Tuổi của nghệ thuật

08:57 SA @ Thứ Sáu - 25 Tháng Chín, 2009

Những ý nghĩ lặt vặt, đứt nối, rời rạc, thường đến với tôi trong những lúc xem tranh.

Khi nhìn những hình vẽ của trẻ con, những hình vẽ chưa hề ảnh hưởng ở một kỹ thuật, một luật lệ nào, hình thể của chúng không khuôn nắn theo mẫu mực, tất cả chỉ do trí nhớ và tưởng tượng tạo ra. Nét vẽ giản dị, hình vẽ ngây ngô nhiều khi đến phi lý. Có người bảo là do bàn tay vụng về non nớt chưa làm được theo ý muốn. Có người nhất định bảo là sự diễn tả trung thành những ý nghĩ ngây thơ của tuổi trẻ .

Vì thiếu sự học hỏi về kỹ thuật nên chúng chưa diễn đạt được đúng ý nghĩ nên một đôi khi đường nét hình thể màu sắc có tạo ra cân đối, điều hòa thì đó cũng chỉ là do tình cờ vô ý thức. Có thể là đẹp, là mỹ thuật nhưng chưa phải là nghệ thuật. Không thể bàn đến nhiều, vì không có gì để mà bàn.

Cho rằng những hình vẽ của trẻ con là một sự diễn tả trung thành của ý nghĩ ngây thơ, và nếu đúng như vậy, thì tư tưởng của trẻ con là như thế nào? Chúng đã có đủ thời giờ để thu góp sự hiểu biết về cuộc đời. Chúng đã có đủ thì giờ để thành một người với đầy đủ ý nghĩa một con người hay chưa? Có một câu nói đã trở nên tầm thường, bởi người ta đã nhắc đi nhắc lại mãi: “Trước khi thành một nghệ sĩ anh phải thành một con người”.

Làm một con người không phải là điều khó; nhưng cũng không phải chỉ biết kiếm ăn, tìm uống là đã thành người. Và trong một bức họa, vẽ lên cái hình thể, cái thân xác một người chưa hẳn là đã vẽ đúng về con người. Nghệ sĩ cũng là con người tự tìm hiểu về con người. Bởi nghệ thuật là con người cộng vào với thiên nhiên tạo vật để tạo thành một cao đẹp hơn, một thiên nhiên lý tưởng hơn cái thiên nhiên sẵn có.

Người làm nghệ thuật không có thể hành hạ con người, bóp méo thiên nhiên, chỉ tại vì thù giận sự có mặt của mình ở trong cuộc đời, hoặc bởi đã quá coi thường hay khiếp sợ thiên nhiên.

Một nghệ sĩ chân chính cũng đã đủ thay mặt cho cả dân số trên thế gian này. Hắn chính là thiên nhiên, vì hắn đã tạo ra được một thiên thiên của riêng hắn. Nhưng một bức họa cũng không phải là riêng của một Van Gogh cộng vào với thiên nhiên mà do trăm ngàn họa sĩ vô danh hay hữu danh từ trước cùng với Van Gogh cộng với thiên nhiên để tạo thành một bức họa ký tên Van Gogh.

Nếu Picasso là họa sĩ đầu tiên trong lịch sử hội họa, thì chắc chắn ông đã vẽ khác.

Và nếu Matisse từ nhỏ chưa hề được xem một bức họa, đọc một trang sách thì có lẽ ông ta cũng đã không vẽ được như vậy.

Nhưng nếu làm hội họa không có mục đích sao chép cho đúng thiên nhiên, thì nhất định cũng không phải sao chép lại của một người khác, đi “nhờ” vào một con đường vạch sẵn. Đã từng có một Braque, hội họa không cần đến một Braque giả hiệu. Những thiên tài là những chiếc đầu máy của chuyến xe, những toa hàng suốt đời chỉ tìm chỗ để nối đuôi.

Những người mới bước chân vào hội họa, lúc đầu tất nhiên là học hỏi các bậc thầy. Họ nhẫn nại sao chép hàng tháng, hàng năm, ngày này qua ngày khác, không phải để bắt chước' giống thầy, nhưng cốt một ngày nào đó nhìn vào bức họa họ đã có một chút của họ trong đó, kỳ cho đến lúc cái chất “thầy” đã biến đi nhường chỗ cho cái chất “ta”. Và công việc tiếp tục mãi đến lúc, mình sửa chép lại mình, để tự phá vỡ đến khi tìm được cái “ta”1. Cho đến khi ngơ ngác nghe thiên hạ nói lên: “Chính hắn, đây rồi”. Nhưng hắn có tin ai bao giờ, hắn nghi ngờ ngay chính cả mình. Những lời khuyến khích, ủng hộ có bốc hơi trong chốc lát, thì cũng tựa như một chút men nồng. Lòng hoài nghi, hắn cúi đầu lê bước trong cô đơn hiu quạnh và chợt nghĩ đến những con nhộng cô đơn trong những chiếc kén tù hãm. nắn mỉm cười khi nhớ đến những câu thiên hạ kết án: “Nằm trong tháp ngà”. Sự thực thì làm gì có một chiếc tháp ngà mà nằm, và hắn lại nghĩ đến những cái kén, những con nhộng: biết bao nhiêu con nhộng đã chết đi vì không cắn nổi chiếc kén dày để hóa thân thành kiếp bướm.

