Tư duy “danh phận”

07:42 CH @ Thứ Năm - 13 Tháng Mười Một, 2014

Này chị, mấy năm nay đạo Phật có vẻ hưng thịnh quá nhỉ. Đúng, nhiều người còn nói nước ta đang có một cuộc phục hưng đạo Phật.

Em không rành triết lý tôn giáo nhưng cái việc bỏ tham - sân - si mà đạo Phật cổ vũ có vẻ như chỉ có thể là chuyện của các thiền viện, chùa chiền đồ sộ, của tâm hồn, của nội giới mênh mang chứ trong hành động và đời thực thì ngược hẳn. Ai ai cũng ganh đua, thích đủ mọi thứ.

Thành công - Thành đạt là cái đích xa và gần của bất cứ ai: Một cuộc giao dịch thành công, một chuyến đi, một trận đấu, một hội nghị, một nghiên cứu, một cuộc hôn nhân, một vụ môi giới v.v và v.v… thành công. Tóm lại các “thành công” sẽ biến ta thành một người thành đạt. Nếu không là một doanh nhân thành đạt, một phụ nữ thành đạt, một cặp vợ chồng thành đạt, một đứa con, đứa cháu thành đạt… thì xấu hổ lắm, đau khổ lắm, thất vọng lắm cô ơi.

Không thành công - thành đạt tức thị là đồ bỏ. Là thất bại ê chề, là thua bét be. Áp lực những tưởng đến từ bên ngoài mà thực ra chỉ tại cái thói tư duy thành bại về danh phận mà ra cả. Cái dằn vặt của cụ Nguyễn Công Trứ “phải có danh gì với núi sông” đã lan ra toàn cộng đồng, từ nhỏ đến to. Không có danh phận với núi sông, dân tộc, quốc gia thì kiếm chút danh phận với tỉnh, huyện, quận, xã. Không nữa thì cố chút danh phận với xóm, ngõ ngách nhà mình vậy. Lại còn cái gánh nặng nữa trên vai mội thiếu niên là phải có danh phận cho họ tộc nhà mình.

Bi hài kịch tranh giành hơn thua giữa các họ Lý - Trần - Lê - Trịnh - Nguyễn - Hồ - Lại - Vương v.v và v.v… ở mỗi làng tưởng đã nhạt phai nay lại bùng phát trở lại. Nhưng mà không có chí tiến thủ, không có tham vọng, không nỗ lực hết mình, không vật vã trăn trở, không dám mạo hiểm thì chán chết, thì cuộc đời này nhạt nhẽo xiết bao! Đúng là cái gì cũng có mặt phải mặt trái của nó. Nỗ lực để thành công, thành đạt mà mang lại niềm vui sống cho mình, làm lợi cho mọi người thì đâu có thấy áp lực và khổ đau.

Đó chính là “Thiền dấn thân”, là tư duy “lạc đạo” của các tổ Trúc Lâm đó nghe. Xưa xã hội ta có vẻ ngoài Nho trong Phật. Nay cũng có nhiều người muốn khôi phục cái lý sống còn ở đời theo “mô thức” đó. Có điều ta phải đa dạng hóa cái chuyện danh phận của mỗi người thì mới văn minh lên được. Cớ gì mà cứ phải thi đỗ với bằng cấp mới có danh phận - dù không kiếm được việc làm hoặc có việc làm thì lương chỉ ba cọc ba đồng không nuôi nổi vợ con! Cớ chi cứ phải làm quan - có chức vụ hành chính mới “mở mày mở mặt” và “cho cả họ được nhờ”!

Ấy cái truyền thống nó dai dẳng thế đấy. Gọi là “thâm căn cố đế”. Cho tới đầu thế kỉ 20 của cụ Tú Xương, độc đạo đến danh phận là học cử tử để làm quan! Hai thứ đó dày vò đeo đẳng người ta, nhất là giới “trí thức”, “tinh hoa”… làm xã hội Việt Nam ta trì trệ, lầm than, lạc hậu, mãi không ngóc đầu lên được. Nó tha hóa tới mức chuyện đi xin, đi mua danh phận “đậu lậy, quan xin nọ chú Hàn” ấy cũng mặc nhiên được chấp nhận! Từ thế kỉ nay con đường đã rộng mở, danh phận đã đa dạng lằm rồi nhưng người ta sao cứ quen cái lối mòn nhỏ hẹp lỗi thời kia hả bà chị.

Mỗi người một nghề, một giới. Danh phận được cộng đồng nghề, giới đó xác lập rồi toàn xã hội công nhận. Thế là văn minh. Thi đỗ làm quan chỉ là một trong trăm ngàn cửa lập danh, thậm chí là cửa bét nhất, “tối hạ” thì xã hội sẽ phú cường. Vô địch thể thao là có danh phận nhưng phải đi nhổ cỏ và xã hội vẫn liệt vào hạng chỉ “tứ chi phát triển”.

Diva, siêu sao giải trí vẫn bị liệt vào hàng “con hát, vô loài” cùng các scandal sex rẻ tiền, công nhân lành nghề vẫn bị coi là cu - li, làm thuê. Trí thức khoa học nhập nhèm dở nhà chuyên môn, dở ông quan vặt mà cả chuyên môn lẫn quản trị đều dở mới có danh phận. Thuần túy khoa học dễ đói dài và danh hão!

