Văn hóa tranh luận

09:07 SA @ Chủ Nhật - 07 Tháng Giêng, 2018

Đây là một phạm trù văn hóa cần và buộc phải có trong một xã hội có ý thức và muốn có sự phát triển văn minh.

Chúng ta cũng đã biết, thế giới và nhân loại phát triển được là nhờ vào sự tự tư duy và nhận thức của con người. Qua các thế hệ và diễn tiến lịch sử, các hệ thống quan niệm, hệ thống tri thức được hình thành và trở thành nền tảng cơ bản, cốt lõi cho việc hình thành nên tri thức cá nhân, tri thức mang tính đặc tính bản thể trong sự phong phú và đa dạng của tri thức nhân loại.

Và việc hình thành tri thức là kết quả của quá trình không chỉ tự tư duy của mỗi cá nhân, mà chân lý (tri thức khách quan đúng đắn) được hình thành khi xảy ra sự tranh luận giữa các tri thức bản thể xuất phát từ các cá nhân đơn lẻ hay nhóm được đại diện cho một số đông (có cùng nhận định) nào đó.

Và như vậy, tranh luận là một sự tương tác có tính đối trừ và bổ khuyết các quan niệm, đánh giá có ý thức của (nhóm) người này với (nhóm) người kia để tìm đến sự hợp lý cuối cùng. Nên tranh luận quả thực là một hành vi (lý tính tích cực) quan trọng trong quá trình đúc kết, chọn lọc các tri thức có tính chuẩn mực hay nguyên tắc có tính phổ quát và bền vững.

Nhưng tranh luận thì cần điều gì là quan trọng?

Tranh luận (một hay một vài vấn đề): thứ nhất, xuất phát từ sự khác nhau của các tri thức cá nhân (bao hàm cả sự tiên liệu, phỏng đoán), nên bắt buộc người ta trước hết phải có sự không đồng nhất trong nhận định (hoặc chưa hiểu rõ, hiểu khác) về một đối tượng của việc cần phải đem ra bàn thảo; thứ hai là cần phải có tri thức để có thể dùng nó làm cơ sở, tiền đề cho các lập luận trong tranh luận. Bởi vậy, nếu con người ta không có tri thức (lý tính) để đảm đương việc truyền tải ý niệm, sự nhận định, đánh giá về vấn đề đang bàn thảo thì sẽ chỉ dẫn tới bế tắc trong tranh luận, và rồi chỉ làm cho cuộc bàn luận lại trở thành cuộc cãi vã, hoặc lạc đề. Và những con người trong những cuộc tranh luận như thế thì thường không đạt được tri thức mới hay giải quyết được chính vấn đề đang cần làm tường minh hoặc cần phải xác tín về một sự chắc chắn hơn.

Tranh luận cần có sự tôn trọng giữa những người tham gia vào cuộc tranh luận, dùng các tri thức, sự tư duy, kinh nghiệm, lý thuyết, sự tiên đoán, khái quát,…và tất cả các cơ sở có thể dùng được liên quan đến vấn đề để lập luận nhằm tìm ra những kết luận, nhận định cốt lõi của vấn đề. Không tấn công vào cá nhân người đang tranh luận mà phải xét đến sự công bằng về vị thế đối với bất kể ai, cũng không dùng các ngôn từ, ký hiệu ngôn ngữ không chuẩn tắc, có tính gây chia rẽ hoặc xúc phạm, miệt thị.

Tranh luận cần xét đến là một văn hóa, không phải chỉ đơn giản là hành vi đơn lẻ hay có tính chất rời rạc hoặc thực hiện bằng phương cách nào cũng được.

Tranh luận xảy ra ở những đâu?

Tranh luận, được diễn ra ngay trước hết cả trong chính mỗi bản thân chúng ta, nó được biểu hiện qua sự tự vấn, tự đấu tranh với chính các tri thức trong bản thân để tìm ra những tri thức mới (chính là sự sáng tạo) hoặc hoàn thiện các tri thức của chính mình hơn lên. Tranh luận, cần phải được diễn ra ở mọi cấp độ con người, mọi nơi, mọi lúc: từ gia đình tới nhà trường; từ doanh nghiệp tới các cơ quan công quyền; từ người già với người trẻ; từ người quốc gia này với các quốc gia khác; từ quá khứ tới hiện tại và tiếp diễn trong tương lai.

