Về cuộc tranh cử tổng thống Hoa Kỳ

08:55 SA @ Thứ Hai - 14 Tháng Tư, 2008

Hồn Việt đã có cuộc phỏng vấn về chủ đề này đối với một số bạn đọc Hồn Việt tại Mỹ và ngay lập tức, TS Ngô Thanh Nhàn (New YorkUniversity) và GS. Sophie Quinn - Judge (TempleUniversity) đã trả lời. Các vấn đề mà hai vị đặt ra rất sâu sắc và mới. Xin giới thiệu bạn đọc.

H.V: Cuộc tranh cử Tổng thống Hoa Kỳ đang diễn ra đầy kịch tính. Là một cử tri Mỹ, xin bạn cho biết cảm nghĩ của mình ?

TS. Ngô Thanh Nhàn (NTN): Tôi đăng ký là cử tri Đảng Dân chủ nhiều năm nay. Có khi bầu cho ứng cử viên độc lập trong quá khứ. Nhưng kỳ bầu cử này có nhiều điểm đặc biệt hơn các kỳ bầu cử khác: Một là, phong trào chống chiến tranh Mỹ tại Iraq đã đủ mạnh và chuyển sang giành vị trí chống chiến tranh Iraq trong chính trường. Hai là, từ cuộc vận động vài năm nay chống chiến tranh Iraq, các ứng cử viên Dân chủ có khả năng thắng cử tổng thống và Quốc hội rất cao. Ba là, cuộc vận động tranh cử chống chiến tranh vẫn có lúc nhắc đến Việt Nam và ai cũng nghĩ Mỹ sa lầy giống như ở Việt Nam.

Ở đây, lần đâu tiên một người da đen thắng các ứng cử viên da trắng, đứng ngang với một phụ nữ lần đầu tiên có khả năng thắng cử. Vậy, điều làm cho kịch tính tăng cao (đi bỏ phiếu háo hức hơn hẳn) là phụ nữ và người da đen có thể nắm được ghế tổng thống.

Nên nhớ, đây chưa phải là tranh cử Đây chỉ là tranh được Đảng Dân chủ đưa ra làm ứng cử viên của Đảng. Sau khi một trong hai người thắng đề cử trong Đảng, lúc đó tranh cử bắt đầu với TNS Cộng hòa Mccain, và có thể có ứng cử viên khác.

H.V: Điều gì sẽ xảy ra, nếu như Obama thắng Hillary Clinton và giành chiếc ghế tống thống Mỹ? Với một tống thống da màu, một trong trong lịch sử nước Mỹ đức giở qua, phải thế không? Hay dù là ai, trong tình hình hiện nay, có gì thay đối tế đối nội đến đối ngoại? Hoặc là trong khi phe Dân chủ giành nhau thì Cộng hòa Mccain có lợi thế?

NTN: Việc TNS Obama thắng TNS Clinton trong những ngày gần đây cho thấy "chống chiến tranh" mạnh ngang với việc mang lại thay đổi cách làm chính trị trong nước Mỹ, và là khẩu hiệu chính của TNS Obama: Thay đổi theo những điều chúng ta tin tưởng. Người ta lí luận như thời chiến tranh Việt Nam là chi tiêu chiến tranh làm cho kinh tế tồi tệ.

Tôi đang suy nghĩ nếu như TNS Obama và TNS Clinton, người nào thua đề cử trong nội bộ Đảng Dân chủ, thì người ấy có thể ra ứng cử độc lập (như trường hợp của TNS Lieberman, bị thua đề cử trong Đảng, ra tranh cử độc lập và thắng cử), hoặc nhận làm phó tổng thống. Cả hai khả năng đều có thể trở thành hiện thực.

Theo tôi nhận xét, chỉ có khả năng hợp tác giữa hai TNS thì mới thắng được McCain. Nếu TNS Obama hay TNS Clinton bỏ cuộc, người còn lại không thắng nổi Mccain. McCain lại vừa đưa ra lời buộc tội người Cu ba tham gia tra khảo tù binh Mỹ tại Việt Nam, nhằm dùng chiến tranh Việt Nam để ủng hộ tiếp tục đánh cho tới cùng. Tôi nghĩ vì thiếu kinh nghiệm giải quyết chiến tranh, TNS Obama khó thắng Mccain. TNS Clinton cũng không thể tự mình thắng McCain. Đảng Cộng hòa đang chờ... sự chia rẽ giữa hai người để tập trung vào người còn lại.

H.V: Chiến tranh Iraq, Trung Đông… sự suy thoái kinh tế… đang phủ một bóng mây đen lên bầu trời mỹ Đâu đó có gây ảnh hưởng đến toàn tu không? Liệu trước mắt các giải pháp do Bush đề ra có giúp giải quyết tình hình? Hay phải chờ sau bâu cứ tông thống?

NTN: Đến nay các giải pháp của Tổng thống Bush là vô hiệu và ai cũng biết thế. Chi phí chiến tranh nóng tại Iraq quá cao, thâm thủng ngân sách, hạ thấp mức sống của dân (nghĩa là nâng cao chi để kích thích sản xuất), bất động sản xuống giá, thị rường chứng khoán xuống không cứu nổi… Mỹ đã ới vào suy thoái. Điều này gây ảnh hưởng toàn cầu và thị rường chứng khoán nhiều nơi đã cho thấy.

