Văn hóa đang "loạn chuẩn"?

06:19 CH @ Thứ Tư - 28 Tháng Năm, 2014

Không hiểu nghĩ thế nào mà người ta đưa một ông diễn viên chèo đóng vai Lý Thái Tổ trong khi theo nghi lễ truyền thống, để nhớ bậc tiền nhân người ta thường rước kiệu hoặc rước bài vị hoặc rước một kỷ vật nào đấy của người xưa. Đóng giả vai vua trong những sự kiện trọng đại thế này đó chính là sự xúc phạm đến tiền nhân...

Những ngày gần đây chúng ta đã phải chứng kiến, đã phải nghe rất nhiều những việc làm, những lời nói rất không văn hóa hoặc thiếu văn hóa hoặc “loạn chuẩn” về văn hóa.

Đó là gì:

Một ông diễn viên chèo lại đóng vai Vua Lý Thái Tổ ngất ngưởng đi thuyền, đi ôtô từ Hoa Lư lên Hà Nội rồi lại ngất ngưởng ngồi trên xe hoa đi qua Quảng trường và điều trớ trêu thay là ông "vua" Lý Thái Tổ đó lại chắp tay chào những người dự míttinh. Thế mới có người bảo rằng ấy là: "Tiền nhân vái hậu nhân".

Lại nữa, trong đêm nhạc kết thúc Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội người ta lại còn đọc sai cả lời trong bài “Bạch Đằng giang phú” của Trương Hán Siêu từ "Tại đâu đất hiểm bởi mình đức cao" thành "Tại đâu đất hiếm...". "Đất hiểm" thì thành "Đất hiếm", đã làm sai lệch hoàn toàn ý tứ của cụ Trương. Không biết có phải người đọc bài thơ này là làm ở Viện Nghiên cứu phóng xạ hay không?

Rồi nữa, người ta lại mang một bản nhạc giao hưởng của nước ngoài (dù đó là bản giao hưởng nổi tiếng bậc nhất thế giới) ra làm nhạc kết thúc của đêm Hội đại lễ mang đậm nét sử thi, truyền thống dân tộc.

Rồi nữa, một cô gái dù mắt hiếng, có hàm răng lô xô kiểu "chín - sáu - ba - không" nhưng vẫn được vinh danh Hoa hậu năm 2010 đã không thực hiện nhiệm vụ của mình trong đêm Đại lễ với lý do đường đông không đến được - đúng là "chuyện củ khoai nói trẻ con chẳng nghe được...".

Và vô vàn những việc làm thiếu ý thức văn hóa của một số người trong dịp Đại lễ...

Điều đó thể hiện rằng những chuẩn mực về văn hóa, đạo đức truyền thống của dân ta đã có từ bao đời đang bị "loạn chuẩn".

Cái sự loạn này nó có từ đâu?

Người ta có thể đổ lỗi cho nhiều thứ, tìm ra nhiều nguyên nhân lý giải nhưng cái lỗi quan trọng nhất là ở những người có trách nhiệm làm văn hóa. Không hiểu họ nghĩ thế nào mà họ đưa một ông diễn viên chèo đóng vai Lý Thái Tổ trong khi theo nghi lễ truyền thống, để nhớ bậc tiền nhân người ta thường rước kiệu hoặc rước bài vị hoặc rước một kỷ vật nào đấy của người xưa. Đóng giả vai vua trong những sự kiện trọng đại thế này đó chính là sự xúc phạm đến tiền nhân, và có thể coi đây là một hành động "đại nghịch bất đạo". Đây là một sai lầm khó chấp nhận cho những người tổ chức Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Rõ ràng những người tổ chức, xây dựng kịch bản đã thiếu kiến thức văn hóa, kiến thức lịch sử - Đó là, phải biết giữ Lễ.

Người hữu trách mà vô tâm vô tình thì đôi khi vẫn để xảy ra những “lệch chuẩn” như thế!

