Văn hóa đọc, một vài cảm nhận

10:49 SA @ Thứ Ba - 16 Tháng Giêng, 2007

Văn hóa có nội hàm rộng lớn mênh mông - một khái niệm phức hợp, thế nhưng nó được thể hiện hàng ngày, rất gần gũi với mọi người chúng ta như văn hóa dân tộc, văn hoá lễ hội, văn hoá đô thị, văn hóa lối sống,văn hoá giáo dục...đã được mọi người thừa nhận. Thuật ngữ "Văn hoá đọc" là khái niệm mới được dư luận xây dựng lên, chưa có định nghĩa cũng như khái niệm nào nói văn hoá đọc là gì và nó như thế nào? Mặc dù vậy, theo thời gian cũng như sự phát triển của xã hội, thuật ngữ văn hoá đọc ngày càng được nóinhiềuhơn trên các phương tiện thông tin đại chúng và trở thành đề tài khoa học để nghiên cứu.

Trải qua hàng ngàn năm, việc đọc sách đã góp phầnxây dựng con người văn minh, xã hội văn minh,truyền thống của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Để kỷ niệm về việc này, thế giới đã lấy ngày23/4là ngày thế giớiđọcsách.Thế mới biết trong bộn bề công việc của cuộc sống, người ta vẫn dành cho văn hóa đọc một vị trí xứng đáng cho dù còn khiêm tốn. Ngày nay, văn hoá đọc đang được xã hội tôn vinh.

Tuy nhiên do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, việc đọc sách của xã hội ta hiện nay đang có nhiều biến động.

Lười đọc sách

Tình trạng lười đọc sách ở tất cả các thành phần, lứa tuổi ngày một tăng trong khi xã hội đang rất cần tri thức. Hiện tượng nàyxảy ra đồng nghĩa với việc văn hoá nghe, nhìn đang có ảnh hưởng rất mạnh đến văn hoá đọc và công nghệ "mì ăn liền": đọc nhanh, đọc ngắn, đọc sách mỏng trở thành phổ biến.

Nhiều số cán bộ công chức thích dành thời gian qua mạng tìm kiếm thông tin vừa nóng, đadạng lạicập nhật. Số lượng đọc cũng không đều, có người đọc nhiều, có người đọcít. Theo điều tra xã hội học thì có đến 32,27% công chức chỉ dành có 30 phút một ngày cho việc đọc sách, còn tầng lớp cán bộ lãnh đạo, quản lý chỉ có trên 10% đọc sách 2 giờ một ngày, con số quả là rất ít.

Các đối tượng là sinh viên thì ngại đọc sách dày, sách kinh điển, sách lý luận. Có những cuốn như Tố Tâm, giá2000đồng/cuốn, Lão Tử 6000 đồng/cuốn...những cuốn sách có giátrị được "đại hạ giá" vẫn không được các bạn trẻ ngó ngàng. Cũng theo điều tra xãhội thì có đến 18,18% sinh viên chỉ đọc có 15 phút một ngày, trong khi chỉ có trên 33%là đọc 3 tiếng một ngày. Lý giải điều này, người ta chorằng văn hoá nghe, nhìn đang lấn át khi chỉ cầnnghe đài, xemtivi, nhấp chuột là các bạn có thể có mọi thông tin từ trong nước đến thế giới với muôn hình vạn nẻo những sự kiện, vấn đề đang diễn ra xung quanh.

Đối với các em học sinh, thiếu niênnhi đồngthìpháp luậtviệc đọc là một món ăn tinh thần rất bổ ích, nhất là sách tham khảo nâng cao kiến thức, truyện cổ tích, truyện tranh.... Nhưng giữa rừng sách hiện nay để chọn được cuốn sách hay và lý thú là điều không dễ dàng, thế mớibiết số lượng sách nhiều, đa dạng, đẹp chưahẳn đã hay nếu không bàn về chất lượng, tình trạng này cũng gây ra việclười đọc ở đối tượng này.

Hậu quả của việc lười đọc sách

Như ta đã biết, sách là những tác phẩm cực kỳ quý do trí tuệ cao cả của con người tạo nên được cô đọng, đúc rút qua thời gian và sự pháttriển của nhân loại.Việc lười đọc sách, đọc không đều trong xã hội ta hiện nay để lại 2 điều lớnnhất:

Một là,sự thiếu hụt tri thức đối với tầng lớp sinh viên. Việc dành thời gian quá ít ỏi choviệc đọc đã khiến họ khôngcóchiềusâu tri thức, lười vậnđộng,thiếu tìmtòi, và đây là một nguy cơ xấu đối với sự phát triển của một xã hội.

Hailà,sự lười đọc của một số cán bộ công chức họ đã làm họ hổng nhiều kiến thức. Vớilối “tầmchương trích cú” chỉ đến thư viện hay lùng tìm sách cần thiết khi phải viết một ban báo cáo, một bài phát biểu, làm đề tài… đã khiến họ mất dần sự sáng tạo, không có tinh thần đổi mới, khả năng lý luận kém và không sâu. Một số công trình khoa học nếu làmtheo kiểu đó sẽ thiếu thực tế và không áp dụng được vào thực tiễn, gây tốn kém, lãng phí cho Nhà nước và ngân sách quốc gia.

Đổ lỗi cho văn hoá đọc đang bị văn hoá nghe, nhìn lấn lướt, tôi chorằng không đúng như vậy. Với sự phát triển của thời đại văn minh công nghệ cao, vănliệthoá đọcphảichia sẻ với vănhoánghe nhìn vàvớiIntemet.Xã hội càng phát triển thì nhu cầu của conngười ngày càng phát triển theo. Ngày xưa ông cha ta học hành đều qua sách vờ, thì ngày nạy chúng ta học ở rất nhiều phương tiện. Việc đọc để học muônthuở không bao giờ mất đi, trái lại nó phải là một nhucầu thiết yếucủa mỗi cá nhân con người và toàn xã hội. Không có nhà bác học thiên tài, không có nhà chính trị lỗi lạc nào chỉdựa vào tài năng của mình để thành đạt mà không quaviệc đọc sách.

Giảipháp nào cho vàn hóa đọc

Vậy phải cógiải pháp gì để để văn hoá đọc ngày càng được tônvinh.Đó là một câu hỏi lớn và cần thực hiện ngay đối với người viết sách, đặc biệt là người làm sách và phát hành đề sách hay, bổ ích đến được tay bạn đọc.

Trước hết, cần phải hình thành thói quen đọc sách cho mỗi người, có phương pháp đọc sách và dần hình thành lòng ham mê đọc sách ở mọi tầng lớp nhân dân, điều này tự bản thân mỗi người phải tự rèn luyện.

Thứhai, cần phải nâng cao chất lượng sách, bằng các phương tiện truyền thông, Đảng và Chính phủ nên đầu tư mạnh hơn cho hoạt động thư viện của quốc gia để định hướng cho công chúng đọc sách, phổ biến sách và văn hoá đọc trong nước.

Thứ ba,nâng cao vai trò của ngành xuất bản, đây làyếu tố quan trọng nhất để độc giả tìm lại với văn hoá để đọc, bởi lâu nay, vai trò của ngành xuất bản và phát hành đối với thị trường sách vẫn còn vô cảm khi bị chi phối của nền kinh tế thị trường. Nhiều tác phẩm hay thực sự, có sức cuốn hút' và mang hơi thở thời đại hầu như ít có, ngoại trừ năm vừa qua cỏ một vài cuốn như:Nhật ký Đặng ThùyTrâm, Mãi mãituổi haimươi, phát hành tới mấy trăm nghìn bản sách tạo nên bước đột phá mới trong làng văn học Việt Nam khoảng 10 năm trở lại đây. Một số cuốn khác của làng văn học trẻ cũng tạo nên sự ồn ào trong dư luận song lại lắngxuống vì chưa đạt đến giá trị đích thực và sức cuốn hút đối với độc giả. Điều này xảy ra làm mất cảm hứng và thói quen đọc sách ở mỗi người và bắt buộc họ phải tìmđến những loại hình giải trí khác.

Việc hạ giá thành sản phẩm cũng đòi hỏi ngành xuất bản phải chung tay gánh vác, khi đối tượng mua sách đasốcác bạn trẻ, nhưng giá sáchquá cao làm họ phải đắn đo giữa một bên là sự mưu sinh, và tiền đầu tư cho sách. Gần đây việc quảng bá sách và các buổi tọa đàm tôn vinh văn hoá đọc đã được tổ chức thường xuyên ở các báo, đài, chương trình truyền hình chào buổi sáng củaVTV1 có hẳn một chuyên mục Mỗingàymột cuốn sách,nhằm giới thiệu những cuốn sách hay, có giá trịđến với độc giả. Tháng 01, năm 2006 vừa qua, VụXuất bản, Ban Tư tưởng văn hoá Trung ương tổchứcmột buổi tọa đàm về Văn hoá đọc phục vụ cho đề tài Văn hoá đọc của Ban, đã đón nhận nhiều ý kiến khác nhau về tình hìnhvăn hoá đọc của người Việt Nam hiện nay và các khó khăn của ngành xuất bản khi phái cạnh tranhkhắcliệt với cơ chế thị trường dẫn đến giá sách quá cao so với thu nhập của người dân. Sự quan tâm của Nhà nước đối với hoạt động thư viện cần đẩy mạnh hơn, nhất là ở vùng sâu vùng xa, không có đủ phương tiện cũng như sách để phục vụ bạn đọc, nhằmkhắc phục tình trạng lười đọc hiện nay, đặc biệt là sự thờ ơ, lạnh lùng với văn hoá đọc ờ giới trẻ, đồng thời tìm ra giải pháp để đưa vân hoá đọc lên một tầm cao mới, hình thành một xã hội học tập. Tinchắc rằng, văn hoá đọc sẽ có một tương lai tốt đẹp hơn.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?

