Văn minh tân học sách - Cương lĩnh hành động của Đông Kinh Nghĩa Thục

06:55 CH @ Thứ Sáu - 20 Tháng Mười Một, 2015
Xem thêm:

.

Trước đây, trong công trình nghiên cứu VĂN THƠ CÁCH MẠNG VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX (Nxb Văn hóa, Hà Nội 1961) Giáo sư Đặng Thai Mai có viết: “Những thi ca do Đông Kinh Nghĩa Thục phát động và phổ biến có một ý nghĩa rất quan trọng...

Tuy vậy, sau khi nhà trường phải đóng cửa, các chủ não bị tù đày, thì toàn bộ văn thơ của Đông Kinh Nghĩa Thục đã bị tịch thu, và cấm không được lưu hành, tàng trữ Trường Viễn đông Bác cổ của Pháp cũng không hề để ý bảo tàng thứ thơ văn đó. Cho nên ngày nay, các tập sách giáo khoa bằng chữ Hán của Đông Kinh Nghĩa Thục cũng chỉ còn lại vài, bốn bộ mà thôi". Văn minh tân học sách là một trong số đó còn được lưu giữ tại đây (nay đã chuyển về Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm). Sách in theo bản khắc gỗ mang ký hiệu A.567 và đã được Giáo sư lần đầu tiên dịch ra tiếng Việt và in toàn văn trong công trình nghiên cứu của mình.



Đầu thế kỷ XX, ở nước ta xuất hiện một tác phẩm chữ Hán của tác giả vô danh nhan đề "Văn Minh Tân Học Sách" (文明新學策). Cuốn này ra đời trước khi xuất hiện phong trào Duy Tân và Đông Kinh Nghĩa Thục (trước năm 1905), sau này dùng làm tài liệu giáo khoa của trường Đông Kinh Nghĩa Thục, năm 1907. Văn Minh Tân Học Sách là một áng văn nghị luận, bàn về văn minh ta, văn minh Tây, nêu lên những nguyên nhân làm cho nước ta chậm tiến, ngưng trệ kéo dài, đồng thời đưa ra những biện pháp văn hóa và kinh tế nhằm đưa nước ta tiến kịp phương Tây. Văn Minh Tân Học Sách nhấn mạnh: "Văn minh là chủ nghĩa mở mang trí khôn cho dân" và "chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, mở rộng dân quyền, cải thiện dân sinh". Những mặt văn minh Tây khác Ta cần phải học tập bao gồm:

- Nhân dân châu Âu được tư do tư tưởng, tự do viết sách bày tỏ ý kiến của mình, nên mọi phát kiến đều "ngày một mới, tháng một lạ". Ở ta thì sợ phạm húy, sợ vượt bề trên... toàn đăng huyền thoại, truyền thuyết, chích quái, lòe loẹt... mà chẳng mở mang dân trí. "Ôi, nếu không biết đến sách báo mới thì thôi, chứ đã biết đến mà lại bưng bịt che lấp đi, khiến cho không nghe, không thấy chuyện gì, để tự mình lại củng cố một căn tính nô lệ, nhân cách như thế, thiệt nên lấy làm đau đớn!".

- Chế độ giáo dục châu Âu nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản, thiết thực... còn ở ta toàn học sách Tàu, nói lại lời cổ nhân, thơ phú, văn biền ngẫu... không chịu giảng đến cái học phú cường cơ xảo của nước ngoài.

- Chế độ chính trị châu Âu là lập hiến, cộng hòa, bàn việc gì cũng khai hội, ai nấy đều góp ý, sớm sửa đi, chiều sửa lại, cốt làm sao cho đúng chân lý, hợp tình hình. Còn ở ta, hành chính thì cứng nhắc, nhân sự thì im lìm, cứ làm theo lệ cũ, không chịu xem xét kiến thức, luật ban hành ra dân không hề được tham khảo, đọc trước, bàn luận trước sau.

- Người Âu coi nước và dân có quan hệ mật thiết, còn ở ta chỉ có trên áp chế dưới, dân phải phục tùng. Người Âu thích mạo hiểm, xem thường nguy nan, còn người nước ta thì chỉ thích yên một chỗ, không hề biết đến nước nào khác.

Sau này Văn Minh Tân Học sách được học giả Đặng Thai Mai dịch sang chữ quốc ngữ, in trong cuốn :"Văn thơ Cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ 20". Cuốn sách vần như một hồi chuông cảnh tỉnh cho xã hội Việt nam vẫn còn bị những tư tưởng, tập quá cổ hủ ấy chi phối, trói buộc.


Văn minh tân học sách (kế sách xây dựng nền học mới để đạt đến văn minh), ngay từ tên gọi đã tự cho mình vai trò của một Tuyên ngôn, một Cương lĩnh nhằm xây dựng một nền giáo đục và một nền học thuật mới chìa khóa của tiến bộ quốc gia và dân tộc. Và tên tác giả của tác phẩm này, đến nay chung ta cũng chưa được rõ, nhưng dựa theo nhiều chỉ dẫn, Đặng Thai Mai cho rằng luận văn này được viết trước năm 1904, mặc dù đến 1907 - 1908 mới được Đông Kinh Nghĩa Thục ấn hành. Trong tác phẩm nghiên cứu của mình, cùng với bản dịch sang chữ quốc ngữ, Đặng Thai Mai còn dành nhiều trang phân tích Văn minh tân học sách.

Điều đáng lưu ý ở Văn minh tân học sách là cùng với việc nêu lên những biện pháp cụ thể, tác giả đã phát biểu những quan điểm lý luận làm cơ sở cho những biện pháp thực hiện. Cho đến nay những quan điểm này vẫn chưa được chú ý đúng mức trong các công trình nghiên cứu, thậm chí còn bị lướt qua nữa, bất lợi cho việc nhận thức về giá trị của tác phẩm.

Có thể nói từ Văn minh tân học sách đã toát lên quan điểm cơ bản là đối với mỗi quốc gia - dân tộc, sự hiện hữu và sự trường tồn của nó phải được khẳng định bằng nền văn minh do người trong quốc gia ấy tạo dựng nên. Nhưng tạo dựng cho được một nền văn minh của quốc gia -dân tộc không phải là “chuyện một sớm, một chiều” mà là kết quả của một quá trình lâu dài kết hợp sáng tạo (tư tưởng) với cạnh tranh, một quá trình trong đó có những giá trị giành được gắn liền với những hy sinh, mất mát: "Văn minh không phải là có thể mua bằng giá trị mà thôi, mà còn phải mua bằng đau khổ nữa": Do đó văn minh phải được nhận thức như là sự hơn lên không ngừng, qua những quá trình tiếp nối nhau không bao giờ dứt, nhằm giải quyết những cản trở, bế tắc cũng ngày càng phức tạp hơn thì quốc gia - dân tộc như có thể không ngừng tiến lên cùng với thời đại.

Một điểm khác về mặt lý luận quán xuyến trong Văn minh tân học sách từ đầu đến cuối, đó là tầm quan trọng của dân trí, tức là trình độ học thức của nhân dân trong một nước, đối với nền văn minh của nước đó. “ Văn minh với dân trí, hai đàng cùng làm nhân quả với nhau”. Do đó trong thời đại ngày nay “muốn cầu cho văn minh, không thể không lo mở mang dân trí”. Dân trí được mở mang sẽ là cái nguyên động lực của tư tưởng và cạnh tranh, cái nguyên động lực của văn minh, bởi vì”...trình độ dân trí được đề cao dần thì sức bành trướng của văn minh cũng sẽ lớn lên, và nền tảng văn hiến sẽ bền vững lâu dài vậy".