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Lễ hội du nhập cần lựa chọn

    31/10/2019Hải QuỳnhTrong những năm đổi mới, với chính sách đối ngoại rộng mở, với sự phát triển kinh tế - văn hóa trong tiến trình hội nhập, lễ hội của các nước trên thế giới càng trở nên quen thuộc đối với đông đảo người dân Việt Nam, nhất là đối với tuổi trẻ.
  • Lễ hội và sự lên ngôi của thói vụ lợi

    03/02/2020Vương Trí NhànKhông gì xa lạ với văn hóa bằng tinh thần thực dụng. Song đáng tiếc là tinh thần thực dụng ấy lại đang có mặt và chi phối cách tổ chức của một số lễ hội và trong chừng mực nào đó, làm hỏng các lễ hội thiêng liêng ấy...
  • Trí thức Việt và hàng nghìn năm lề thói làng xã

    23/05/2015Lê Mỹ ÝNhà phê bình mĩ thuật Phan Cẩm Thượng là người ít nói. Ông ưa ngồi lặng lẽ trầm tư, ưa “lánh mình” về những nơi chốn thâm nghiêm, yên tĩnh như những cổ tự, đình miếu...nơi ông đã có nhiều năm gắn bó, nghiên cứu, khảo sát các di sản văn hoá cổ. Tư chất của người làm nghiên cứu văn hoá khiến nhiều tác phẩm của ông đi ra ngoài phạm vi nghiên cứu chuyên biệt về mĩ thuật cổ.
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Tình trạng dung tục ở các Lễ Hội

    02/03/2015Vương Trí NhànDưới đây là một đoạn ông nhận xét về không khí xô bồ, nhếch nhác thường thấy phổ biến ở lễ hội của người Việt - miếng ăn quá to, người ta chỉ nghĩ đến ăn, tranh giành ngôi thứ cũng chỉ vì ăn...
  • Hà Nội, di sản nghìn năm và tốc độ của đời sống hiện đại

    09/02/2015Nguyễn Trương QuýBắt đầu câu chuyện về Hà Nội, người ta thường nghĩ ngay đến kho "di sản gạch ngói" hay là những thứ "văn vật", thời thượng hơn thì dùng từ "văn hoá vật thể" để chỉ những cấu trúc xây dựng của đô thị, trong đó chủ đề phố cổ luôn nóng hổi và dù nghe đã nhàm tai, đã biết quá rõ những gì gọi là đẹp đẽ, những gì trầm kha của một khu phố luôn được nhắc đến hằng đầu trong những nghị quyết về văn hoá xã hội thủ đô hay những hội thảo chuyên đề về Hà Nội, nhưng hình như vẫn chưa ra được đáp số.
  • “Mừng nghìn năm...” cho ý nghĩa

    09/07/2010Trần ĐăngKhi những con số trên chiếc đồng hồ đếm ngược tại Hà Nội để mừng Thăng Long tròn nghìn tuổi tụt xuống còn hai chữ số thì mức độ “chào mừng” từ các công trình trên cả nước ngày càng dày thêm.
  • Đại bác, súng lục và lễ hội hoa Hà Nội

    10/01/2009Quốc KhánhThật dễ dàng kết tội vô văn hóa hay thiếu giáo dục cho các hành vi “cướp-phá”, hay dẫm lên hoa tại lễ hội hoa diễn ra tại Hà Nội đầu năm 2009. Căn nguyên của các hành vi này có thể là hậu quả của tiến trình đô thị hóa đang diễn ra, hoặc hậu quả của một nền giáo dục đầy rẫy bất cập.
  • Trăm năm… nghìn năm…

    04/07/2006Phạm ToànCho tôi một điểm tựa, tôi sẽ bẩy được cả trái đất”. Thời Khai sáng, một nhà bác học tuyên bố “Cho tôi giáo dục, tôi sẽ bẩy được cả trái đất”. Không nhại ai hết, từng có một nhà bác học thời đương đại đã nói “Cho tôi học sinh lớp một của cả nước, tôi sẽ dạy lại cách tư duy cho cả một dân tộc”...
  • Nối lễ hội vào... trụy lạc

    16/04/2006Vương Trí NhànCác cơ quan điều tra vừa phát hiện ra những đường dây đánh bạc khổng lồ, giám đốc nọ quan chức kia đánh bạc hàng triệu đô la. Nhưng có một sự thực tôi nghĩ còn tàn nhẫn hơn, đó là hành động đỏ đen muôn vàn kiểu đang trở nên phổ biến đến mức đáng sợ...
  • xem toàn bộ