Văn chương mạng và những ảo tưởng của người viết

10:01 SA @ Thứ Sáu - 18 Tháng Tám, 2006
Nhược điểm của văn học mạng là sự chia sẻ không đến cùng với người đọc và mầm mống căn bệnh ảo tưởng của người viết.

LBT: Thời đại của thế hệ “8x” có nhiều đặc trưng khác biệt với các thế hệ trước mà nổi bật là cuộc sống trên mạng, trong đó có văn chương trên mạng. Websites văn chương trong và ngoài nước xuất hiện ngày càng nhiều, cùng với chúng là một số tác giả mà phần lớn hoặc chủ yếu công bố sáng tác trên mạng, và một cộng đồngngười đọc cũng chủ yếu là giới trẻ. Hiện tượng này đang gây nên và hẳn trong tương lai còn sẽ gây nên những thái độ và luồng ý kiến khác nhau về bản chất và giá trị thực của nó.

Chúng tôi mở chuyên đề “Văn học trên mạng” nhằm tạo điều kiện cho nhữngngười trong cuộc - các nhà văn, nhà phê bình, nhà quản lý, độc giả - nói lên quan điểm của mình về vấn đề này. Chúng tôi không có ảo tưởng qua đây tìm được một sự đồng thuận. Mong muốn của chúng tôi là nhữngngười quan tâm hãy cùng nhìn nhận vấn đề bằng một thái độ khách quan, công bằng, không thiên kiến.

Để mở đầu, chúng tôi xin giới thiệu bài trao đổi với nhà thơ Phan Huyền Thư.

*

* *

Chị có quan tâm đến văn chương trên mạng không? Theo chị, văn chương trên mạng có phải là một nhu cầu thực tế ở nước ta hiện nay không?

- Là người viết, tự cho mình là chuyên nghiệp, tôi đương nhiên quân tâm đến tất cả các loại hình văn chương: Cách chúng xuất hiện, được đón nhận, được công nhận, thậm chí là... buộc phải thừa nhận như thế nào.

Văn chương trên mạng là một thực tế hay đúng hơn là một giới hạn mới của thế giới tinh thần. Sở dĩ tôi dùng khái niệm giới hạn là vì nó đặt ra những điều kiện cụ thể. Một công dân ngoài mạng sẽ hoàn toàn không biết đến sự tồn tại của nó.

Dân số nước ta hiện nay khoảng hơn 83 triệu người, theo cá nhân tôi biết thì số thuê bao mạng internet khoảng 3 triệu...và phải đến 60% của 3 triệu ấy là các "Games online", những đối tượng không dùng mạng như một nhu cầu tri thức. Có thể con số này hiện nay sẽ còn biến chuyển khác đi đôi chút, nhưng tôi không tin rằng lượng người đọc văn chương trên mạng có thể tăng nhanh bằng các game thủ! Cần tỉnh táo để thấy, trong số gần 40% ít ỏi người sử dụng mạng như một nhu cầu tri thức không phải ai cũng quan tâm đến văn chương. Vậy thì chúng ta cùng thử suy nghĩ xem, văn chương trên mạng sẽ là nhu cầu thực tế của những ai, nếu không phải là của chính các tác giả và một số ít độc giả yêu văn chương?

Cá nhân chị đặt niềm tin hơn vào văn chương trên báo giấy/sách in hay văn chương trên mạng?

- Tôi làm quen với mạng từ năm 1993, lúc ấy chưa có internet, bưu điện Việt Nam mới chỉ cung cấp dịch vụ email. Tôi nghĩ, nên đặt niềm tin vào chính mình, có nghĩa là tin vào cái hay cái dở mà mình nhận thấy. Cho dù là văn chương mạng hay văn chương in trên giấy thì cũng cần phải hay, phải lao động nghiêm túc. Sự khó khăn trong việc kiểm duyệt và in ấn của văn chương xuất bản hiện nay đang là đối trọng đáng phải suy nghĩ với sự dễ dãi, cảm tính và ảo tưởng của văn chương trên mạng. Tôi cũng mất rất nhiều đêm với văn chương mạng, với các diễn đàn tán chuyện phiếm và các blog cá nhân của các bạn trên mạng. Tôi làm việc này một cách âm thầm chỉ đơn giản là để tìm hiểu xem các độc giả đang có phản ứng thế nào với tác phẩm của mình.

Với một số sáng tác nghiêm túc, tôi thấy rất hồ hởi khi đọc được một truyện ngắn, một chùm thơ hay một bài phê bình sắc sảo nhưng quả thực cũng thất vọng khi vào các diễn dàn tán chuyện phiếm của các độc giả rỗi rãi... Đôi khi sự thất vọng ấy đẩy tôi xa độc giả hơn, thậm chí muốn gác bút lên không viết nữa... vì sự nông cạn, ảo tưởng một cách khủng khiếp của các "netizen" Việt nam....

- Là người sáng tác, chị có hay gửi tác phẩm đến các trang web văn học hơn là báo giấy không? Tại sao?

Tôi tham gia các websites văn chương từ rất sớm. Điều này chắc các độc giả và bạn bè đồng nghiệp cũng đã biết. Tôi trực tiếp gửi tác phẩm, thậm chí trực tiếp viết tiểu luận, tham luận với các diễn đàn văn chương trên mạng. Hiện nay có một số diễn đàn văn chương thực sự có uy tín và hội tụ những tên tuổi đáng kính trọng trong nước cũng như hải ngoại. Với tư cách là người viết, chúng tôi được đọc của nhau, được học hỏi và trao đổi với nhau một cách dễ dàng. Quả thật là tuyệt vời, lý tưởng. Nhưng, con đường chính của mỗi người viết là tác phẩm của mình chứ không phải là gặp nhau trên mạng, có thể tôi hơi lạc hậu và bảo thủ nhưng nhà văn chỉ thực sự tồn tại với những độc giả cầm trên tay cuốn sách của anh ta để vui buồn cùng nó mà thôi. Đấy là lí do tại sao tôi xuất bản hai tập sách mặc dù hầu hết các tác phẩm đó đã công bố trên mạng trong và ngoài nước.

Chị có cho rằng văn chương trên mạng đang có những cây bút thực sự đáng chú ý nhưng nằm ngoài “vùng phủ sóng” của giới phê bình không?

- Phê bình và tác phẩm là chuyện của Bá Nha-Tử Kỳ. Nếu bạn là tác giả đã viết trên mạng, bạn tự cho rằng mình là cây bút thực sự đáng chú ý thì bạn cứ tiếp tục viết. Nếu bạn gặp phải một nhà phê bình "chính thống" lớn tiếng "khai tử" cho tài năng của bạn thì sao? Bạn tin vào cái gì nhỉ? Bản thân mình hay những nhận định? Hãy thử trả lời câu hỏi này xem, liệu có bao nhiêu phần trăm các nhà phê bình được coi là chính thống có thể đọc các tác phẩm của bạn trên mạng internet? Sao không tự cho mình cái quyền đọc, cảm thụ và bình luận các tác phẩm trên mạng và các tác giả khác cũng vậy. Văn chương mạng cũng cần phải có những nhà phê bình mạng chứ? Họ đang ở đâu?

- Theo chị, những nhược điểm và mặt trái chủ yếu của văn học trên mạng, nếu có, là gì?

- Tôi chỉ có suy nghĩ cá nhân như thế này: Nếu bạn đủ tự tin thì hãy xuất hiện bằng cách xuất bản tác phẩm của mình. Đó là cách tốt nhất để khẳng định mình sau một thời gian đã thử nghiệm và công bố tác phẩm trên mạng.Tôi so sánh một cách thực dụng nhé: một độc giả ngồi click chuột đọc văn chương sẽ khác hẳn với một người đọc đứng tần ngần trước quầy sách nâng lên đặt xuống rồi mới quyết định rút tiền trong túi ra mua nó về đọc.