Việc chấm dứt chiến tranh sau bầu cử cũng không dễ xảy ra. Nếu chỉ có TNS Obama hay TNS Clinton làm tổng thống, không có điều gì chắc chắn tổng thống mới sẽ có khả năng chấm dứt chiến tranh ngay. Và theo đó kinh tế cũng không gượng lại ngay được Có người nói, vì thế mà người ta muốn TNS Obama thắng đề cử Đảng Dân chủ hơn là TNS Clinton, vì ông ấy có quyết tâm hơn.

H.V: Từ Hoa Kỳ nhìn về ViệtNam, bạn nghĩ điều gì trong bối cảnh tình hình hiện nay? Mong ước của bạn cho Việt Nam?

NTN: Thắng thua tại Mỹ không ảnh hưởng mấy đến Việt Nam, vì Việt Nam chưa gài lợi ích của mình vào lợi ích của Mỹ. Nhiều năm nay, Việt Nam có vẻ tập trung vào vận động "nội bộ" Đảng Cộng hòa (có khi người ta gọi tạp nham là "Main-stream"). Sắp tới không thể tránh làm việc với Đảng Dân chủ, và dù TNS Obama thẳng hay thua không thể không thấy vai trò quan trọng của người da đen trên chính trường Mỹ. Nếu tiếp tục đứng một chân (chỉ theo Đảng Cộng hòa như nhiều năm qua), những vấn đề của Việt Nam dưới con mắt người Mỹ sẽ không vượt qua nổi trong 4 năm tới (tôi nghĩ tuyên bố của McCain vừa qua về Cu ba cho thấy cái nhìn chưa thoát với Việt Nam).

Vì lợi ích quan hệ lâu dài giữa hai nước, tuy trễ, đây cũng là dịp để Việt Nam nối lại quan hệ tốt với Đảng Dân chủ, với phong trào người da màu (vốn rất yêu mến Việt Nam nhờ chủ trương của mục sư Martin Luther Keng, Jr).

Cùng với các câu hỏi trên, GS. Sophie Quinn - Judge trả lời:

1- Cuộc tranh cử này đã bắt đầu từ năm ngoái, và chúng tôi thấy hơi mệt rồi. Nhưng nói như thế không có nghĩa là nó đã kém phần hấp dẫn và quan trọng! Chúng tôi cần phải thay đổi chính sách kinh tế và quan hệ quốc tế về nhiều mặt, cho nên theo thiển ý dù bầu cho bà Clinton hay ông Obama đều cần thiết cho sự sống còn của nước chúng tôi.

2- Trước tiên, tôi tin rằng dù cho tình hình phe Dân chủ có ra sao đi nữa, thì đối thủ Cộng hòa cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm nay. Di sản do ông Bush để lại rất không được lòng dân Mỹ. Cho dù một phụ nữ hay một người da đen trở thành tổng thống, thì cũng là một bước ngoặt lịch sử trọng đại đối với nước Mỹ. Tôi thích ông Obama là ứng viên tranh cử trong cuộc chạy đua này hơn, bởi vì tôi tin chắc rằng ông sẽ xúc tiến những bước thay đổi căn cơ trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Về chính sách đối nội, cả bà Clinton lần ông Obama đều phác họa một số thay đổi theo quan điểm của họ.

3- Chừng nào còn phải chi tiêu khoảng 720 triệu đôla mỗi ngày ở Iraq, thì tôi cho rằng kế hoạch kích thích kinh tế của ông Bush sẽ không đem lại hiệu quả khả quan. Một vấn đề khác là chúng tôi cần phải thủ tiêu cắt giảm thuế mà ông Bush dành cho những người giàu nhất và ông muốn họ được hưởng lâu dài, trong khi số người này chỉ chiếm 2% trong tổng số dân Mỹ. Vì vậy, chúng tôi sẽ phải đợi đến sau cuộc bầu cử mới khởi động giải pháp tháo gỡ các khó khăn kinh tế hiện nay. Còn về hậu quả toàn cầu của các khó khăn ấy, một số nước sẽ không phải gánh chịu quá nhiều, nhất là đối với các nước có kim ngạch mậu dịch với Hoa Kỳ chỉ chiếm tỷ phần nhỏ trong tổng kim ngạch mậu dịch cả nước.

4- Liên quan đến Việt Nam, tôi cho rằng dù đảng nào chiến thắng trong cuộc tranh cử này, thì chính sách thân hữu của Hoa Kỳ vẫn sẽ tiếp tục Nhất định sẽ như thể. Trong tương lai, khi hai nước chúng ta cởi mở với nhau hơn nữa, có nhiều chủ đề chúng ta có thể bàn bạc một cách hữu ích với nhau, như quan điểm của chúng ta về các vấn đề như phúc lợi xã hội, đường lối giáo dục, công bằng xã hội và vai trò của LHQ chẳng hạn.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc: