Vấn đề kế thừa và phát triển trong lịch sử triết học

07:10 SA @ Thứ Hai - 20 Tháng Ba, 2006

Kế thừa và phát triển là quy luật chung của cả tự nhiên, xã hội và tư duy con người. Quy luật đó cùng tồn tại một cách khách quan trong lịch sử triết học. Nhưng cũng như mọi quy luật không phải ngay từ đầu mà phải đến một giai đoạnnhất định của lịch sử quy luật đó mới được phát hiện. Điều đó hoàn toàn trùng hợp với nhận xét của Engghen về các quy luật của phép biện chứng.

Hêgen là người đầu tiên trình bày quy luật này trong quan niệm của ông về vòng tròn linh sử triết học. Theo Hêgen, mục đích của triết học là vạch ra mối liên hệ bản chất, tồn tại giữa cái tưởng như đã lùi vào dĩ vãng và trình độ mà triết học hiện nay đạt được. Hêgen hiểu những mối liên hệ này là tất yếu. Điều đó có nghĩa là nếu xem xét những sự kiện, những tư liệu của lịch sử triết học một cách biệt lập nhất là một chuỗi các sự biến ngẫu nhiên thì sẽ không thỏa mãn được những đòi hỏi nhằm vạch ra mối liên hệ bên trong của lịch sử triết học với tính cách là một ngành khoa học.

Khi phát triển khái niệm lịch sử triết học của mình Hêgen thấy phải phê phán và sửa chữa những quan niệm hời hợt về đối tượng đã xâm nhập sớm nhất vào trí tuệ và dần dần được con người bổ sung. Đó là quan niệm coi lịch sử triết học như là bảng liệt kê các ý kiến đối lập với chân lý,như tải bản cá nhân không liên quan gì với ai cả.

Đối lập với quan điểm đó, Hêgen cho rằng triết học hiện đại là kết quả của những nguyên lý có từ trước đó. Thành thử, không có một hệ thống nàobi lật đổ, khống phải nguyên lý triết học đó bị lật đổ mà chỉ có sự giả định rằng nguyên lý đó là đỉnh nghĩa tuyệt đối, cuối cùng bị lật đổ mà thôi. Như vậy, lịch sử triết học không phải là bộ sưu tập các tư tưởng mà là sự phát triển cụ thể của triết học trên con đường nhận thức chân lý. Do đó, lịch sử triết học là quá trình giải quyết liên tục, nhất quán những nhiệm vụ nhất định ở một trình độ nào đó và là quá trình chuyển sang những nhiệm vụ mới chứ không phải là phương pháp thử và sai, không phải là sự phân loại các cách giải quyết khác nhau.

Nhưng theo Hêgen, bản thân chân lý đạt được trong tiến trình lịch sử treíet học không phải là tĩnh tại mà được triển khai, mở rộng theo thời gian. Vì thế, Hêgen so sánh lịch sử triết học vứoi một vòng tròn – vòng tròn này bao gồm ở chung quanh nó một số lớn những vòng tròn. Tư tưởng đó được Lênin đánh giá là thông minh và sâu sắc.

Tuy vậy, quan điểm của Hêgen về vòng tròn lịch sử triết học còn có nhược điểm ở chỗ sự phát triển được quan niệm dưới dạng đường thẳng, mới chỉ vạch ra bề rộng của sự phát triển, sự tăng thêm số lượng các vấn đề và các phạm trù đó, không vạch ra được chiều sâu của sự phát triển. Dĩ nhiên trong lịch sử triết học chúng ta cũng thấy có sự mở rộng, sự tăng thêm các vấn đề.

Không thỏa mãn với cách diễn đạt đó, Lênin diễn đạt lại tư tưởng của Hêgen theo cách của mình và coi đây như một mô hình để nhận thức sự phát triển của toàn bộ nhận thức loài người. Lênin viết: "Mỗi khía cạnh riêng biệt của tư tưởng = một vòng tròn trên, vòng tròn lớn (xoáy ốc) của sự phát triển của tư tưởng con người nói chung.

Tư tưởng của Lênin về lịch sử triết học như một vòng tròn của những vòng tròn (vòng xoáy ốc), trước hết có ý nghĩa to lớn là chỉ ra trong tiến trình lịch sử triết học các phạm trù không phải là bất biến, xây dựng một lần là xong. Trên thực tế các hệ thống triết học đều trở đi trở lại và làm cho chúng sâu sắc thêm, do đó hình thành một vòng tròn trên vòng tròn lớn (dường như quay lại điểm xuất phát và trở lại trình độ đã qua).

