Vai trò của người lãnh đạo trong hệ thống quản lý xã hội

12:00 SA @ Thứ Hai - 01 Tháng Giêng, 1900

Khi nói về hệ thống quản lý xã hội, chúng ta thường phân tích quan hệ giữa chủ thể và khách thể quản lý, vai trò và vị trí của chủ thể quản lý trong hệ thống đó. Nhưng trong hệ thống tổ chức hoạt động sản xuất cũng như mọi hoạt động khác, chúng ta không thể không nói đến người lãnh đạo, cơ quan lãnh đạo, vị trí và vai trò của nó trong hệ thống quản lý, quan hệ của nó với chủ thể quản lý. Vấn đề này càng trở nên cấp bách đối với những nước đang trên con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội như nước ta hiện nay. Vì ở đây, người lãnh đạo luôn đóng vai trò chủ đạo trong quá trình quản lý, và hiệu quả của mọi hoạt động quản lý sẽ phụ thuộc rất lớn vào trình độ thông thạo nghiệp vụ và khả năng biết vận dụng nhưng thành tựu khoa học vào công tác thực tế của người lãnh đạo.

Để hiểu rõ vai trò của lãnh đạo trong công tác quản lý, trước hết ta hãy phân biệt hai khái niệm "quản lý" và “lãnh đạo", “người lãnh đạo" và "người quản lý". Như nhiều tác giả đã nhận định, khi xét xã hội như một chỉnh thể, một hệ thống duy nhất hoạt động theo cơ chế nội tại của nó thì nội dung của hai khái niệm này là đồng nhất, bởi chúng đều là sự tác động tự giác của chủ thể xã hội, chủ thể lịch sử lên hệ thống xã hội trên cơ sở nhận thức và vận dụng các quy luật khách quan, vấn có của hệ thống xã hội đó. Cả hai đều có chung về phương hướng và mục đích là đảm bảo duy trì cho sự hoạt động bình thường của hệ thống. Hơn nữa, trong thực tế hoạt động của các tổ chức xã hội, giữa hoạt động quản lý và hoạt động lãnh đạo không tách rời nhau và trong rất nhiều tổ chức, người lãnh đạo cung đồng thời là người quản lý hệ thống đó.

Tuy vậy, hai khái niệm này lại có sự khác nhau về nội dung hoạt động và chủ yếu là về hình thức, cách thức tác động lên đối tượng. Nếu xét quan hệ giữa người lãnh đạo và người bị lãnh đạo thì phương thức tác động chủ yếu là các mệnh lệnh và sức lôi cuốn của người lãnh đạo, mà sức lôi cuốn này có được là do tài năng, uy tín và phẩm chất vốn có của người lãnh đạo tạo nên. Còn ở người quản lý chính là ở khâu ra quyết định quản lý và sự giám sát, điều chỉnh kịp thời các quyết định quản lý của mình cho phù hợp với yêu cầu của đối tượng quản lý. Ở đây, hiệu quả của sự tác động lại phụ thuộc chủ yếu vào tài năng của người quản lý, còn các phẩm chất khác tuy có ảnh hưởng đến hiệu quả công việc nhưng không có tính quyết định.

Nếu xét về cấu trúc hệ thống thì khái niệm "lãnh đạo" có nội hàm hẹp hơn khái niệm "quản lý". Trong hệ thống xã hội hay một tổ chức nào đó, lãnh đạo là dạng cao nhất, chung nhất, là nòng cốt của quản lý. Như vậy, ở xã hội ta, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là cao nhất và chính sách của Đảng khi đã được nhân dân thấu hiểu sẽ trở thành cơ sở sống còn của sự phát triển xã hội. Xét toàn bộ hệ thống xã hội ta, sự lãnh đạo của Đảng là yếu tố cao nhất, chung nhất và căn bản nhất của quản lý. Đó chính là sự lãnh đạo chính trị do Đảng Cộng sản thực hiện. Với vị trí đó, vai trò của Đảng Cộng sản đối với sự phát triển của đất nước ta hiện nay không có gì cần phải bàn cãi.