Những con nhộng thực là đáng thương, nhưng còn đáng thương hơn nữa là thứ nhộng mắc chứng bệnh tưởng tượng, suốt ngày nằm trong chiếc kén mà kêu la: “Ta là bướm đây”. Hắn muốn cười nhưng một ý nghĩ chua xót đã ngăn lại...

Hóa thành kiếp bướm để làm gì? Cũng không biết nữa, nhưng có lẽ là sự nhớ tiếc những khoảng trời xanh rộng rãi, những mây tím lang thang, những đỉnh núi cao, những đồi hoa đẹp, những dòng sông, những bãi cát.

Thân bướm yếu đuối, cánh bướm mỏng manh đã ngợp với ý nghĩ, đi cho cùng vũ trụ. Thoát cái vỏ kén chật hẹp được tung mình vào khoảng không gian vô tận, bướm cảm thấy mình nhỏ bé, bất lực và cô đơn.

Bèn nảy ra ý nghĩ trở lại nằm trong vỏ kén; không phải để kêu lên: “Ta là bướm đây” nhưng để than rằng: “Ta đã từng là tiếp bướm”.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Phái đẹp qua hội họa

    08/03/2020Vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp hình thể và vị trí thiên nhiên mà tạo hoá đã ban tặng cùng thiên chức của người phụ nữ đã được đề cao và khai thác đến đỉnh điểm, để từ đó khẳng định và chứng minh một chân lý: Không có phụ nữ, không có nhân loại và cũng không thể có nền văn hoá – văn minh trên trái đất...
  • Dễ và khó

    17/03/2019Lê Thiết CươngĐể vẽ sơn mài thì phải hiểu chất liệu đặc biệt này. Từ cấu tạo của vóc, đặc tính của vàng bạc quỳ, các loại son, cánh gián, then v.v… Để vẽ lụa, làm gốm, vẽ sơn dầu cũng vậy. Từ chỗ hiểu chất liệu, kỹ thuật thể hiện đến chỗ thuần thục là cả một quá trình. Bất kể chất liệu nào của hội họa giá vẽ cũng vậy. Còn nghệ thuật mới (nghệ thuật trình diễn, sắp đặt, video art…) thì sao?
  • Thu vàng nước Nga và danh họa Levitan

    21/08/2017Bùi Quang MinhNhững tác phẩm theo trường phái hiện thực của Levitan nổi tiếng với khả năng miêu tả chân thực vẻ đẹp của thiên nhiên Nga, đồng thời cũng truyền vào đó cảm xúc và tinh thần của tác giả. Có thể kể tới các bức tranh Mùa thu vàng miêu tả mùa thu ở vùng nông thôn Nga...
  • Vẻ đẹp của người Phụ nữ qua lịch sử mỹ thuật thế giới

    06/03/2017Minh BùiMỹ thuật là bộ phận kiến thức cơ bản về văn minh nhân loại. Các tác phẩm mỹ thuật là những nhân chứng, dấu tích hiển hiện rõ nhất các bước văn minh của con người. Dõi theo các tác phẩm mỹ thuật, chúng ta có thể thấy vẻ đẹp phụ nữ đã được hàng vạn họa sĩ khám phá, thể hiện ở hàng triệu họa phẩm ra mắt từ xưa tới nay được thể hiện hết sức đa dạng, đặc biệt là phản ánh qua lăng kính của các thiên tài nghệ thuật.
  • Cái đẹp muôn hình muôn vẻ

    10/11/2014Văn NgọcTạo hóa (hay Nghệ thuật?) oai oăm thay, bày đặt ra cái đẹp, nhưng lại không cho biết cái chìa khóa của nó nằm ở đâu, sự vận động của nó như thế nào? Vậy thì trước tiên, ta cần xem xét xem ý niệm đẹp từ đâu mà có và làm sao nắm bắt được nó?
  • 10 họa sĩ vĩ đại nhất thế kỷ 20