Tuy nhiên, đã không phải là bộ sưu tập được dùng để trưng bày, mà là những cứ liệu cho sự xuy xét phân tích tiếp theo. Mỗi một giai đoạn riêng biệt, mỗi hệ thống triết học cụ thể là một vòng tròn, một khu vực khép kín nhất định, có thể có những vấn đề riêng của nó, xoay quanh những vấn đề trung tâm. Sự sâu sắc thêm của các tri thức ở những giai đoạn sau bao giờ cũng dựa trên trình độ tri thức đạt được trước đó, mỗi trình độ tri thức của giai đoạn trước bao giờ cũng là cơ sở cho các trình độ sau.

Như vậy, Hêgen và sau đó là Lênin là những người đầu tiên nhận thấy việc kế thừa và phát triển là quy luật khách quan trong lịch sử triết học. Việc nghiên cứu quy luật đã có ý nghĩa hết sức to lớn đối với việc đánh giá những đóng góp của mỗi nhà triết học vào kho tàng lý luận của nhân loại, đối vởi việc xác định đối tượng và nhiệm vụ của triết học ở mỗi giai đoạn cụ thể.

Kế thừa và phát triển là hai khái niệm bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau. Kế thừa là sự bảo tồn những đặc điểm, đặc tính của một sự vật và hiện tượng có trong sự vật và hiện tượng mới. Dù là mối liên hệ tất yếu, khách quan giữa cái mới và cái cũ trong quá trình phát triển, là một trong những nét cơ bản nhất của quy luật phủ định của phủ đinh. Còn phát triển không chỉ là sư bảo tồn mà còn là sự mỏ rộng, bổ sung hoặc sự hoàn thiện và nâng cao về chất những đặc điểm, đặc tính vốn có trong sự vật và hiện tượng. Như vậy, để phát triển được bao giờ cũng cần có sự kế thừa, tức là bảo tồn, giữ lại những đặc điểm, đặc tính của đối tượng để trên cơ sở đó mở rộng, nâng cao trình độ, còn phát triển chính là sự kể thừa tốt nhất, tích cực nhất.

Trong lịch sử nhận thức khoa học, các hình thức kế thừa và phát triển của lý thuyết khoa học rất đa dạng: có những lý thuyết mới là sự bổ sung, hoàn thiện các lý thuyết cũ, có lý thuyết mới là sự mỏ rộng lý thuyết cũ và trong trường hợp này lý thuyết cũ trở thành một trường hợp đặc biệt của lý thuyết mới, nhưng cũng có lý thuyết mới là sự kết hợp của hai lý thuyết đối lập nhau như trường hợp lý thuyết về bản chất của ánh sáng...

Giống như trong lịch sử nhận thức khoa học, trong lịch sử triết học trước Mác, những hình thức kế thừa và phát triển cũng rất đa dạng. Đúng như các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đã nhận xét, triết học cổ đại HiLạp đã có tất cả những mầm mống của các trường phái triết học sau này. Những mầm mống đã được người đời sau kế thừa và phát triển. Các nhà triết học duy vật kiên trì kế thừa và phát triển những quan điểm duy vật. Họ đã góp phần đắc lực vào cuộc đấu tranh chống quan điểm duy tâm, tôn giáo. Để bảo vệ quan điểm duy vật đã từng có những nhà triết học phải núp dưới cái vỏ phiếm thần luận như Spinôda, và cũng có những nhà triết học phải hy sinh bản thân mình trước sự trừng phạt tàn bạo của tòa án tôn giáo như trường hợp Brunô... Mặc dù hình thức của CNDV có thể thay đổi tùy theo điều kiện lịch sử của từng thời đại thay đổi mới khi có những phát minh và tính chất thời đại ngay trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, song các nhà duy vật đều tập trung làm sáng tỏ vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức. Ngay từ thời đại các nhà duy vật đã tập trung làm sàng tỏ khái niệm vật chất - một khái niệm nền tảng của triết học duy vật, trên cơ sở đó xây dựng lý luận nhận thức duy vật. Lúc đầu vật chất được đem đồng nhất với một dạng vật thể cụ thể như nước, đất, không khí...sau đó được quy về dạng trừu tượng hơn là nguyên tử. Người đầu tiên đưa ra quan điểm này là Lơxíp. Quan điểm đó được Đêmôcrít phát triển thành học thuyết nguyên tử. Học thuyết đó đã được các nhà duy vật như BêCơn, Hốpxơ, Lốc, Spinôda, Điđrô, Phơ bách… kế thừa và phát triển. Như vậy, quan điểm coi vật chất là nguyên tử đã tồn tại hàng chục thế kỷ, tất nhiên bên cạnh quan điểm đó còn có quan điểm coi vật chất là khối lượng (lúc bấy giờ được hiểu là lượng vật chất hàm chứa trong vật thể). Mãi đến cuối thể kỷ XIX đầu thế kỷ XX, do hàng loạt những phát minh mới trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên, đặc biệt là trong vật lý học, quan điểm đó mới được xem xét lại là khái niệm vật chất được bổ sung thêm nội dung mới: nguyên tử chỉ là một mức độ tổ chức cụ thể của vật chất, chứ không phải là toàn bộ vật chất. Trên cơ sở làm sáng tỏ khái niệm vật chất, các nhà duy vật khẳng định vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức, đồng thời xây dựng nhận thức luận duy vật.

Mặc dù CNDV trước Mác đã có những đóng góp to lớn trong việc kế thừa và phát triển quan điểm duy vật, song CNDV trước Mác vẫn là CNDVtrực quan, siêu hình, có quan điểm duy tâm về đời sống xã hội. Đó là những khuyết điểm căn bản của CNDV trước Mác. Nói như vậy hoàn toàn không có nghĩa là tất cả những nhà duy vật trước Mác đều là những nhà siêu hình. Mà trái lại, trong số những nhà duy vật trước Mác có những nhà biện chứng vĩ đại, chẳng hạn, nhà duy vật cổ đại Hêraclít, người mà Lênin coi là thủy tổ của phép biện chứng có nhiều tư tưởng biện chứng như: không thể tắm hai lần trên một dòng sông, lửa thích rơm hơn vàng...Tuy nhiên những quan điểm biện chứng của các nhà duy vật trước Mác vẫn là những quan điểm biện chứng tự phát, ngây thơ.

Đối lập với CNDV, những người theo CNDT tập trung làm sáng tỏ vai trò tích cực, sáng tạo của tính thần, ý thức đối với thế giới vật chất. Họ chống lại các quan điểm duy vật bằng nhiều cách, thậm chí bằng cách đem đốt sách của những người có quan điểm duy vật. Họ thổi phồng và bơm to quá đáng vai trò của yếu tố tinh thần. Tuy nhiên, trong khi làm như vậy nhiều nhà duy tâm trước Mác vẫn có những đóng góp đáng kể vào việc xây dựng và phát triển phép biện chứng. Những tư tưởng biện chứng của các nhà duy hẳn cũng được phát triển qua các thời kỳ lịch sử gắn liền với các tên tuổi khác nhau như Platôn, Dênông, Lépsnit, Phichtơ, Sêlinh, Hêgen… Tất nhiên, phép biện chứng mà các nhà duy tâm xây dựng và phát triển là phép biện chứng của tinh thần, của ý niệm hoặc là của cái tôi.

Như vậy, trong lịch sử triết học trước Mác đã tồn tại hai trào lưu triết học chính, đối lập nhau đó là CNDV và CNDT . Hai chủ nghĩa này đều là sản phẩm của sự phát triển xã hội, đồng thời là thành quả lý luận của nhân loại. Nếu như những nhà duy vật có nhiều đóng góp vào việc xây dựng, kế thừa và phát triển quan điểm duy vật, thì những nhà duy tâm lại có đóng góp nhiều vào việc xây dựng, kế thừa và phát triển phép biện chứng. CNDV bù đắp lại choCNDT sự thiếu hụt về quan điểm duy vật, còn CNDT bù đắp lại cho CNDV sự thiếu hụt về quan điểm biện chứng. Đến một giai đoạn phát triển nhất định, lịch sử đòi hỏi phải kể thừa và phát triển những "hạt nhân hợp lý" của cả hai trào lưu đó tức là cả quan điểm duy vật lẫn phép biện chứng. Nhiệm vụ đó đã được Mác, Engghen, Lênin hoàn thành một cách xuất sắc.

Để phát triển tiếp CNDV và phép biện chứng trước Mác, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đã kế thừa và cải tạo cả CNDV lẫn phép biện chứng cải tạo một cách biện chứng CNDV và cải tạo một cách duy vật phép biện chứng để phát triển chúng thành CNDV biện chứng. Như vậy, CNDT biện chứng không phải ra đời trên mảnh đất trống rỗng, không phải từ trên trời rơi xuống, mà đã kế thừa được tất cả những thành quả của nhân loại đã đạt tới rồi phát triển chúng lên. Cáivĩ đại của triết học Mác - Lênin chính là ở chỗ đó. Nhân đây cần nói thêm rằng trong một số tài liệu người ta thường giải thích một trong những điểm khác hoàn toàn của triết học Mác với các nhà triết học trước đó chính là việc Mác đưa phạm trù thực tiễn vào triết học, nhờ đó tiến hành được một cuộc cách mạng trong lịch sử triết học. Nói cách khác, triết học Mác khác hẳn với các triết học trước, đặc biệt là triết học duy tâm vì Mác đã đưa phạm trù thực tiễn vào trong triết học. Theo chúng ta, nói như vậy cúng có phần đúng, nhưng không hoàn toàn chính xác. Bởi vì khái niệm thực tiễn không chỉ được một số nhà duy vật thế kỷ XVII - XVIII và sau đólà Phơbách nói đến, mà còn được Hêgen coi là một mắt khâu của quá trình nhận thức. Thực vậy, trong tác phẩm "Bút ký triết học”, phần tóm tắt "Khoa học logic" Lênin đã trích lại nhiều đoạn Hêgen viết về thực tiễn với tính cách là sự chuyển hóa sang chân lý khách quan (“tuyệt đối” của Hêgen). Như vậy, khi đưa tiêu chuẩn thực tiễn vào lý luận nhận thức Mác đã trực tiếp gần với Hêgen xem những luận cương về Phơbách.

Tất nhiên, khái niệm thực tiễn của Hêgen đã được Mác cải tạo lại, đưa vào đó nội dung mới nội dung duy vật. Nói điều đó không hề làm giảm đi cái vĩ đại của Mác.

Thực ra không phải đến triết học Mác mới có sự kế thừa và phát triển những hạt nhân hợp lý của cả hai trào lưu triết học đối lập nhau, mà ngay trong lịch sử triết học đã có người làm việc đó, bởi vì xét về thực chất CNDV không hề đối lập với phép biện chứng. Xếp vào số người đó không chỉ có những nhà duy vật mà còn có cả những người không hẳn là duy vật, nhưng không hoàn toàn duy tâm như Aristốt, Đêcác, Cantơ… Arìxtốt là người vừa có quan điểm duy vật vừa cơ quan điểm duy tâm và có nhiều tư tưởng biện chứng. Ông đã phê phán kịch liệt quan điểm duy tâm về thế giới ý niệm của Platôn và cho đó là sự nhân đôi thế giới. Sự phê phán đó của Arixtốt không chỉ làsự phê phán đối với CNDT của Platôn mà còn là sự phê phán đối với CNDT nói chung, bởi vì thực chất của CNDT (kể cả CNDT của Hêgen) đều là sự nhân đôi thế giới. Arixtốt cũng có đóng góp to lớn vào việc xây dựng, phát triển phép biện chứng trên cơ sở kế thừa những tư tưởng biện chứng của Hêêraclít, Dêlông... trong số đó cần phải kể đến tư tưởng về các hình thức vận đọng, về mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung. Chính vì vậy Arixtốt được coi là nhà triết học vĩ đại nhất của nền triết học Hy Lạp cổ đại. Cũng giống như Arixtốt, Đêcác có nhiều quan điểm duy vật lẫn với quan điểm duy tâm, có nhiều quan điểm máy móc, nhưng cũng có nhiều tư tưởng biện chứng. Tuy vậy, Đêcác đã góp phần tích cực vào việc phát triển quan điểm duy vật và phép biện chứng với những tư tưởng vĩ đại như: tư tưởng về sự hình thành vũ trụ, sự bảo toàn vận động, phản xạ không điều kiện, đại lượng khả biến trong toán học và các quy tắc của phương pháp nghiên cứu. Vì thế, không phải ngẫu nhiên mà Đềcác trở thành ông tổ của một trong hai phái duy vật ở Pháp thế kỷ XVII - XVIII, còn Cantơ cũng là người sáng lập triết học cổ điển Đức. Những nhà triết học nổi tiếng như Phíchtơ, Sêlính, Hêgen đều xuất phát từ Cantơ. Đặc điểm căn bản của triết học Cantơ là sự điều hòa CNDT với CNDV, là sự thỏa hiệp giữa hai học thuyết này. Khi Cantơ khẳng định "vật tự nó” tồn tại bên ngoài chúng ta, lúc đó ông là nhà duy vật. Nhưng khi ông tuyên bố "vật tự nó’ là siêu nghiệm và ở phía bên kia thế giới, thừa nhận tính chất tiên thiện thời gian và quan hệ nhân qủa thì ông lại là nhà duy tâm. Mặc dù vậy, Cantơ đã phác thảo ra bức tranh của quá trình nhận thức, tìm ra những yếu tố biện chứng trong các phạm trù và những ăntinômim, có công phát triển thêm về phạm trù và logic, có dự đoán về sự khác nhau giữa tư duy siêu hình và tư duy biện chứng...

Từ những điều trình bày ở trên chúng ta thấy rằng nếu xác định đối tượng cửa lịch sử triết học chỉ là nghiên cứu cuộc đấu tranh giữa CNDV và CNDT thì e rằng không thấy hết được những đóng góp và vai trò của các trường phái là khác nhau trong lịch sử triết học, đặc biệt là vai trò của các nhà triết học duy tâm trong lịch sử triết học.Thực vậy, trong lịch sử triết học đã từng xuất hiện thái độ thiếu khách quan của nhà triết học duy tâm đối với nhà triết học duy vật, và ngược lại của nhà triết học duy vật đối với nhà triết học duy tâm. Ngay như nhà biện chứng vĩ đại Hêgen cũng còn có thái độ "dì ghẻ" đối với nhà duy vật sống cách mình hàng thể kỷ Đêmôcrít, khi trình bày quan điểm của ông. Trong thực tế, chúng ta cũng thường bắt gặp thái độ "dì ghẻ" như thế đối với những nhà triết học duy tâm và triết học tư sản. Đành rằng trong lịch sử triết học có sự đấu tranh giữa CNDV và CNDT, song nếu nhìn nhận lịch sử chỉ thấy cuộc đấu tranh không thôi thì sẽ bị phiến diện, bởi vì trong lịch sử triết học không chỉ có đấu tranh mà còn có sự kế thừa. Việc nhìn nhận lịch sử triết học theo quan điểmkế thừa vàphát triểnvừa đảm bảo tỉnh khách quan (một nguyên tắc của phép biện chứng duy vật) trong sự xem xét những đóng góp của các trào lưu triết học, vừa không làm mất đi nguyên tắc tính đảng của triết học. Về mặt này, có thể nói Lênin là tấm gương sáng cho những người đi sau học tập. Để bảo vệ quan điểm duy vật, Lênin đã phê phán một cách kiên quyết những quan điểm sai lầm, những ýđồ thoát ly lập trường duy vật, nhưng cũng hết nức nâng niu, trân trọng, khai thác triệt để những đóng góp của các nhà triết học thuộc các trường phái khác nhau, dù rất nhỏ bé. Chính Lênin cũng đã từng khẳng đinh rằng "CNDT thống minh gần với CNDV thông minh hơn CNDV siêu hình ngu xuẩn". Tóm lại khi xem xét một học thuyết nào đó trong lịch sử triết học thì vấn đề không chỉ là ờ chỗ xem nó là học thuyết duy vật hay duy tâm, mà cái quan trọng hơn chính là xem nó đã đóng góp gì vào kho tàng lý luận của nhân loại.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tiến tới một triết học về hợp tác vì sự giải phóng con người

