hiện những nhãn hiệu mà trước đây tôi cho là "đốt tiền" cho thương hiệu. Shopping nhiều, đồng nghĩa với làm nhiều. Làm nhiều đồng nghĩa với stress. Stress đồng nghĩa với shopping... Cứ thế, tôi tự rơi vào cái vòng luẩn quẩn do chính mình tạo ra. Nhưng có một điều thú vị là, càng làm nhièu, tôi càng có cơ hội thăng tiến và mức lương càng cao. Lúc này, cùng với nhu cầu shopping, bắt đầu nảy sinh một nhu cầu khác trong tôi: Mua nhà, chấm dứt sự lông bông! Mục tiêu đặt ra, tôi bắt đầu "cày", và nghĩ, đây là "cuộc tổng tiến công" cuối cùng của mình. Sau khi đạt được mục tiêu này, tôi sẽ làm ít, dành nhiều thời gian chăm sóc bản thân. Tôi làm việc như không có ngày mai, đến mức nhiều người gặp tôi đều nói: "Làm để sống hay làm để... chết". Và rồi đến ngày tôi cầm chiếc chìa khóa mở cửa ngôi nhà của chính mình.

Chưa đầy một tháng, tôi lại "ăn không ngon, ngủ không yên" khi thấy mình làm mỗi ngày có... tám tiếng. Tôi cảm thấy bất an và hứa với lòng kiếm thêm ít tiền phòng thân nữa thôi, rồi lúc đó sẽ nghỉ ngơi (nghỉ ngơi với tôi là làm mỗi ngày tám tiếng). Thế rồi tôi tiếp tục lao vào công việc.
Có thêm chút tiền trong tay, tôi lại bắt đầu nghĩ đến chuyện cố gắng làm kiếm tiền mua một... chiếc ô tô, để mưa không đến mặt, nắng không đến đầu.

Một hôm, cô bạn học phổ thông sinh con gái đầu lòng và mời tôi đến nhà chơi. Hai vợ chồng ở trọ trong một con hẻm ngoằn ngoèo khiến tôi phải đi lòng vòng mới tìm được nhà. Bế con bạn trên tay, nhìn đôi mắt trong veo và nụ cười mũm mĩm của nó, tôi bật khóc. Trong đầu tôi vang vọng lên hàng trăm câu hỏi: 10 năm qua tôi đã bị cuốn vào cái vòng xoáy nào vậy? Tôi kiếm tiền để làm gì? Tôi có hạnh phúc khi chỉ thỏa mãn những nhu cầu vật chất mà mình không ngừng đặt ra? Mục tiêu lớn nhất của đời người phụ nữ là gì? Nhà cửa? Xe hơi? Hay một gia đình nhỏ xinh, có tiếng cười trẻ thơ? Gần 30 tuổi, tại sao tôi vẫn chưa có người đàn ông nào kề bên để hiểu và sẻ chia? Tại sao đứa bé trên tay tôi không phải là con mình, khi tôi đã thừa tuổi để làm mẹ? Tôi đang sống hay đang tồn tại?...

Tôi biết, chỉ có tôi mới trả lời được câu hỏi của chính mình!

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Ý nghĩa cuộc sống

    16/04/2018Albert Einstein (Nguyễn Định và Alpha books dịch)Cuộc đời của mỗi con người trên trần thế chỉ là tạm thời,và người ta sống vì cái gì không ai có thể biết được, mặc dù thỉnh thoảng ta vẫn tự cho là mình có cả m thấy được ý nghĩa đó.
  • Chỉ nghĩ đến tiền cũng làm người ta ích kỷ

    14/12/2017Chỉ cần một ý nghĩ về tiền bạc cũng biến một con người trở nên ích kỷ, làm cho người đó ít sẵn lòng giúp đỡ người khác hơn và chỉ thích "độc lập tác chiến"...
  • Đừng làm việc vì tiền

    23/10/2017Tạ Nguyễn Tấn Trương lược dịch (Theo Rich Dad Poor Dad)Trong trường lớp cũng như ở sở làm, ý tưởng chung của mọi người đều thiên về "chuyên nghiệp hoá", để kiếm được nhiều tiền hơn, hoặc thăng tiến nhanh hơn. Người cha học thức của tôi tin vào điều đó, nên đã rất phấn khởi khi lấy bằng tiến sĩ. Trong khi người cha giàu lại khuyến khích tôi ngược lại: "Con cần phải biết mỗi thứ một chút"...
  • Những suy nghĩ của tôi về tiền và sự giàu có

    21/10/2016Nguyễn Tất ThịnhGiàu có trong sự nghèo khó của người khác, trong sự lụi bại của xã hội thì cái sự giàu có đó rất không yên ổn...
  • Ý nghĩa của tiền bạc