    31/10/2013H.L. (theo The Times)Pablo Picasso, danh họa người Tây Ban Nha, đứng đầu top 200 nghệ sĩ tạo hình lớn nhất thế giới thế kỷ 20 do tạp chí The Times, Anh, công bố. Cuộc bình chọn thu hút sự tham gia của 1,4 triệu người.
  • Đứng trước giá vẽ hôm nay

    18/09/2009Thái TuấnCó nhiều người đã hỏi: tại sao hội họa bây giờ ít khi vẽ những người đàn bà đẹp? Tôi cũng muốn hỏi: thế nào mới là một người đàn bà đẹp? Và nếu ở đời này đã tìm được một người đẹp trên hết mọi người đẹp, nghĩa là một nhan sắc lý tưởng, hoàn hảo, tuyệt mỹ, thì họa sĩ vẽ cái đó để làm gì? Một bức họa vẽ người đẹp cũng chỉ là một bức họa, đâu có phải chính là người đẹp?
  • Họa sĩ - vĩ đại và mong manh

    17/08/2009Nguyên HưngĐó là một họa sĩ bậc thầy! Đó là một đỉnh Thái Sơn trong hội hoạ. Người ta vẫn hay nói về một vài họa sĩ như thế. Phải chăng trong hội họa có những đỉnh cao, đỉnh thấp? Và, cách đặt vấn đề như thế phỏng có lợi ích gì không?
  • Những cuộc "hôn phối" kỳ diệu trong mỹ thuật

    09/08/2009Trịnh CungTrong nhiều môn nghệ thuật, phụ nữ và hoa luôn là nguồn cảm hứng vô tận cho người nghệ sĩ sáng tạo, nhưng có lẽ chỉ duy nhất với nghệ thuật hội hoạ thì người phụ nữ và hoa không những thường xuyên là chủ đề chính trong vô số tác phẩm mà còn làm nên những tên tuổi học sĩ lẫy lừng thế giới.
  • Xem lại những bức tranh thiếu nữ của Dương Bích Liên

    27/07/2009Trịnh ChuDương Bích Liên không những thể hiện được tâm hồn mà còn vẽ được cái duyên của người phụ nữ - là cái khó nhất, mơ hồ nhất. Các cô gái trong tranh Dương Bích Liên đẹp, nữ tính đúng nghĩa, dịu dàng, thùy mị, đằm thắm… và rất Việt Nam. Tranh ông thường quan tâm đặc tả chi tiết (chủ yếu là ánh mắt).
  • Sến hay Kitsch trong mĩ thuật

    19/06/2009Nguyễn Vũ Hạ Lam (thực hiện)Cái cảm năng sến này, theo thiển ý của tôi, nếu không phải toàn bộ, thì cũng có liên quan rất lớn đến cái gọi là Kitsch (tạm dịch là cái rởm), một trong những khái niệm xưa nhất, thô sượng nhất, và nhòe mờ nhất để diễn tả về nghệ thuật đại chúng trong các xã hội hiện đại.
  • Vẻ đẹp người phụ nữ trong mắt các nghệ sĩ

    17/06/2009Chương trình triển lãm mỹ thuật, hội họa và thủ pháp nghệ thuật với chủ đề “Hòa quyện” đã nhận được sự ủng hộ và góp sức của những nghệ sĩ tên tuổi như: họa sĩ Nguyễn Thân, nhiếp ảnh gia - họa sĩ Trần Huy Hoan, nhiếp ảnh gia - họa sĩ Huỳnh Ngọc Dân, họa sĩ Văn Y, nhà thiết kế - họa sĩ Ngô Thái Uyên…
  • Người Việt đẹp

    27/05/2009Đỗ Bỉnh QuânTrong văn hóa Việt Nam thế kỷ XX không đâu ta trông rõ những biến đổi về sắc đẹp của người phụ nữ như trong hội họa. Cảm nhận của họa sĩ Nguyễn Bỉnh Quân về tinh hoa người Việt đẹp.
  • 100 năm hội họa trừu tượng

    14/04/2009Văn NgọcMột trong những bước ngoặt quan trọng của hội hoạ phương Tây vào những năm đầu của thế kỷ XX, là sự xuất hiện của những tác phẩm hội hoạ trừu tượng đầu tiên của : Picabia, Caoutchouc (1909), Kandinsky, Aquarelle abstraite (1910) ; Mondrian, Malevitch, Léger, Kupka, Magnelli (1911-1920), khẳng định sự tồn tại độc lập của chức năng thẩm mỹ đối với các chức năng khác của hội hoạ, như : chức năng thể hiện bằng hình tượng nghệ thuật cái đẹp của thiên nhiên và hiện thực cuộc sống của con người, dưới các góc cạnh lịch sử, xã hội, đạo đức, tôn giáo, v.v.
  • Underground thế giới lộn ngược

    25/03/2009Trang Nghiêm – Huy LinhBài viết này muốn đề cao một tinh thần nghệ thuật độc lập. Đó là sự tìm tòi, bung phá, thể nghiệm, sự dũng cảm của các nghệ sĩ khi bỏ qua những yếu tố thương mại, thị trường để thực hiện bằng dược những ý tưởng nghệ thuật đầy sáng tạo của mình.
  • Thử bàn về giá trị và chuẩn mực nghệ thuật

    14/11/2008Trần DuyLịch sử nghệ thuật là quá trình phát triển cái đẹp, quá trình phát triển tính thẩm mỹ thông qua thị hiếu của con người, qua các thời đại. Vậy tiêu chuẩn của nghệ thuật là cái mà tự bản thân nghệ thuật có hay sở dĩ có tiêu chuẩn nghệ thuật là vì thị hiếu của con người?
  • Tính thời đại trong nghệ thuật

    11/11/2008Trần DuyMột trong những yêu cầu của nghệ thuật là phản ánh được tính thời đại nơi đã sinh ra nền nghệ thuật ấy. Tính thời đại là tính đặc trưng của quá trình phát triển và tồn tại trong một khung thời gian nhất định của một dân tộc trong những sự kiện lịch sử riêng biệt cụ thể của dân tộc ấy. Có người cho rằng hiện đại, mô-đéc, tân kỳ diễn ra hoàn toàn độc lập với tính thời đại của xã hội.
  • Hội họa của nỗi u hoài

    11/11/2008Diên VỹHọa sĩ Thái Tuấn, một gương mặt lớn của hội họa Sài Gòn, đã ra đi vĩnh viễn ngày 26/09 vừa qua trong căn nhà nhỏ ông đã sống và vẽ từ khi rời Hà Nội vào Nam năm 1954.
  • Nghệ thuật – tiếng nói của lịch sử con người (*)

    08/11/2008Trần DuyKhi con người nguyên thuỷ biết vẽ là loài người đã biết khẳng định sự tư duy của mình, biết phối hợp chân tay và đôi mắt có nghĩa là đã có một ý thức rõ về vũ trụ của mình. Và cũng từ lúc loài người biết lấy hang đá làm nơi ở thì “kiến trúc thích nghi với thiên nhiên” ấy đã có tranh vẽ của người tiền sử cách đây 40 nghìn năm.
  • Ghi chú về nghệ thuật

    25/10/2008Nguyễn QuânTâm trí tôi như một vùng đồi núi hoang vắng rộng rãi nhưng cũng chật hẹp vì không có cơ cấu hạ tầng của xã hội hiện đại. Sự học hành của tôi không cho phép mở những con đường lớn vào khoa học. Tuy vậy tôi cũng đã lần mò ở mọi ngõ ngách của các lĩnh vực và các ngành khoa học qua những cuốn sách dày, mỏng, Đông, Tây, cứ ngẫu nhiên rơi xuống tay mình...
  • Nghệ thuật là gì?

    15/02/2006Nguyễn Đình ĐăngCâu hỏi Nghệ thuật là gì? kéo theo luôn hai câu hỏi khác: Cái đẹp là gì?Họa sĩ là ai?. Tổng quan 3 bài viết của Bart Rosier [1], Joseph A. Goguen [2]và Lev Tolstoy [3] chỉ nhằm làm sáng tỏ một phần những vấn đề tuy không mới nhưng vẫn rất nan giải đó...
  • Tâm tư nghệ thuật của Xuân Phái

    29/09/2005Trần Hậu TuấnBùi Xuân Phái là một trong số ít những họa sĩ Việt Nam, ngoài xây dựng hệ thống tư liệu vẽ cẩn thận còn liên tục ghi nhật ký. Những gì ông viết chỉ là suy tưởng riêng của bản thân, song tất cả đều toát lên những trăn trở về nghệ thuật, những suy tư để làm sao vẽ cho đẹp hơn, đi gần đến bản chất nghệ thuật hơn...
  • Văn hoá mỹ thuật không thể không sốt ruột

    24/05/2005Nhà phê bình Nguyên HưngKhông được dẫn dắt bởi một cách thức tư duy mới, số đông nghệ sĩ, đã không biết khai thác năng lượng ở đâu cho sự sáng tạo, không biết làm thế nào để bảo toàn nguồn năng lượng vốn có...
  • xem toàn bộ