Trong gia đình, việc tranh luận cũng vô cùng quan trọng. Một đứa trẻ cũng cần được học hỏi các tri thức, tiếp nhận thông tin và học cách xử lý vấn đề qua tranh luận để hình thành nên ý thức và nhân cách. Nên chúng ta cần phải trò chuyện và tạo ra các cuộc tranh luận, đặt ra những câu hỏi và dần trả lời cho đứa trẻ những vấn đề cần thiết, phù hợp với mỗi lứa tuổi và tình cảnh lúc đó.

Trong nhà trường, giữa giáo viên và học sinh, giữa các học trò với nhau phải thường xuyên được tương tác tích cực bằng các cuộc tranh luận, không thể duy trì trạng thái giáo viên dùng kinh nghiệm và hiểu biết của mình để chiến thắng người học, mà phải công bằng trong tranh luận và dùng chính vị trí của người đang học để tranh luận. Không dùng các quy định về kỷ luật, quy chế quản lý để đưa vào làm giới hạn các cuộc tranh luận.

Đối với nhà nước, việc tranh luận càng phải được thực hiện thường xuyên. Tranh luận về chính sách, tư tưởng quản lý (quản trị), tư tưởng về học thuyết, chủ thuyết triết học chính trị, kinh tế, luật pháp, khoa học,…tranh luận một cách công khai và rõ ràng. Thông qua các cuộc hội thảo, các buổi làm việc chuyên môn, các diễn đàn dân sự, các xuất bản phẩm để có một môi trường và không gian tranh luận cho bất kỳ người dân nào trong xã hội cũng có thể tham gia. Và đặc biệt, trong các cuộc tranh luận với nhà nước, với các ban bệ, cơ quan nhiều quyền lực, chắc chắn nhà nước không được dùng ý chí và sự uy quyền để áp đặt và tước đoạt tư tưởng của người khác. Vì một cuộc tranh luận chỉ có thể khởi phát nếu có sự không đồng nhất về quan điểm. Nên nếu không thừa nhận hoặc làm triệt tiêu sự khác biệt trong nhận thức, tư tưởng chính là triệt tiêu mọi cuộc tranh luận. Và như vậy thì cả xã hội chỉ còn một sự thinh lặng hoặc những tiếng nói đồng nhất, những lời ca tụng nhiều màu sắc. Mà một quốc gia thì không thể phát triển hay kiến tạo được điều gì nếu chỉ có đơn nhất một tư tưởng mà không có tranh luận. Mỗi con người đã là một thực thể khác nhau, nên không thể tước bỏ quyền được suy nghĩ, biểu đạt và tư duy khác nhau giữa các cá thể hay nhóm cá thể (nếu các tư tưởng, ý tưởng là có sự tương đồng).

Trong xã hội chúng ta hiện nay có văn hóa về tranh luận hay không?

Tôi cho là gần như không có mà chỉ có các cuộc cãi vã vô bổ, những cuộc ẩu đả về ngôn từ và cuối cùng là quay ra xúc phạm, miệt thị nhau khi không thể chiến thắng được đối phương. Mà vấn đề thì vẫn không được bàn tới và không tìm ra được phương cách giải quyết hay đúc rút ra được bài học hoặc tri thức đúng đắn nào.

Tại làm sao lại như vậy?

Bởi những người tham gia tranh luận thường thiếu đi tri thức cần thiết (nền tảng), kể cả thông tin, dữ kiện, nên họ bế tắc, và vì để bảo vệ quan điểm của mình tới cùng (bảo thủ trong sự thiếu hiểu biết) nên thành ra họ không còn muốn tranh luận vào vấn đề mà tìm cách để làm sao cho những người khác thấy rằng người đang tranh luận không xứng đáng, không có hiểu biết hoặc quá tầm thường cho vấn đề cần tranh luận.

Tiếp theo là do từ xưa tới nay, trong gia đình và nhà trường, cho tới cả các cơ quan công quyền, thường không duy trì hay khuyến khích các cuộc tranh luận, mà đặc biệt là tranh luận công khai. Do những người quản lý, người đi trước, người hơn tuổi, tự xem mình là có vị thế và hiểu biết hơn, nhiều kinh nghiệm đã tước bỏ cơ hội được tranh luận đối với những người xung quanh. Ví dụ như cha mẹ thường áp đặt con cái lên mình những tư tưởng của chính mình hoặc tư tưởng mang tính ý thức hệ (lạc hậu). Thày cô trong trường lớp thì theo khuôn mẫu mà giảng giải, không thúc đẩy các học sinh tranh luận, với tư duy người học luôn kém người dạy, hoặc thường mang kỷ luật, quy chế hoặc các nhiệm vụ thành tích ra để triệt tiêu các tư tưởng khác biệt (mà muốn tranh luận vấn đề tới cùng). Đây là một hạn chế vô cùng lớn trong công tác đào tạo và giáo dục của nước ta.