    09/07/2005Phan ĐăngTrong độ tuổi tiểu học, nhu cầu đọc của trẻ em là rất lớn. Văn hóa đọc, vì thế ảnh hưởng sâu đậm tới quá trình “nhận biết thế giới” và hình thành nhân cách của trẻ.
  • Văn hóa đọc trên mạng: Vàng thau lẫn lộn

    20/07/2014Tường Vân - Yên NgọcVăn hóa đọc có lúc tưởng như đã nhường bước cho các loại văn hóa nghe nhìn trong thời buổi công nghệ điện tử nghe nhìn phát triển đến tốc độ chóng mặt. Việc xuất hiện hình thức sách đọc trên mạng cũng là điều tất yếu...
  • Người Việt có “văn hóa đọc”?

    14/05/2014Yên HàNhìn lại tình hình sách in quá khiêm tốn của chúng ta hiện nay, người thì cho là lỗi của xã hội thờ ơ với sách, người thì gán tội cho người viết không thể sáng tạo ra những đứa con tinh thần xinh đẹp để người đọc phải đổ xô đi tìm, người thì đổ lỗi cho sự bành trướng của báo trí, truyền hình, Internet…
  • Văn hóa đọc

    16/03/2014Đặng Huy GiangSách được đọc thường xuyên hơn, có thị phần bán ra ổn định hơn, có lẽ là sách giải trí và sách công cụ. Và độc giả của máng sách này thường là những người trẻ tuổi. Mảng sách này rất thực tế, không có giá trị văn hoá, văn chương, chỉ có giá trị thư giãn đầu óc hoặc cung cấp kiến thức dưới dạng bách khoa thư...
  • Làm gì để xây dựng và phát triển văn hoá đọc trong điều kiện mới?

    29/07/2007Thành DuyKhái niệm văn hóa đọc mà chúng ta quen dùng chưa được nghiên cứu cụ thể, chưa có sự đầu tư nghiêm túc về nghiên cứu lẫn thực tiễn. Các nhà quản lý cần phải đưa ra được một sự định hình tương đối chuẩn xác về khái niệm này, cùng với đó là đưa ra những quy định, những phong trào đọc sách rộng rãi trong công chúng...
  • Văn hóa đọc trong bối cảnh bùng nổ truyền thông

    11/09/2006Nguyễn Hữu Giới
    Trong nửa sau của thế kỷ 20, sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, nhất là sự bùng nổ thông tin với sự xuất hiện của vô tuyến truyền hình, video và các phương tiện nghe nhìn khác, đã khiến người ta tập trung vào số phận của sách: Liệu có phải sách đang mất dần vị trí độc tôn của nó trong nền văn hóa hay không?
  • Những cuốn sách kinh điển và văn hóa đọc hiện nay

    27/08/2006Như Bìnhd“Muốn có văn hóa thì phải được giáo dục, định hướng, bồi dưỡng nhưng bạn đọc của ta hiện nay phần nhiều bối rối, bất lực và lạc lối giữa biển sách đủ loại, đủ màu sắc, hay-dở, tốt-xấu, thật -giả lẫn lộn”, dịch giả Đoàn Tử Huyến nói...
  • Qua "Mãi mãi tuổi hai mươi" và "Nhật ký Đặng Thùy Trâm" – nghĩ về văn hóa đọc

    07/09/2005Nguyễn HoàTheo tác giả Nguyễn Hòa, nếu coi Mãi mãi tuổi hai mươi và Nhật ký Đặng Thùy Trâm là hiện tượng cho thấy văn hóa đọc hình như chưa xuống cấp, thì phải chăng muốn lý giải vì sao người đọc thờ ơ với văn chương, trước hết phải đi tìm nguyên nhân từ người viết...
  • Văn hoá đọc

    15/01/2004Một đất nước có nền kinh tế - xã hội phát triển cũng đồng nghĩa với sự phát triển của văn hoá đọc...
  • Văn hoá đọc hôm nay

    13/01/2004Dương Phương VinhTheo khảo sát của nhà phê bình trẻ Nguyễn Thanh Sơn, "15 năm trước đây, người đọc VN có thể tranh luận ngang ngửa với người đọc Nga về các tác giả cổ điển, cận đại và hiện đại Nga; kiến thức của anh ta có thể ngang bằng với một học sinh trung học Pháp và chắc chắn hơn đứt một sinh viên đại học Mỹ nếu tranh luận về văn học Mỹ đầu thế kỉ. Ngày nay, đại đa số người đọc không có một hình dung nào hết về văn học thế giới đương đại"...
  • Văn hoá đọc trong thời đại thông tin

    13/01/2004TS. Phạm Văn TìnhSách vẫn là một kho tàng tri thức không thể thiếu được trong cuộc sống, mặc dù thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, các phương tiện nghe - nhìn và mạng Internet đã làm giảm phần nào sự hứng thú đọc sách như trước. Bài viết của Tiến sĩ Phạm Văn Tình thêm một lần lý giải về vấn đề này...
  • xem toàn bộ