Vấn đề là đồng tiền mà người đó kiếm được như thế nào người ta sẽ đối xử với cuốn sách đó như vậy. Người nghèo yêu văn chương khác với kẻ trọc phú hời hợt.... Với một người đọc văn trên mạng, chỉ cần một cái click chuột, người ta có thể ra hoặc vào một thế giới, khả năng "từ chối đọc" của họ là lớn vô cùng, khác hẳn với một người bỏ tiền ra mua sách và đọc nó từ đầu đến cuối. Như vậy nhược điểm của văn học mạng đã lộ rõ rồi nhé, đấy là sự chia sẻ không đến cùng với người đọc và mầm mống của căn bệnh ảo tưởng của người viết. Một tác phẩm không thể tự khẳng định mình nếu không có những phản hồi từ những sự va đập với cuộc sống.

- Theo chị, làm cách nào để quản lý văn học mạng một cách hữu hiệu mà không ngăn cản sự phát triển tự nhiên của văn học?

- Tôi cũng lại dị ứng với khái niệm "quản lý" trong văn chương. Thực ra người viết tự trọng đã có sự ngầm qui ước với chính mình về sự "tự quản" rồi. Suy cho cùng, văn chương mạng cũng vẫn chỉ là một dạng công bố và xuất hiện của tác giả và tác phẩm. Có thể coi đó là một tờ báo điện tử... Tôi nghĩ nhiều hơn đến những diễn đàn lớn của văn học, ở đó qui tụ những tài năng và tên tuổi, có thể bàn sâu sắc hơn về những lĩnh vực văn học cũng như văn hoá xã hội... Việt Nam đã có được diễn đàn như vậy chưa? Chưa, đúng không nào?Với một vài chùm thơ, một vài truyện ngắn, một vài bài giới thiệu, điểm sách, vv..., những công việc hết sức giản dị và cần phải có của một trang báo điện tử... việc gì chúng ta phải lo lắng quá mức như vậy nhỉ?

Liệu có chăng một xu hướng coi văn học trên mạng là “không chính thống”, “ngoài luồng”, từ đó có một thái độ dè dặt, nghi kỵ đối với văn học trên mạng?

-Tôi nghĩ nhiều hơn đến những người làm công tác biên tập trên mạng. Văn chương có tố chất của một nền "cộng hoà" tri thức chứ không chấp nhận một sự "dân chủ" tài năng nào cả. Bạn chấp nhận công bố những tác phẩm như thế nào, đẳng cấp văn chương mạng của bạn như thế đó. Tôi biết, đó không phải là việc dễ dàng. Nếu để độc giả có thái độ nghi kỵ dè dặt với văn chương mạng, bạn phải đặt lại câu hỏi, tại sao tác phẩm này lại được chọn, lại được giới thiệu? Nếu chưa hài lòng, các tác giả vẫn có thể tự thoả mãn mình trong giới hạn của các blog cá nhân cơ mà.

Theo chị, chúng ta nên có thái độ nào đối với văn học mạng?

- Muốn hay không, văn học mạng vẫn đang tồn tại cùng các cuốn sách được in và bán ở cửa hàng. Chỉ có điều, tôi vẫn mong sẽ được bỏ tiền ra mua lại những cuốn sách mà trong đó chứa đựng những tác phẩm hay mà tôi đã từng đọc trên mạng.

Nguồn:VietnamNet
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • J.P.Sartre và câu hỏi: Văn học là gì?

    01/08/2016Thanh ThảoLà một nhà văn tự do và dấn thân, Sartre đã gắn kết hai khái niệm tưởng chừng mâu thuẫn này vào mục đích sáng tạo của nhà văn, bởi người ta có thể hỏi vặn: tự do đôi khi là từ chối dấn thân, và ngược lại, dấn thân có khi là mất tự do?
  • Thân ốc với cọc không rêu hay là ảo ảnh văn chương sáo rỗng

    25/01/2015Nguyễn Chí HoanMột nhà phê bình nghệ thuật mới đây đã viết một cách chua chát rằng nghệ thuật ngày nay hình như không cao quí như người ta vẫn cho là thế, mà phần nhiều nó chỉ tạo ra những ảo ảnh và bằng cách đó nó tránh đụng chạm đến những vấn đề thực tế thực tại...
  • Einstein là nhà văn ?

    19/10/2014Ai cũng biết Albert Einstein là nhà bác học vĩ đại, cha đẻ của thuyết tương đối, nhưng nhiều người không biết rằng ông còn là một nhà văn đa tài.
  • Đến bao giờ - những đỉnh cao văn học?

    20/07/2006Phong LêTác dụng thanh lọc của văn học - nghệ thuật đến từ sự phát hiện và tôn vinh cái Đẹp của cuộc đời, gắn với một giá trị nhân văn, vì hạnh phúc của con người; vì sự giải phóng và phát triển con người. Trong cuộc tìm kiếm ấy, nhà văn như một kẻ tử vì đạo, dũng cảm trong chống trả, đối phó với mọi uy hiếp, đe dọa đến từ các hệ quyền lực và cả với sự không an toàn của xã hội...
  • Về tác phẩm văn học đỉnh cao

    30/06/2006Phạm Tiến DuậtTrong những năm vừa qua, mặc dầu Hội Nhà văn Việt Nam và nhiều tổchức văn học và nghệ thuật khác đã trao giải thưởng văn học thường kỳ, một năm hoặc 5 năm một lần, nhưng hầu như các tác phẩm và tác giả được giải rất mau chìm vào quên lãng. Chúng ta đang thiếu vắng các tác phẩm văn học lớn, có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, những tác phẩm có khả năng rung động hàng triệu người, những tác phẩm có tác động xã hội to lớn, vừa trực tiếp lại vừa lâu bền...
  • Từ góc độ triết học, bàn về một số vấn đề cơ bản của văn học - nghệ thuật phương Tây hiện đại

    16/06/2006Nguyễn Hoàng Tuệ AnhTừ thế kỷ XVII - XVIII những lý tưởng, những chuẩn mực và nguyên tắc của khoa học đã được xác lập trên nền tảng triết học bị thống trị bởi những ý tưởng của chủ nghĩa cơ giới. Từ đó chúng thâm nhập vào mọi lĩnh vực của xã hội. Lý trí được coi là tối thượng. Một quan niệm về chủ nghĩa tiến bộ được chiếu sáng bằng hào quang của lý trí, của trí tuệ và tri thức..
  • Văn chương và Ngòi bút

    13/05/2006Phan Việt, GS. TS. Lê Ngọc TràVăn học luôn luôn cần có cái mới, nhất là văn học hôm nay, khi mà bản thân đời sống đã thay đổi rồi mà văn học hình như vẫn chưa thay đổi mấy. Cái quyết định sự đổi mới ấy vẫn là nhà văn. Mà nhà văn muốn làm được thì trước hết không phải là đòi tự do để được viết mà là phải tự do vớingòi bút của mình...
  • Văn học không thể từ chối vun đắp cho con người và kiến tạo cuộc sống

    13/05/2006Hoàng HoaThực tế đời sống văn học trẻ trong 5 năm qua đã được đánh giá một cách xác đáng, phải nhẽ từ lời những người có trách nhiệm trong lễ khai mạc Hội nghị những người viết văn trẻ lần thứ VII. Trong 5 năm qua, cuộc sống đã có nhiều thay đổi, đời sống văn học ngày càng cởi mở hơn, dân chủ hơn. Bên cạnh những lớp nhà văn đi trước, nhiều nhà văn trẻ đã vượt lên, đồng thời nhiều cây bút mới lại xuất hiện...
  • Cái cần cho văn học trẻ

    08/05/2006Như HàPhải nói ngay rằng, cái cần cho văn học trẻ vừa là một khái niệm, vừa là một câu hỏi khá chung chung. Thế nhưng, tự thân mỗi người cầm bút lại hay đặt ra trong những lúc muốn nhìn lại công việc viết lách của chính mình...
  • Lý luận - phê bình văn học và các “vấn nạn”

    27/03/2006vài năm trở lại đây tình trạng “khủng hoảng” của lý luận - phê bình đang trở thành nỗi trăn trở của nhiều người, nhiều báo chí đã đề cập một cách trực tiếp và về mặt tổ chức, một số hội thảo, hội nghị do Hội Nhà văn, Viện Văn học… đã được tiến hành để mọi người cùng bàn thảo tìm cách tháo gỡ. Các động thái ấy mang lại một niềm tin vì đây chính là thể hiện của ý thức trách nhiệm...
  • Văn hóa trong thế giới văn học số

    27/02/2006Thuỳ DungSản phẩm văn học không chỉ tồn tại dưới hình thức sách báo in mà đã mở sang một hướng mới. Đó là sách báo điện tử. Chính trên mảnh đất này, văn học bắt đầu cựa mình, vươn lên…
  • Nghề văn và những động lực sáng tạo

    19/02/2006Hồ Sĩ VịnhLý tưởng xã hội là cái nằm trong bầu máu nóng, là mục đích cao nhất, là lẽ sống đẹp nhất của đời người. Ở nhà văn, những yếu tố nói trên biến thành nguồn nội lực văn hóa, lý tưởng càng được thắp sáng, bầu nhiệt huyết càng sôi sục thì tác phẩm của họ càng được công chúng nồng nhiệt đón đợi...
  • Hãy làm ra sản phẩm văn chương tốt

    20/01/2006Phan ViệtThường các nhà văn có hai cách cơ bản để thể hiện trách nhiệm của mình với thời cuộc. Cách thứ nhất là cách trực tiếp, không chỉ viết mà còn tích cực tham gia các phong trào chính trị, xã hội đến mức có người bị trục xuất khỏi tổ quốc. Cách thứ hai là gián tiếp dùng văn chương của mình để nói về những bất công trong xã hội, về những người bị thiệt thòi, vẽ ra cơ chế đàn áp thể xác và tinh thần con người, thách thức những điều kiện và niềm tin chung...
  • Văn chương 2005 - tín hiệu vui và “giấc mộng bất thành”

    19/01/2006Nguyễn Hòa (nhà phê bình văn học)Văn chương năm 2005 còn nhiều chuyện để bàn và một cá nhân khó lòng bao quát hết. Hướng đi mới có sớm được xác định hay không, chắc chắn đây không phải là công việc của một người hay một nhóm người, đấy là công việc của số đông.
  • Văn chương 2004 - oằn mình giữa "nhập nhòa" cũ - mới

    03/01/2006Nguyễn Hoà"Cái mới" đang là khát vọng với những chấm phá chưa định hình và "cái cũ" hàng ngày vẫn ám ảnh đâu đó trong sự vận hành của từng cây bút - đó là tình trạng mà đã mấy năm rồi, văn học Việt Nam đang cố gắng vượt qua để chuyển mình đổi mới. Văn học năm 2004 cũng vậy, nó "nhập nhòa" giữa sự ra đời của những tác phẩm, những sự kiện khiến người ta vừa có điều gì đó để hy vọng, vừa khiến người ta không khỏi lo âu...
  • Điểm qua văn chương nửa năm con gà

    30/12/2005Nguyễn Hòa..."lượn” qua các cửa hàng sách vẫn thấy bạt ngàn những cuốn mới toanh, xanh đỏ tím vàng, nhưng đọc qua sẽ không khỏi thất vọng vì phần lớn là sách tái bản, sách tuyển tập hoặc toàn tập và vô vàn sách dịch không hiểu có liên quan đến Công ước Berne?
  • “Tôi ngờ khả năng tưởng tượng của nhà văn ta”