Có một nguyên nhân cốt yếu nữa, đó là những tư tưởng lớn mang tầm triết học, có thể phản bác hay thiết lập ra chủ thuyết thường bị coi thường và bị triệt tiêu bằng quyền lực. Vì không cho phản biện, tranh luận trực tiếp về một học thuyết tư tưởng lấy làm chủ đạo nên thành ra cả xã hội bị trói buộc trong một luồng tư tưởng mà không một ai dám tranh luận công khai trước mặt chính quyền (bằng chuyên môn (tri thức lý tính), kinh nghiệm (đánh giá sự phù hợp), tính lịch sử (đúc rút), tính tiên nghiệm (hoài nghi và tiên đoán dựa trên những cơ sở có chừng mực)).

Karl Marx đã từng nói, con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Và thế giới (cả tri thức) đều vận động và phát triển không ngừng. Thế nên bắt buộc chúng ta phải tương tác với những cá nhân khác. Mà trong sự tương tác ấy bao hàm phần nhiều là sự tranh luận với nhau.

Vì vậy, để quốc gia có thể phát triển được, chúng ta phải duy trì một xã hội mà phải tôn trọng sự đa dạng về tư tưởng của con người. Từ đây mới có thể tạo ra các cuộc tranh luận công khai có chất lượng, con người sẽ tìm ra và khai phá được những giá trị tri thức mới hoặc dự đoán được những gì có thể xảy ra trong tương lai. Nếu không có tự do tư tưởng thì không có các cuộc tranh luận, mà không có các cuộc tranh luận thì mọi tri thức đều trở nên cũ kỹ, lạc hậu và là các tri thức chết (vô giá trị).

Không có các cuộc tranh luận (công khai) nên thành ra chúng ta chỉ có các cuộc cãi vã và chửi bới đối với những con người ngu dốt mà còn bảo thủ. Chúng ta chẳng có cuộc tranh luận văn minh hay bằng tri thức thực sự nào cả. Chúng ta chỉ có sự thinh lặng dù không chắc hẳn đồng nhất về tư tưởng (tư duy), hoặc sự ca tụng giả tạo thiếu hiểu biết hay có mục đích để an thân.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Vì sao người Việt thích công kích cá nhân khi tranh luận?

    09/07/2021Công kích cá nhânlà một dạng nguỵ biện phổ biến trong tranh luận đặc biệt là trong những cuộc tranh luận giữa người Việt với nhau ngoài đời lẫn trên mạng xã hội. Đối với những người tôn trọng lý lẽ khi tranh luận, công kích cá nhân là loại nguỵ biện bị khinh rẻ nhất vì nó hoàn toàn không dựa trên lý lẽ, biến vấn đề cần tranh luận thành mâu thuẫn cá nhân và gây tổn thương sâu sắc cho đối phương...
  • Phong cách "Chí Phèo" và văn hoá phản biện

    26/06/2020Phạm Hoài HuấnNếu nhìn nhận một cách nghiêm túc, chúng ta có quá nhiều "chuyên gia" trong nhiều lĩnh vực. Kết quả là, người ta cứ nghĩ chỉ cần nói ngược lại những điều nhà nước nói, những quyết sách lớn có nghĩa là phản biện, có nghĩa là "sành sỏi". Một loạt chủ nhân các blog đã gặp quá nhiều rắc rối về mặt pháp luật vì lí do này...
  • Thiếu phản biện sẽ dẫn đến suy đồi

    08/07/2019Nguyễn Vĩnh Nguyên (Chân dung Hội họa Hoàng Tường)Nhân vật trang Giá trị sống kỳ này không xa lạ với những ai quan tâm đến nghiên cứu, phê bình văn học và văn bản học báo chí nửa đầu thế kỷ 20. Cuộc trao đổi này diễn ra đúng vào ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 2010, và, câu chuyện mà nhân vật bài viết tỏ ra hứng thú để hàn huyên cũng là báo chí với học thuật, tiếng nói trí thức…
  • Thói tật và vượt qua thói tật trong tranh luận

    23/06/2019Nhà văn InnasaraDo quá ham thắng, hay phần nào đó – do sợ bẽ mặt trước đám đông, lắm lúc người tham gia tranh luận trở thành ngụy biện, từ đó đẩy cuộc tranh luận vào ngõ cụt, khi quay sang tấn công cá nhân đối phương...
  • Nghĩ về một thái độ tranh luận

    27/06/2018Trần Văn ChánhTrong sinh hoạt học thuật-tư tưởng, tranh luận dưới hình thức phản biện giúp làm sáng tỏ các lẽ phải trái, hoặc sự kiện đúng sai, từ đó các bên tham gia và những người quan sát bên ngoài có thể điều chỉnh lại nhận thức ban đầu của mình cho những vấn đề đang được xem xét...
  • "Văn hóa tranh luận là kết quả của một quá trình lâu dài"

    27/05/2018Khi tham gia tranh luận, mà người ta chỉ cố gắng huy động mọi thủ đoạn để “hạ gục đối thủ” thì giá trị học thuật là một khái niệm xa xỉ. Đừng trông đợi giá trị học thuật từ một cuộc tranh luận văn học mà ở đó có quá nhiều bài viết dựa trên suy đoán cảm tính, hồ đồ trong tiếp nhận và xử lý tài liệu, rồi chụp mũ, dựng hiện trường giả, đoạn chương thủ nghĩa...
  • Phản biện xã hội

    02/02/2018TS. Trần Đăng TuấnNgười xưa nói “Một người lo bằng kho người làm”, cũng lại nói “Ba ông thợ bằng một ông Gia Cát”, khẳng định việc nghĩ không phải đặc quyền của một số ít người...
  • 14 bí quyết để luôn chiến thắng trong các cuộc tranh luận

    21/11/2017Trong giao tiếp đôi khi không tránh khỏi những cuộc tranh luận, thường là do cái tôi của mọi người quá lớn và hậu quả của các cuộc tranh luận này là làm mất thời gian, thậm chí còn làm sứt mẻ tình cảm. Tuy nhiên đôi lúc các cuộc tranh luận cũng đem lại lợi ích, chẳng hạn tăng cường khả năng thăng tiến hoặc sự phát triển về mặt tinh thần cá nhân bạn...
  • Văn hóa tranh luận

    14/11/2017Thủy Hoài... không phải văn hóa tranh luận trong doanh nghiệp nào cũng được hiểu đúng và áp dụng có hiệu quả. Không phải quan điểm nào cũng đưa ra tranh luận cũng đúng nhưng với một tập thể có nhiều sáng kiến, quan điểm khác nhau sẽ luôn là một tập thể mạnh và sôi động...
  • Khi tranh luận không dựa trên tri thức

    28/06/2017Văn ĐoànKhông một ai chịu nhận ra rằng chúng ta cần học hỏi thêm gì để bước vào một cuộc tranh luận, chỉ trích và cũng không một ai dám nhận diện chính mình là một phần cấu thành một cộng đồng hễ cứ bàn về triết học thì ai cũng nghĩ mình là Jean Paul Sartre, Schopenhauer…
  • Tản mạn về tranh luận

    24/04/2017Nguyễn Thị HậuTự do bày tỏ chính kiến còn là nhân cách người trí thức. Khi quan điểm, cách nhìn khác nhau thì tôn trọng sự khác biệt, tranh luận vì mục đích tìm chân lý chứ không hơn thua “lấy ngôn đè người”, không bao giờ cố có tiếng nói cuối để làm “người thắng cuộc” trong sự hãnh tiến. Không nấp vào số đông để đàn áp ý kiến thiểu số...
  • Khách quan khoa học trong phê phán phản biện

    28/06/2016Hà YênSự phát hiện những công năng bí ẩn, những hiện tượng dị thường ở con người, được thông tin khá nhiều trong những năm gần đây, không còn là sự đồn đoán, mà là một thực tại đang hiện hữu không chỉ có ở nước ta. Dư luận xã hội phản ứng với hai thái cực : một bên cho rằng đó là một thực tại khoa học, mà lý thuyết khoa học, Vật lý học, hiện nay chưa thể vươn tới, Cần tổ chức khảo sát, trắc nghiệm khách quan và khuyến khích phát triển. Một bên thì coi đó là biến tướng của mê tín dị đoan, đòi phủ định tất cả.
  • Phản biện xã hội và sứ mệnh của nhà báo chân chính

    03/05/2016Tương LaiBáo chí đang góp phần thúc đẩy quá trình dân chủ hóa xã hội. Đó là quá trình lấy đối thoại thay cho độc thoại, lấy cạnh tranh lành mạnh trên thị trường thay cho độc quyền và đặc quyền “xin cho”.
  • Về sự "khách quan khoa học trong phê phán phản biện" của Hà Yên

    28/11/2014Đỗ Kiên CườngTrên chungta.com ngày 12/11/2014 có bài viết “Khách quan khoa học trong phê phán phản biện” của tác giả Hà Yên nhằm bênh vực cho Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học Ứng dụng (UIA) của tiến sĩ Vũ Thế Khanh, một minh họa điển hình cho sự ngụy khoa học trong nghiên cứu ngoại cảm và các hiện tượng dị thường tại Việt Nam.. tôi xin phép được trao đổi với Hà Yên để xem sự “khách quan khoa học” của tác giả này là như thế nào.
  • Kỹ năng tranh luận - Đánh giá từ các huấn luyện viên của Hồng Kông

    24/10/2014Ariel ConantMặc dù như thư ký Carrie Lam ChengYuet-ngor bình luận rõ ràng rằng “nó không phải là 1 cuộc tranh luận”, Young Post đã thu thập ý kiến từ những người có kinh nghiệm trọng tài để nghe các ý kiến của họ xem ai là người chiến thắng nếu buổi nói chuyện là cuộc tranh luận thông thường...
  • Tự do ngôn luận để khích lệ thảo luận hoặc tranh luận

    23/10/2014Nguyễn Trần BạtTrên các diễn đàn, các ý kiến đóng góp vào Dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI đang diễn ra phong phú. Đây là một hoạt động mang tính dân chủ tạo cơ hội để người dân, các nhà nghiên cứu, các nhà hoạt động chính trị, xã hội tranh luận, thảo luận nhằm góp ý cho sự nghiệp Đổi mới lên một tầng cao mới...
  • Không nên tranh luận với kẻ cố tình câm điếc!

    03/09/2011Hà Văn ThịnhChị cho
    rằng lớp trẻ thời nay đang tố Trung Quốc, bài Trung Quốc hơi nhiều. Nói
    cách khác, chị đã vơ tất cả những ai chống chủ nghĩa bá quyền Trung Quốc
    vào trong cái rọ có tên gọi là thế hệ 8X. Phải chăng chị
    muốn nói rằng những ai chống lại việc giao đất rừng đầu nguồn cho người
    nước ngoài, chống lại việc nhân nhượng quá đáng ở Biển Đông…, đều thuộc
    vào thành phần trẻ người non dạ? Sự hoang tưởng đôi khi làm mờ mắt nhận thức nhưng hoang tưởng đến mức nghĩ rằng giới trí thức của một nước lại thiển cận và u mê hơn một người thì quả là quá đáng.
  • Tư vấn, phản biện của các nhà khoa học với Quốc hội

    22/04/2010Hoàng ThưĐể các đại biểu quốc hội “không nhát tay” khi quyết vấn đề quan trọng của đất nước phải có quan điểm của các nhà khoa học. Tuy nhiên vẫn chưa có cơ chế phối hợp…
  • Tranh luận sau báo cáo của Harvard về giáo dục Việt Nam

    29/10/2009Neal Koblitz (Khoa Toán, Đại học Washington, Seattle, USAKhi Intel thông báo các yêu cầu của mình, sinh viên và các trường đại học đã có những đáp ứng có tính xây dựng. Chúng tôi còn cả một chặng đường, nhưng những tiến bộ gần đây là đáng kể.
  • Không có tư duy phản biện, không phải là trí thức!

    01/09/2008Bùi Hoàng Tám (thực hiện)Nghị quyết TƯ 7 sau một tháng ban hành đang dần đi vào cuộc sống, đặc biệt là đối với đội ngũ trí thức nước nhà. Đây được coi là một cơ hội để từ đó, có thể hình thành một tầng lớp trí thức với đầy đủ tính năng, phẩm chất của nó...
  • xem toàn bộ