    20/09/2016Minh Huệ & AlphabooksTrong tiểu thuyết Atlas Shrugged xuất bản năm 1957 với đề tài là "vai trò của trí tuệ trong sự tồn tại của con người", Ayn Rand đã đưa ra những khái niệm mới mẻ về giá trị của tiền bạc. Rằng ham mê tiền bạc không phải là nguồn gốc của mọi tội lỗi. "Sự ham mê tiền bạc tức là nhận thức được rằng tiền được làm ra nhờ năng lực của con người và là phương tiện để đổi lấy những gì xứng đáng nhất"...
  • Người ta nghèo đi có thể là vì tiền

    12/04/2015Nguyễn Tất ThịnhĐã từ rất lâu người ta biết rằng Tiền là cực kì quan trọng, là thước đo của giá trị trong sự trao đổi của thị trường, dường như là cái có thể mua được mọi thứ đến cả Tiên cả Phật, làm người ta mạnh bạo lên…
  • Ý nghĩa cuộc sống

    12/09/2014Phương ThiMẹ Teresa, người đã dành cả đời mình cho công việc từ thiện, được cả thế giới tồn vinh và ngưỡng mộ đã nói về cuộc sống...
  • Có những thứ quan trọng hơn tiền

    08/08/2014Điều gì khiến một người có mức lương gần 4 triệu USD mỗi năm từ bỏ công việc để nhận mức lương mới thấp hơn 20 lần? “Phụng sự đất nước”. Đó là câu trả lời của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Henry Paulson với sinh viên ở Hà Nội.
  • Khổ vì lắm tiền

    24/04/2014Vương Trí NhànĐã dính vào nghiệp buôn, hẳn ai cũng biết cái câu "Buôn tài không bằng dài vốn . Ấy vậy mà nhiều bà buôn bán nhỏ ở chợ Đồng Xuân gần đây bảo với tôi rằng có lúc thấy sợ cả những đồng vốn giời ơi đất hỡi...
  • Ý nghĩa cuộc sống: Mi ở đâu?

    24/09/2013Mỹ Quyên“Cuộc sống bây giờ mỗi ngày trôi qua với cảm giác chán ngán. Chán không phải vì cái gì cụ thể mà vì nó vô vị, vô nghĩa rất nhiều. Chúng em sống no đủ về kinh tế thật nhưng tinh thần lại vô cùng trống trải”.
  • Giáo dục và ý nghĩa cuộc sống

    28/12/2011Hoài Khanh dịch và giới thiệu (1972)Các hệ thống dù là giáo dục hay chính trị, đã không được đổi thay một cách huyền diệu, chúng chỉ chuyển hóa khi nào có một sự thay đổi nền tảng trong chính chúng ta. Cá nhân là quan trọng trên hết, chứ không phải hệ thống và bao lâu cá nhân không hiểu biết toàn thể quá trình của mình, thì không có một hệ thống nào, dù là ở phe tả hay phe cánh hữu có thể mang đến trật tự và hòa bình cho thế giới...
  • Chuyện tiêu tiền

    08/07/2008Sưu tầmXã hội ngày càng phát triển đến chỗ duy trì bằng pháp luật và đô la. Có mức tiền định số, thì ở đời trôi chảy. Đoàn tụ chia ly, đi đi lại lại, con người giàu nghèo...chìm nổi trên đồng tiền. Nếu mỗi tờ đô la là một cuốn tiểu thuyết thì đều có một đoạn li kì...
  • Phiếm luận tiền

    19/01/2006Phan Quốc Hồng (Trung Quốc)Người xưa nói: tiền là "đồng xu”- mùi tanh của đồng, cái danh từ này rất nên thay đổi. Không biết từ lúc nào, tôi trở nên yêu thích tiền đến thế! Hiện giờ đã tới mức "không tiền mất vui" rồi...
  • Tiền bạc có mua được hạnh phúc

    16/01/2006Trần Cao Dũng trích dịch từ bài của tác giả Mark SkousenĐồng tiền có thể cung cấp cho mọi người rất nhiều lợi ích: điều kiện sống tốt hơn, địa vị xã hội, du lịch, hưởng thụ, chăm sóc sức khỏe, giải trí vv..vv.. Cảm giác được sống trong sung túc, có một tài chính cá nhân vững chắc luôn mang lại sự toại nguyện vô bờ...
  • Tiền tài & Hạnh phúc

    22/11/2005TS. Nguyễn Chí ThuậtTrung tâm Thăm dò Giá trị Thế giới đã tiến hành trong năm 2002 cuộc điều tra dư luận với hai câu hỏi được đưa ra: Bạn có phải là người hạnh phúc? và Bạn có hài lòng về cuộc sống của mình?
  • Học cách quản lý tiền

    15/06/2005Quang AnhNgười ta không được học cách giữ tiền, vì thế tình trạng nợ nần ngày càng gia tăng. Hội đồng giáo dục cách tiết kiệm Mỹ vừa triển khai chương trình "Tiết kiệm cho tương lai" nhằm hướng dẫn cách quản lý, tiết kiệm tiền, nhất là cho giới trẻ.
  • xem toàn bộ