    27/12/2005Thạch LinhNhà văn Trần Thanh Hà, vừa bảo vệ thành công Luận án thạc sĩ Nhận diện tiểu thuyết trinh thám Việt Nam trò chuyện...
  • Trực diện với Văn học Việt Nam thế kỷ XX

    01/12/2005Nguyễn HoàBị hấp dẫn bởi tên gọi Văn học Việt Nam thế kỷ XX, tôi đã đọc cuốn sách với hy vọng được mở mang tầm nhìn, được bổ sung tri thức, được giúp lý giải các hiện tượng, các vấn đề lý luận - thực tiễn của văn chương - văn học dân tộc trong thế kỷ XX. Tiếc thay càng đọc thì nỗi thất vọng lại càng lớn dần...
  • Nhà văn Đỗ Chu: “Cô đơn được càng tốt !”

    24/11/2005Hồng Thanh QuangNhà văn là người có quyền lật đi lật lại vấn đề mà anh ta quan tâm. Và phải biết lật đi lật lại! Chả có gì mâu thuẫn trong việc này. Thì suốt cuộc đời, người ta ai mà chẳng phải trăn trở, nghĩ ngợi. Đâu phải nhất nhất mọi việc, mọi chuyện đều bất biến... Trong quá trình nhận thức của một đời người, quan trọng là xác lập cho được những câu hỏi lớn, chứ không phải là thuộc lòng vài ba câu trả lời lớn. Biết đặt ra những câu hỏi mới khó!
  • Văn học thời đổi mới

    23/11/2005Lê Quý Kỳ
  • Chân - thiện - mỹ: Mãi là đích hướng tới của văn chương

    17/11/2005Đinh Quang TốnTừ xưa đến nay, hướng tới chân - thiện - mỹ luôn là mục đích của văn chương. Bởi văn chương là một sản phẩm do con người tạo ra, mà con người thì khác muôn loài ở bản chất muốn vươn tới những điều tốt đẹp, nên văn chương luôn là một hoạt động vì con người, với khát vọng làm cho cuộc sống của con người ngày một tốt đẹp hơn...
  • Sự dễ dàng đã bóp chết nhà văn

    13/11/2005Nhà văn ThuậnTiểu thuyết Việt Nam ì ạch trên cái mặt bằng không chuyên ấy của văn học Việt Nam. Đến bây giờ vẫn loay hoay tìm cách kể chuyện làm sao để vừa ê a, vừa hấp dẫn; làm sao cho thơm mùi trí thức, mùi đương đại...
  • 'Tôi' như là kẻ mang thông điệp: Cơ sở cho một hệ biến hóa văn bản tự sự

    29/10/2005Ngô Tự LậpNhưng nói rằng cái "Tôi" đóng vai trò quan trọng trong tuỳ bút, hay trong ký nghệ thuật, thì cũng có nghĩa là nói rằng nó ít quan trọng hơn trong các thể loại khác, và như vậy, gián tiếp vẫn là công nhận vai trò quan trọng của cái "Tôi" trong việc phân biệt các thể loại. Ngoài ra, nó còn buộc ta phải đặt những câu hỏi khác: Cái "Tôi" trong ký mà E.B. White và Edward Hoagland bàn đến, cũng như cái "Tôi" trong các loại văn bản tự sự khác có phải là cái "Tôi" thực của người viết hay không? Và cái "Tôi" trong truyện khác cái "Tôi" trong ký và các văn bản báo chí như thế nào?
  • Văn hoá mỹ thuật không thể không sốt ruột

    24/05/2005Nhà phê bình Nguyên HưngKhông được dẫn dắt bởi một cách thức tư duy mới, số đông nghệ sĩ, đã không biết khai thác năng lượng ở đâu cho sự sáng tạo, không biết làm thế nào để bảo toàn nguồn năng lượng vốn có...
  • xem toàn bộ