    22/09/2015Nguyễn Trần BạtVượt thời gian là một khả năng tuyệt vời của nhận thức. Khả năng vượt thời gian cho phép người ta có thể truy đuổi, suy ngẫm về tương lai, hay ít nhất là chuẩn bị tiền đề tâm lý để đi đến với nó. Và ngay cả những người hôm nay đã tìm ra công nghệ để đi đến tương lai nếu trong quá trình tiến đến tương lai tiếp theo, tương lai cấp hai, vẫn khư khư giữ lấy bản đồ án của tương lai thứ nhất thì cũng sẽ trở thành kẻ bảo thủ trong giai đoạn thứ hai này. Cơ sở của công nghệ đi đến tương lai là tư duy không ngừng, lựa chọn không ngừng và loại bỏ không ngừng...
  • Khoa học cơ bản thế kỷ XX đối với một số vấn đề lớn của Triết học

    11/11/2014Lê Văn GiạngNhằm giới thiệu với bạn đọc một cách nhìn tương đối toàn diện về những thành tựu của khoa học cơ bản thế kỷ XX, mà đặc biệt là mối quan hệ tương hỗ giữa khoa học cơ bản và triết học trong thế kỷ này, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản cuốn sách Khoa học cơ bản thế kỷ XX đối với một số vấn đề lớn của triết học của tác giả Lê Văn Giạng...
  • Vài so sánh giữa triết học phương Đông và triết học phương Tây

    11/11/2006Bài này chia sẻ những điểm khác biệt về triết học, triết lý Đông - Tây, từ đó quyết định xem cân đối kiến thức sao cho hợp lý, hiệu quả cho cuộc sống...
  • Đổi mới triết học trong quá trình đổi mới hoạt động lý luận ở nước ta

    13/03/2006GS. Trần NhâmĐổi mới hoạt động lý luận, trước tiên là đổi mới tư duy triết học, đổi mới phương pháp học tập, giảng dạy và nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin với ba bộ phận cấu thành của nó...
  • Triết học phương Tây hiện đại đi về đâu?

    04/03/2006Bửu Ý...triết học khó lòng chiếm một chỗ nhỏ bé trong hoạt động tri thức của con người thời đại. Nó còn được nhắc nhở phần nào chăng qua các phương tiện truyền thông, hay tối thiểu còn có cơ may thu mình lại trên vài trang sách?
  • Những chủ đề cơ bản của Triết học phương Tây

    30/11/2005Phạm Minh LăngCác nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác còn đánh giá rất cao những công trình, những ý tưởng của những người đi trước. Engels luôn kêu gọi chúng ta hãy nghiên cứu và nắm vững lịch sử triết học của thế giới, cái kho tàng đầy ắp những giá trị tư tương của nhân loại....
  • Triết học với sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá

    19/11/2005Bùi Quang MinhĐể góp phần tìm hiểu những vấn đề triết học của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta, đồng thời tham gia vào việc triển khai nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng vào cuộc sống ; chúng tôi xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc cuốn sách...
  • Những vấn đề triết học của Điều khiển học

    13/11/2005Sự phát triển của điều khiển học chứng tỏ rằng các lĩnh vực tổng hợp của các khoa học là những điểm hết sức quan trọng của quá trình hình thành nên cái quan trọng của quá trình hình thành nên cái quan trọng có tính chất cơ bản và cái mới có tính chất nguyên tắc trong các tri thức về thế giới.
  • Nhân học triết học hiện đại với vấn đề tồn tại người

    12/09/2005Đỗ Minh HợpTriết học thế kỷ XX đã trôi qua dưới khẩu hiệu "sự phồn vinh của nhân học". Những biến đổi trong cách tiếp cận nghiên cứu con người đã gắn liền với sự hình thành nhân học triết học. Con người trở thành trung tâm của vũ trụ, là chiếc chìa khoá để mở ra mọi vấn đề...
  • Triết học và cuộc sống

    07/09/2005Lê ThiTrước đây, C.Mác đã nói: "Vũ khí vật chất của triết học là giai cấp vô sản cũng giống như vũ khí tinh thần của giai cấp vô sản là triết học" (1). Vấn đề đặt ra cho chúng ta ngày nay là làm sao cho triết học Mác - Lênin thật sự trở thành vũ khí tinh thần của nhân dân...
  • Cùng triết học vững bước tiến vào kỷ nguyên mới

    27/04/2003Bùi Quang Minh ([email protected])Để tiến vào tương lai, chắc chắn chúng ta không chỉ dựa vào khoa học hiện đại, vào kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, mà còn nhất thiết cần phải dựa vào tư duy khoa học và tư duy lý luận ở trình độ cao và hiện đại...
  • xem toàn bộ