Chuyện danh phận và mua - xin nó đè quá nặng lên vai mỗi công dân, là nỗi ám ảnh gây sức ép giả tạo, dẫn đến bệnh thành tích, sự giả dối, thiếu minh bạch, thậm chí vô đạo đức tràn lan tất cả các lĩnh vực xã hội ta.

Thiết nghĩ trong tuyên huấn, trong giáo dục công dân cần có nội dung hướng dẫn lớp cháu con ta dứt đi cái thói quen danh phận cổ hủ mà hướng tới một tư duy danh phận văn minh, thiết thực. Có vậy áp lực khổ đau sẽ biến thành niềm vui, hạnh phúc.

*Bài này viết sau khi đọc một bài rất hay của GS TSKH Nguyễn Văn Trọng. Xin cảm ơn GS.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Phận đàn bà ngày nay

    04/03/2019BS. Nguyễn Khắc ViệnThế nào là phận? Phận đàn ông, phận đàn bà, phận làm con, làm tôi, làm vua; đó là cái phận mà cuộc sống trong xã hội dành cho mỗi người. Có thân phận, bổn phận, danh phận, chức phận, phận sang, phận hèn, và nếu có ngẫu nhiên chen vào là số phận...
  • Về chứng bệnh ảo tưởng

    27/08/2017Hạnh NguyênChúng ta đang sống trong thời đại có quá nhiều kẻ hão huyền và ảo tưởng về bản thân mình. Có lẽ những người nông dân gắn cả đời họ trên đất đai và ngũ cốc không mang trong mình cái chứng bệnh chết người ấy. Bởi, danh phận đơn giản và đầy thách thức xác thực đã cho họ một con đường đúng...
  • Trường Đời

    10/05/2016Hùng LânTrong lý lịch trích ngang của tôi khi tạo blog trên Yahoo có ghi nơi đã theo học là Trường Đời. Trường này chắc hẳn rất nhiều người biết, nhưng cũng nên giới thiệu một tí về nó để mọi người biết thêm những ưu khuyết của trường hầu đánh giá được trình độ của những ai tốt nghiệp trường này...
  • Cô gái nhảy và người ăn xin

    01/10/2015Vương Tú Phong, Truyện ngắn Trung QuốcTrong căn phòng nhỏ đẹp đẽ ở ngoại ô có một cô gái xinh đẹp. Một hôm, có một người ăn xin đi qua. Ông ta ăn mặc rách rưới cùng mái tóc bạc trắng, trông rất đáng thương...
  • Tại sao người ta không nhìn thấy voi?

    20/12/2010Nguyễn Quang ThânTôi thường thấy có nhiều người mắt tốt, tinh nhanh hẳn hoi nhưng đi đâu thì đụng rá, đá kiềng, gây đổ bể thiệt hại trong nhà ngoài ngõ không ít. Lại có kẻ lạ đời, không đi đường lớn mà thích ngang tắt, dẫm cả lên cỏ vườn hoa, bỏ đường quang, quàng bụi rậm...
  • Tồn tại bằng cách mang lại lợi ích cho người khác

    13/10/2010Kim YếnLà “thủ lĩnh” của nhóm Thứ Sáu – nhóm chuyên viên kinh tế đã tham gia một cách dũng cảm và hiệu quả vào công cuộc đổi mới kinh tế, ở ông hội đủ phẩm chất của một doanh nhân, tầm nhìn và sự quyết đoán của nhà nghiên cứu kinh tế, sự điềm tĩnh và kiên nhẫn cùng nỗ lực không ngừng nghỉ với trách nhiệm sâu sắc của một công dân...
  • Nền giáo dục theo tinh thần nho giáo

    09/11/2009Gs. Đặng Đức SiêuKhổng Tử - ông tổ của Nho gia, sống và hoạt động ở thời Xuân thu (1) một thờ đại lịch sử mà các nhà Nho sau này đã phê phán là thời “đời suy đạo hỏng”, “vua không ra vua, tôi không ra tôi, cha không ra cha, con không ra con” đạo lý cương thường đảo ngược, thiên hạ đại loạn.
  • Triết lý sống

    08/02/2009Nguyễn Tất ThịnhTriết lý: là những điều được rút tỉa bởi trải nghiệm, như một quan niệm nền tảng, cốt lõi trên cơ sở nhìn nhận điều gì là (nguồn cội tâm thế/ giá trị tinh thần/ sức mạnh ứng xử) được phát biểu ngắn gọn, xúc tích...
  • Tư tưởng nho giáo về gia đình và việc xây dựng gia đình mới ở Việt Nam hiện nay

    21/12/2005Minh Anh...kế thừa những tư tưởng tích cực của Nho giáo về gia đình trong việc xây dựng gia đình mới ở Việt Nam hiện nay nhằm thực hiện thành công xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, là việc làm cần thiết...
  • Muốn làm giàu phải... “khùng” một chút!

    03/11/2005Đặng HạnhBí quyết làm giàu của nhà kinh doanh có nick name John... ba trợn (Crazy John) này cũng rất khác người: dè sẻn, làm việc hết mình, nổi loạn, táo bạo và "tìm cách bán bánh nhân thịt cho khách hàng ăn chay"
  • xem toàn bộ