Từ những quan điểm như trên, nhìn lại Việt Nam, tác giả của Văn minh tân học sách khẳng định: “Nước Đại Nam ta vốn là một nước lớn văn minh”, và "á châu vẫn là ngọn nguồn của văn minh đấy", "người da vàng chúng ta có kém gì người đa trắng đâu. Tuy nhiên vì bị lệ thuộc quá lâu ngày về tinh thần và văn hóa vào Trung Hoa nên nhân dân ta đã nhiễm phải những bệnh trầm trọng về tư tưởng là: “nội hạ, ngoại di”, “quý đạo vương, khinh đạo bá”, “cho xưa là phải, nay là quấy”, “trọng quan, khinh dân”, thiên về văn chương phù phiếm, về những giá trị di tình, dưỡng tính hơn là chú trọng đến thực nghiệp, mưu sinh. Do đó nền văn minh mà quốc gia - dân tộc chúng ta đã đạt được qua mấy ngàn năm xây dựng là một nền văn minh tĩnh, ít biến đổi. Đó là “nguyên nhân khởi điểm” dẫn đến tình trạng lạc hậu, yếu kém của đất nước ta so với thế giới. Nay đã đến lúc chúng ta không nên giữ mãi như cũ được mà phải thay đổi; vì thời buổi đã đến lúc phải “biến”, “thông” và “thông thì lâu dài”.

Vấn đề được nêu lên là phải cấp bách học theo văn minh phương Tây, nắm lấy những bí quyết thành công của họ, những bí quyết giúp cho họ chiến thắng: “Người âu súc tích tâm tư, tài lực có mấy nghìn, mấy trăm năm nay, làm nảy ra được cuộc văn minh, bành trướng không ngừng, lần lượt tràn vào các nước châu á: ấy thực là một ảnh sáng rực rỡ giữa đám tối tăm”. Một trong những bí quyết ấy là nền khoa học - kỹ thuật của phương Tây, những môn học thực dụng, những nghề nghiệp thiết thực, đi sâu vào khám phá những bí mật trong tự nhiên, phát hiện ra những miền đất mới, khai thác những tài nguyên từ lòng đất, trau dồi kỹ năng, kỹ xảo... phục vụ cho những nhu cầu ngày càng phong phú của đời sống con người và xã hội.

Hơn nữa, phải nhìn thấy ở sức mạnh của phương Tây, một động lực khác không kém phần quan trọng, đó là nền dân chủ của họ. Một số trước tác triết học như Dân ước luận của Lư Thoa, Tiên hóa luận của Tư Tân Tắc), Dân quyền thiên của Mạnh Đức Tư Cứu; nêu lên những thiết chế chính trị - xã hội như chính thể Cộng hòa hoặc Quân dân Cộng hòa (tức Quân chủ Lập hiến), Nghị viện, Hiến pháp, Báo chí...; đề cập đến những quyền của công dân như quyền bầu cử, quyền tư do nguồn luận...nhằm đưa tư tưởng tinh thần dân chủ vào đời sống xã hội, đời sống công dân. Tính năng động sáng tạo, tinh thần phiêu lưu, mạo hiểm, dám chấp nhận gian khổ, thử thách để phát hiện cái mới, cũng là một đặc tính của người phương Tây, làm cho họ luôn vươn lên phía trước.

Tuy nhiên trong khi đặt ra một cách khẩn thiết vấn đề du nhập những giá trị văn hóa mới của phương Tây, Văn minh tân học sách cũng đồng thời chủ trương cần phải bảo vệ những di sản văn hóa mà nhiều thế hệ Hán học Việt Nam thời trước đây đã tạo ra và phải biết kế thừa những giá trị văn hóa của phương Đông nói chung (chúng ta sẽ thấy rõ hơn ở phần sau).

Từ những quan điểm lý luận được dẫn lại bên trên, tác giả của Văn minh tân học sách đã nêu lên sáu biện pháp cụ thể (gọi là sáu đường) như là một Chương trình cần phải thực hiện.

1. Việc nước ta không có văn tự riêng là "một điều rất kỳ", và giả thiết rằng “... Nước ta đời xưa hẳn là cũng có văn tự, chẳng qua lâu ngày thất truyền đi đó thôi”. Ngày nay, nên lấy chữ Quốc ngữ làm văn tự nước nhà và kêu gọi mọi người học chữ Quốc ngữ, xem đó là một chủ trương có ý nghĩa then chốt trong việc xây dựng một nền giáo dục - học thuật có tính dân tộc. Lựa chọn chữ Quốc ngữ làm văn tự nước nhà vừa mang ý nghĩa khoa học, thực dụng “chỉ trong thời gian vài ba tháng, đàn bà, trẻ con cũng đều biết chưa, vừa biểu hiện tinh thần tự lập, thoát khỏi sự lệ thuộc của chúng ta vào chữ Hán, chấm đứt tình trạng “mất mấy năm trời để đi học một thứ chữ khác hẳn với tiếng mình mà vẫn không có công hiệu”.

2. Đối với những di sản văn hóa cũ của dân tộc, sự đóng góp của các tác giả Hán học Việt Nam vào kho tàng tri thức dân tộc được thừa nhận như là những nguồn “cung cấp tài liệu về sơn xuyên, phong tục, văn vật, điển chương; và để cho người sau mượn đó làm gương nữa”. Cũng với một thái độ trân trọng như thế đối với những di sản văn hóa của thế giới, tác giả viết: “Tưởng nên đặt ra một Tọa soạn sách: pho nào nên đọc, pho nào không nên, đặt thành cái chương trình học để theo từng cấp mà học cho hết ... Những lời hay, nết tốt của các hiền triết Đông- Tây xưa, phàm những điều có bổ ích cho nhân tâm, thế đạo, đều nên trích lấy đại yếu viết thành một tập, rồi lại dịch ra Quốc ngữ để làm độc bản cho lớp sơ học”.

Riêng về sử học, Văn minh tân học sách chủ trương: "Đại khái lấy Nam sử làm phần chính, rồi tách nghĩa ra... Sử Tàu thì chỉ đọc qua cho biết đại lược... Sử tây thì... cần phải bỏ bớt những chỗ rườm rà để cho người học dễ hiểu là được rồi".

Có thể là chúng ta chưa nhất trí với tác giả về những "pho nào nên đọc pho nào không nên", hoặc về những điều như thế nào là "có bổ ích cho nhân tâm, thế đạo", nhưng về tinh thần, thái độ đối với những di sản văn hóa cũ của dân tộc cũng như của thế gì.ới; là rất gần gũi với quan niệm của chúng ta ngày nay.

3. Sửa đổi phép thi được xem như là hệ quả tất yếu của việc hiệu đính sách vở. “Sách vở đâu có hiệu đính rồi, mà phép thi còn chưa sửa đổi, thì cũng chưa phải là tận thiện đâu”. Tinh thần cơ bản ở đây là cố gắng làm cho “cái mà học sinh học và thi không trái ngược với công việc thực tế mà họ phải làm”. Nhằm vào mục tiêu ấy, tác giả đề nghị bãi bỏ những cấm kỵ về hình thức quá ngặt nghèo đối với thí sinh, chỉ giữ lại ở lối thi cũ hai lối: văn sách và luận, “cho phép học trò bàn bạc tha hồ, đối đáp tự do, không phải nề hà, không cần thể cách gì hết. Rồi thêm vào đó, mấy bài về toán pháp, về chữ Quốc ngữ”. Biện pháp sửa đổi phép thi này tuy chưa phải là triệt để, nhưng tinh thần cơ bản của nó rõ ràng là rất mới, đối lập hẳn với lời văn cử nghiệp xưa.

4. Đặt việc cổ vũ nhân tài thành một yêu cầu gắn liền với việc hiệu đính sách vở và việc sửa đổi phép thi. Trong quan niệm nhân tài không phải là những người tài ba xuất chúng, ý chí siêu phàm. Đó là một lớp người được đào tạo theo lối mới, có khả năng nắm được những tri thức mới của thời đại.

Đó là một lớp người tiên phong, làm hạt nhân truyền bá những tri thức mới mà họ đã tiếp thu được. Họ phải được trọng dụng, bởi vì "Có học mà không dùng được thì ai theo đuổi làm gì".Họ sẽ giúp vào việc đổi mới những người được đào tạo theo lối cũ, tránh sự xung đột giữa cựu giới và tân giới.

5. Chủ trương chấn hưng công nghệ cũng thể hiện một sự thay cũ, đổi mới trong suy nghĩ của tác giả Văn minh tân học sách. Tác giả như muốn cải chính quan niệm cổ truyền về kinh tế “dĩ nông vi bản”, mà khẳng định tầm quan trọng của công nghệ: “Công nghệ rất quan hệ với quốc gia. Ta không hơn người thì người sẽ bỏ rơi ta. Tiền của phung phí ra ngoài nước không còn gì tệ hại hơn thế nữa"... Tác giả còn đặt cả vấn đề làm cho đồng tiền sinh lợi: “Dè dặt sự tiêu phí, chi bằng mở rộng nguồn lợi cho nó lưu thông”. Như thế là ngược lại với ý kiến của. các nhà Nho thủ cựu. Tác giả đã quan niệm Nghĩa và Lợi, Đạo đức và Tiến hóa không bài trừ lẫn nhau, bởi vì cái nghĩa lớn nhất, cái đạo đức lớn nhất là phục vụ cho lợi ích quốc gia, lợi ích xã hội. Để việc chấn hưng công nghệ trở thành hiện thực, cùng với chủ trương mở trường dạy công nghệ; kỹ nghệ, tác giả còn đề nghị: “Hễ ai học được kiểu mới, chế được đồ mới, thì theo lối âu châu cấp cho bằng khen làm lưu chiểu, thưởng cho phẩm hàm để ngợi khen họ, cấp cho lương bổng để khen thưởng họ, cho giữ quyền sáng tạo để bảo vệ quyền lợi của họ. Những ai giỏi về khoa cách trí, khí học hóa học thì làm cho họ được vẻ vang, sang trọng hơn cả những người đỗ đại khoa". Con đường trở thành nhân tài như thế không phải chỉ là để dành riêng cho những người xuất thân từ khoa bảng.

6. Báo chí có một vai trò quan trọng trong việc nâng cao dân trí đối với đại chúng. Một mặt báo chí phải góp phần “phá tan được cái giới câu nệ, tối tăm”, mặt khác báo chí phải góp phần truyền bá những tri thức mới về khoa học, công nghệ, chính trị, xăm hội... nâng cao chí tiến thủ của nhân dân Việt Nam.. "Bao nhiêu phép tốt, ý hay, nghề lạ, ngón khéo. Ở Âu Mỹ, cùng là những việc xưa nay ở nước ta, hoặc những lời và việc tìm được trong sách và đáng nêu làm kiểu mẫu, hoặc những bài thiết thực về thời sự góp nhặt được trong sách luận bài thi, hoặc có người đặc biệt trong đám nhân tài, hoặc có kỹ thuật mới có lợi cho nước ngoài và do giới công nghệ mới tìm ra; thì đều đăng hết lên báo để mọi người cùng biết".

Những chủ trương của tác giả Văn minh tân học sách (về quan điểm và biện pháp cụ thể) như đã trình bày ở trên, chúng ta cũng sẽ được gặp lại ở hầu hết những thơ văn yêu nước hồi đầu thế kỷ XX, dù đó là thơ văn của Phan Bội Châu, Nguyễn Thượng Hiền hoặc của Phan Châu Trinh, Nguyễn Quyền, Lương Văn Can... Đặng Thai Mai đã viết: “Bấy nhiêu nguyên tắc đề ra trong tập Văn minh tân học sách sẽ được phát triển vào trong các tập sách giáo khoa của Đông Kinh nghĩa thục và trong văn chương của thời đại".

Quả thật như một chiếc gương con có thể phản chiếu một khoảng trời rộng lớn, sách này đã phản ánh được cả mặt ưu điểm lẫn mặt nhược điểm trong nguyện vọng của sĩ phu yêu nước, tiến bộ Việt Nam lúc bấy giờ. Qua Văn minh tân học sách, chúng ta cũng có thể thấy sự hiểu biết của các sĩ phu yêu nước, tiến bộ này về chủ nghĩa tư bản, về xã hội phương Tây nói chung và về chủ nghĩa thực dân Pháp ở Việt Nam nói riêng, còn phiến diện và chưa lần đến bản chất của sự vật nếu sự hiểu biết hạn chế về chủ nghĩa tư bản và về xã hội phương Tây đã làm cho các sĩ phu duy tân Việt Nam hồi đầu thế kỷ XX, khi nhìn sang phương Tây chỉ thấy toàn một màu hồng, thì sự hiểu biết hạn chế của họ đối với chủ
nghĩa thực dân Pháp lại nuôi cho họ ảo tưởng có thể mưu đồ một cuộc cải cách xã hội, cải cách học thuật trong khi chủ quyền quốc gia của chúng ta đã thuộc về người nước ngoài.

Tuy nhiên, dù với những nhược điểm ấy và với “lập trường là lập trường tư sản”, văn minh tân học sách (và nói chung là tư tưởng cứu nước của các sĩ phu duy tân Việt Nam "cũng đã soi rọi khá nhiều ánh sáng vào các vấn đề lớn của cuộc đấu tranh giữa cũ và mới trong thời kỳ đầu thế kỷ XX"; cũng đã khai trương một giai đoạn lịch sử tư tưởng chính trị môi ở nước tam thúc đẩy cuộc vận động giải phóng quốc gia dân tộc ở Việt Nam bước sang thột phạm trù mới, phạm trù tư sản.

Nhưng sự chuyển hướng tư tưởng đó đã không đem lại những sự đổi thay mong đợi. Lịch sử đã sang trang; nhưng những vấn đề đã ám ảnh "những người thật sự tha thiết với việc cải cách xã hội, cải cách học thuật, tha thiết với tự do tư tưởng, với độc lập của dân tộc" trước đây đúng một thế kỷ, hiện nay vẫn còn đang được đặt ra cho chúng ta, gần như nguyên vẹn. Đó là: sự cập nhật hóa nền văn minh cổ truyền với thời đại, vai trò của dân trí đối với tiến bộ xã hội và phát triển quốc gia, sự phát huy những di sản văn hóa dân tộc đồng thời với việc tiếp nhận giá trị của thế giới, trong đó dân chủ và khoa học là những yếu tố có sức năng động, thúc đẩy xã hội tiến lên.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đường lối giáo dục cứu nước của Đông Kinh Nghĩa Thục

    23/09/2018Nguyễn Hải HoànhGiáo dục cứu nước (GDCN) là lựa chọn quan trọng nhất của các sĩ phu sáng lập Đông Kinh Nghĩa Thục (ĐKNT) khi họ quyết định đường lối đấu tranh giải phóng nước nhà của tổ chức cách mạng này. Trước đó, tất cả các cuộc đấu tranh chống Pháp đều theo đường lối bạo động vũ trang.
  • Đông Kinh Nghĩa thục: Học Nhật Bản chấn hưng đất nước

    26/07/2017Mai ThụcNhân ngày Nhà giáo Việt Nam năm nay, Trung tâm Văn Miếu Quốc tử Giám và Trung tâm Minh Triết Việt đã Tưởng niệm 100 năm các nhà giáo Đông Kinh Nghĩa thục. Họ là những sĩ phu yêu nước thắp sáng tư tưởng Chấn hưng - Duy Tân - Dân tộc, là những bậc thầy góp sức đặt nền móng xây dựng một triết lý giáo dục Tự lập, tự nguyện, học Tinh Hoa dân tộc và thế giới để dạy nên những con người Việt Nam hiện đại...
  • Nhìn lại phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục

    05/07/2017Nguyễn Trọng TínBỏ lối học từ chương khoa cử, tập trung cho thường thức và thực nghiệm, dạy cả tiếng Việt, Pháp và Hán văn. Chủ trương này lại xuất phát từ tầng lớp nho gia cuối cùng của Việt Nam. Không chỉ thế, chấn hưng công thương, khai mỏ, lập đồn điền, cắt tóc, xuất dương du học… cũng là chủ trương của họ. Dù chỉ tồn tại trong 9 tháng (5.1907 – 1.1908), nhưng trường Đông Kinh Nghĩa Thục thực sự là đỉnh cao của cuộc cách mạng xã hội to lớn đầu thế kỷ 20 có tên là Duy Tân
  • Đọc lại văn thơ Đông Kinh nghĩa thục

    02/03/2017Nguyên AnTrong kho tàng văn chương - văn hoá Việt Nam mấy trăm năm nay, có lẽ không có một nhóm tác giả, một tao đàn, một phong trào nào tồn tại ngắn ngủi mà lại có tiếng vang tốt đẹp, lâu dài như phong trào Đông Kinh nghĩa thục.
  • Trên một tuyến phố thương mại

    20/08/2015Dương Trung QuốcCòn một di tích tầm cỡ quốc gia trên tuyến phố thương mại này, đó là ngôi nhà số 48 Hàng Ngang, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh cư ngụ và thảo bản"Tuyên ngôn Độc lập"lịch sử. Đương nhiên cái giá trị hàng đầu của di tích này là dấu ấn của một vĩ nhân và sự ra đời một văn kiện lịch sử. Nhưng có đáng tôn vinh hay không nghĩa khí của một gia đình Hà Nội đã cưu mang cách mạng mà...
  • Đông Kinh Nghĩa Thục, thử nhìn từ một góc độ khác

    02/07/2015Nguyên NgọcCó một tư liệu có lẽ có thể cung cấp cho chúng ta một câu trả lời độc đáo và thuyết phục, hoặc ít nhất, một gợi ý rất đáng để tiếp tục suy ngẫm, không chỉ để hiểu một quá khứ lịch sử quan trọng, mà còn có thể giúp ta suy nghĩ về những vấn đề đang đặt ra trong phát triển của chính chúng ta hôm nay...
  • Một thiếu sót trong văn học sử Việt Nam: Đông Kinh Nghĩa Thục

    16/06/2015Nhà văn Thiếu Sơn (1908-1978)Văn học sử Việt Nam có nhiều biến cố quan trọng. Chữ Nôm xuất hiện là một biến cố quan trọng. Chữ quốc ngữ ra đời cũng là một biến cố quan trọng... Như thế cũng là bỏ một biến cố quan trọng là phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục xuất phát năm 1907...
  • Đông Kinh Nghĩa thục và những điều kiện Hiện đại hoá

    21/05/2015Nhà nghiên cứu giáo dục Phạm ToànTự do này, độc lập này mà đồng bào ta vừa giành lại, chúng ta phải gìn giữ trong lĩnh vực tinh thần. Các dân tộc trường tồn chính là nhờ có thành tựu nghệ thuật và khoa học. Chúng ta cần dõng dạc và hào hùng tự khẳng định mình trong tư cách một dân tộc. Đó là lời dặn dò của cụ Nguyễn Hữu Cầu – suy ra cũng là những lời dặn dò Đông Kinh Nghĩa thục...
  • 100 năm Đông Kinh Nghĩa Thục: Trong cái nhìn hôm nay

    21/10/2011Cái nhìn của một số trí thức thời nay về phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục. Ngẫm chuyện xưa để nói chuyện nay - con đường phát triển dân tộc...
  • xem toàn bộ