Nhưng ở đây, như vấn đề đã đặt ra, khi nói về lãnh đạo, người lãnh đạo là xét từ góc độ quản lý. Vì vậy có thể thấy, khi nói về vai trò của người lãnh đạo là xét ở hiệu quả quản lý của người đó và tác đụng của người đó trong hệ thống quản lý. Nếu trong một hệ thống tổ chức thì có người quản lý mà không có người lãnh đạo thì là một điều khó hình dung. Vì như vậy, vô hình trung ta đã tách hệ thống đó khỏi hệ thống lớn hơn. Nhưng, nếu xét về hoạt động của một tổ chức, cũng khó chấp nhận sự tồn tại song song của cả người lãnh đạo lẫn người quản lý. Như ở nước ta hiện nay, trong hệ thống tổ chức hành chính, ở các cơ quan Nhà nước đều tồn tại song song người bí thư chi bộ (lãnh đạo về chính trị) và người thủ trưởng cơ quan (người quản lý cao nhất ở cấp đó). Nhưng điều đó không có nghĩa là tồn tại song song người lãnh đạo và người quản lý. Vì trong tổ chức đó, mỗi người đều có chức năng riêng và phương thức tác động đến tố chức hoàn toàn khác nhau.

Từ đó, có thể thấy khía cạnh lãnh đạo, hay yếu tố lãnh đạo cửa người quản lý. Tức là khi nói đến sự lãnh đạo của người quản lý sẽ là nhấn mạnh đến các phẩm chất khác của anh ta ngoài tài năng (đương nhiên, tài năng là cái buộc phải có, nhưng nó chỉ là điều kiện cần chứ chưa đủ). Nhưng nếu chỉ xét ở tài năng, anh ta vẫn có thể trở thành người quản lý giỏi, nhưng hiệu quả và yếu tố tích cực của công việc sẽ giảm rất nhiều so với công sức và tài năng mà anh ta đã bỏ ra. Bởi lẽ, con người (đối tượng bị lãnh đạo, bị quản lý) có thể tiếp nhận những mệnh lệnh quản lý, tuân theo chúng và cũng có thể không tiếp nhận hay tiếp nhận không đúng với mức độ mà người lãnh đạo đòi hỏi.

Như vậy, lãnh đạo là một khía cạnh quan trọng của quản lý. Và như đã phân tích, khả năng lãnh đạo có hiệu quả là một trong những chìa khoá cho ai đó trở thành một nhà quản lý giỏi. Một nhà quản lý chỉ trở thành một nhà lãnh đạo có hiệu quả khi anh ta có đầy đủ nhưng phẩm chất của người lãnh đạo. Những phẩm chất đó là: khả năng nhận thức đầy đủ đối tượng quản lý, khả năng khích lệ, khả năng hành động nhằm tạo ra bầu không khí hữu ích (chẳng hạn như sự vui vẻ, tình anh em, tình gia đình...) cho sự hưởng ứng đáp lại và khơi dậy nhưng động cơ thúc đẩy hành động bên trong của mỗi con người nằm trong tổ chức đó.

Qua sự trình bày trên, có thể rút ra một cách khái quát, lãnh đạo như là sự tác động có nghệ thuật đến con người sao cho họ tự nguyện và nhiệt tình phấn đấu để đạt được những mục tiêu đã đề ra. Và do vậy, lãnh đạo là sự chỉ dẫn, điều khiển, ra lệnh và đi trước. Chính yếu tố đi trước này đòi hỏi rất nhiều phẩm chất ưu việt của người lãnh đạo mà những người bình thường không thể có được. Trách nhiệm cơ bản của người lãnh đạo không hoàn toàn ở việc thực thi quyết định quản lý, mà là ở chỗ bảo đảm cho hoạt động đúng hướng, có sự hợp đồng giữa các bộ phận, các phòng, ban riêng lẻ hay các cá nhân trong tổ chức để tạo thành một tập thể thống nhất trong việc thực hiện mục tiêu đã đề ra. Ngoài ra, người lãnh đạo còn cần biết sử đụng những khả năng của các cán bộ dưới quyền mình để chuẩn bị cho những giải pháp quản lý tối ưu. Đây cũng là điểm khác biệt giữa lãnh đạo và quản lý. Là người quản lý, việc tối quan trọng là sự nhận biết nội đung và tiến trình của công việc, thu thập thông tin và xử lý thông tin trước khi ra quyết định quản lý. Còn ở người lãnh đạo lại cần nắm rõ năng lực của từng cán bộ dưới quyền mà có sự sắp xếp, bố trí cũng như triển khai công việc có hiệu quả và khai thác được tối đa sức mạnh tiềm năng của mỗi con người nằm trong sự lãnh đạo của mình. Chính điều này đôi khi còn buộc người lãnh đạo không chỉ cần chú ý tới đặc điểm quan trọng của mỗi con người trong đời sống xã hội, mà còn phải lưu ý đến cả những chuyện riêng tư của họ. Từ đây có thể thấy, phẩm chất quan trọng nhất của người lãnh đạo là biết tìm cách tiếp xúc riêng với mỗi người cấp dưới, hoặc chung hơn là năng lực biết làm việc với con người.

Giữa người lãnh đạo và người quản lý trong một tổ chức, xét từ góc độ này, rõ ràng là không có sự phân cách. Bởi vì, xét cho cùng, nhiệm vụ của người quản lý và người lãnh đạo cùng đều nhằm duy trì và điều chỉnh cho hệ thống hoạt động bình thường và do vậy, tưởng là hai hoạt động khác nhau, nhưng chúng đều nằm trong một tiến trình thống nhất - tiến trình quản lý đối tượng. Vai trò của lãnh đạo ở đây được thể hiện chính trong vai trò của người quản lý như nhiều bài viết đã phân tích.

Tuy nhiên, ngoài những cái chung đó, ta còn thấy nét nổi bật của vai trò người lãnh đạo trong hệ thống chính là làm cho quyết định quản lý được thực hiện một cách tối ưu hơn, làm cho hệ thống tổ chức hoạt động được nhịp nhàng hơn, hiệu quả hơn và nhanh hơn về mặt thời gian để đạt tới mục tiêu. Chính điều này đã lý giải cho vấn đề là, trong một tổ chức, tại sao người quản lý giỏi mà hệ thống hoạt động lại chỉ bằng hoặc kém hơn hệ thống khác do người quản lý kém hơn nhưng lại có năng lực lãnh đạo tốt hơn. Nhất là hiện nay, trước sự phức tạp của nền kinh tế thị trường thì vai trò của người lãnh đạo càng to lớn. Bởi vì, người quản lý càng giỏi bao nhiêu thì tính năng động của anh ta càng tớn, chính vì thế mà anh ta càng dễ vượt rào bấy nhiêu và nhờ có năng lực lãnh đạo mà anh ta định hướng đúng con đường đi của mình và tuân thủ mọi điều luật do Nhà nước đề ra. Tức là ở anh ta đã biết kết hợp hài hoà giữa cộng đồng bé nhỏ của mình với cộng đồng lớn hơn về mặt hoạt động cũng như về mặt lợi ích.

Trong hệ thống quản lý xã hội người lãnh đạo luôn là người quản lý tổ chức của mình. Chính vì vậy mà khi đó và chỉ khi đó, vai trò của anh ta mới được thể hiện đầy đủ, tổ chức do anh ta quản lý hoạt động mới thực sự đạt hiệu quả tối đa. Như vậy, người lãnh đạo trong hệ thống quản lý luôn giữ vai trò nòng cốt cho các quyết định quản lý và các quan hệ quản lý. Vai trò này được thể hiện không chỉ ở khâu ra quyết định quản lý, mà nó còn xuyên suốt cả tiến trình thực hiện quyết định đó. Nếu không thấy rõ vai trò này, người quản lý sẽ dễ rơi vào chỗ mất phương hướng khi lựa chọn quyết định quản lý, cũng như con đường phát triển tiếp theo của đơn vị đó mình quản lý. Chính do có vai trò to lớn như vậy mà Đảng ta đã rất chú trọng đến khâu bồi dưỡng, cũng như tuyển chọn cán bộ lãnh đạo quản lý trong các cơ quan hành chính Nhà nước.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc: