Về sự hời hợt

09:23 SA @ Thứ Năm - 09 Tháng Bảy, 2009

Sự hời hợt được sinh ra bởi tính xuê xoa, ít trách nhiệm, chiếu lệ. Nhưng nó cũng là con đẻ của thói tò mò, sự ỷ lại và môi trường nhiễu loạn thông tin.

Lắm lúc tôi phải ngạc nhiên tự hỏi, tại sao câu phỏng vấn xuất hiện với tần số cao nhất cứ là 'Anh (ông/ bà/ chị/ chú) nghĩ gì về...?

Phải chăng các nhà báo tin rằng bất kỳ công dân Việt nào, nam phụ lão ấu, "đại gia", tiểu thương, nghệ sĩ hay chưa có việc làm, đều phải bao quát hết các vấn đề diễn ra trong xã hội?

Văn hào Ý Umberto Eco có đưa ra khái niệm 'bộ lọc' thông tin, trong đó, ông cho rằng rất cần thiết mỗi cá nhân phải tự tinh lọc nguồn thông tin ùa ập đến với mình trong bối cảnh bội thực truyền thông hiện giờ. Nếu không, dù là một nhà thông thái, ta cũng sẽ rơi vào sự hời hợt.

Thừa thông tin chẳng lẽ thay vì biến một người thành sâu sắc quá độ, lại hóa họ thành kẻ hời hợt ư?

Khi cần tra cứu thông tin về anh chàng Bi xứ Hàn, ví dụ thế, bạn sẽ nhận được hàng chục nghìn đề mục từ Google.

Có hai khả năng xảy ra: một, bạn chấp nhận hy sinh nửa cuộc đời để tra cứu, đối chiếu hết hàng chục nghìn nguồn thông tin ấy, để trở thành chuyên gia-Bi, nhà Bi-học và dĩ nhiên bạn không đào đâu ra thì giờ cho việc hiểu ngọn ngành việc dự đoán đường đi của một cơn bão như Chanchu. Khả năng thứ hai là bạn sẽ loại ngay anh vũ công Hàn kia khỏi bộ nhớ, để quan tâm những vấn đề khác. Dù chọn hướng nào, bạn cũng sẽ thờ ơ và hời hợt với đề tài này hoặc đề tài khác.

Vâng. Khi đã có quá nhiều nguồn bàn luận, đưa tin (đa phần thiếu nghiêm túc và chính xác), bạn sẽ không còn muốn phát biểu điều gì nữa, không còn muốn nghĩ về vấn đề ấy nữa, không còn muốn tự cài bộ lọc cho mình nữa, không còn khao khát được hiểu biết hay nắm một khái niệm nữa. Bấy nhiêu thứ không còn muốn đủ làm cho bạn qua quýt, hời hợt, chiếu lệ; bạn thành một cái máy trả lời phỏng vấn được lập trình hời hợt.

Chẳng hạn, nếu ai hỏi tôi, anh nghĩ gì về làn sóng rock đang trở lại, tôi sẽ nói gì? Dạ thưa, (xứ Huế bây giờ - Bùi Giáng), tôi cho rằng rock trở lại là điều tất yếu, là xu thế thời đại, bởi đấy là tiếng nói giới trẻ. Hay, muốn tỏ ra dễ thương hơn, thì ôi rock à, tôi yêu nó, tôi nghe nó hàng ngày, tôi không thể sống thiếu nó, rock Việt thì tuyệt vời hơn, tôi là người Việt chắc chắn tôi phải yêu rock Việt, vân vân. Hay, muốn gây sốc hơn, rock ấy à, rock Việt ấy à, dào ôi, ra gì đâu, dở hơi, vớ vẩn. Dù chọn cách trả lời nào, bạn cũng lâm vào một tình thế giống nhau, đó là chưa kịp hiểu rock là gì, và cái thứ rock mà ông nhà báo hỏi thực chất là rock nào, ở đâu, mặt mũi ra làm sao!

Chẳng hạn, nếu nhận câu hỏi, anh nghĩ gì (lại nghĩ gì) về thần tượng Bi của giới trẻ Á châu, tôi sẽ nói gì? Dạ thưa (xứ Huế bi chừ), tôi không biết Bi là chú nào, ở làng nào, cha mẹ là ai. Dạ thưa, tôi khâm phục ý chí anh ta. Dạ thưa, tôi ngưỡng mộ công nghệ lăng xê Hàn Quốc. Dạ thưa, Bi ấy à, tôi không xem Ngôi nhà Hạnh Phúc nên không biết anh ta, Hàn thì tôi chỉ xem Kim Ki-duk thôi. Dạ thưa, anh ta hát dở hơn Đan Trường. Dạ thưa, vân vân... Tệ hại như nhau.

Tôi cho rằng mỗi câu hỏi phỏng vấn đều nên được 'lọc' kỹ trước khi đưa ra. Bạn cần nguồn thông tin nào, cần khoanh vùng thảo luận ra sao, cần khai thác những ý gì để bài phỏng vấn/ bài viết của bạn vẫn đầy thông tin, nhưng là những thông tin đã được lọc? Sự hời hợt của người hỏi sẽ dẫn đến hời hợt tệ hơn của người đáp; sự xuê xoa, ỷ lại của người hỏi sẽ lôi người đáp vào tình trạng ỷ lại hơn, nhàm chán hơn và chiếu lệ hơn.

Internet được Umberto Eco cảnh báo như con thú gây ra sự hời hợt, thói ỷ lại và tình trạng hỗn loạn thông tin. bạn có thể tin lời Eco, hoặc không. Nhưng chắc chắn bạn sẽ phải tự thiết lập những bộ lọc nhiều cho mình.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Người dùng Internet đọc gì trên mạng?

    08/09/2020Thiên Ý (Theo Washington Post)Trong khi tăng trưởng của tất cả các website hàng đầu đều đang chững lại thì blog, mạng xã hội ảo và site thông tin địa phương lại phát triển với tốc độ tên lửa...
  • Những thống kê lý thú về sử dụng Internet

    05/04/2018Không ai phủ nhận ích lợi của Internet. Nhưng nếu tại công sở, nhân viên không hạn chế việc riêng vô bổ trên mạng, người chủ không có biện pháp quản lý và kiểm soát thì sẽ gây lãng phí lớn. Những kết quả điều tra dưới đây có thể sẽ báo cho các công ty biết nhân viên của mình đang làm gì trên net...
  • Internet có nhiều “ma lực” hơn ta tưởng

    22/12/2016Anh NguyễnNgười Mỹ dành 302 tỉ phút để online trong khoảng thời gian từ 01/7 đến 31/7/2008. Con số này tương đương với 6.760 đời của một người sống 85 năm. Vậy thực sự chúng ta tiêu tốn từng ấy thời gian ở trên mạng làm gì?
  • Internet sẽ tiêu diệt văn hóa đọc?

    02/07/2016Minh TuấnInternet là phát minh vĩ đại của nhân loại. Song, nó cũng tác động không nhỏ đến văn hóa đọc truyền thống. Liệu sách, báo in sẽ tồn tại?
  • Sách và Internet ai thông thái hơn

    01/10/2015Cuối tháng 10/2002, Hội thảo “Đọc sách và xuất bản sách ở các nước Đông Á ngày nay” do tạp chí The books and the Computer tổ chức đã diễn ra ở Yonago và Tokyo (Nhật bản), với sự tham gia của các chuyên gia trong lĩnh vực xuất bản ở các nước Đông Á (Đài Loan, Nhật, Hàn Quốc và Trung Quốc). Một trong các câu hỏi được đặt ra tại hội thảo này là: Phải chăng ngày nay giới trẻ đã đánh mất thói quen đọc sách? Câu trả lời của các đại biểu về trường hợp của đất nước mình có thể khiến chúng ta liên tưởng đến Việt Nam.
  • Sành điệu Internet - “Bầy đàn” & Văn hóa đọc

    17/11/2014Nguyễn MinhVăn hóa đọc xem ra là vấn đề có vẻ trầm trọng, kéo theo nhiều băn khoăn, phiền não của những người tâm huyết với sách. Người ta mở biết bao nhiêu Hội thảo, diễn đàn trên báo bay trong... hội trường để bàn về việc làm sao cho sách in, báo in "trụ” được trong cuộc cạnh tranh dữ dội với lnternet. Tràn ngập trong những cuộc hội họp ấy là lời than phiền về tương lai của sách và luận điểm người ta đưa ra nhiều nhất là: Internet sẽ “nuốt chửng" sách in truyền thống, thật đáng lo ngại!
  • Mạng Internet cộng đồng tấn công giới trẻ

    19/05/2009Anh Xuân - Lê MinhTrong 2 năm gần đây, mạng Internet cộng đồng phát triển bùng nổ cả về tốc độ, số lượng và quy mô. Bên cạnh ý nghĩa kết nối bạn bè, chia sẻ kinh nghiệm, cảm xúc... thì số đông mạng Internet cộng đồng hiện nay đang thương mại hoá. Để làm được điều này, mạng xã hội đã "tấn công" giới trẻ bằng nhiều chiêu thức nguy hiểm để moi tiền và hút khách, kéo theo đó là những tệ nạn rất cần phải kiểm soát.
  • Người dùng Internet dễ trở nên ích kỷ

    08/07/2008Một công trình nghiên cứu của Anh cho rằng người sử dụng Internet đang trở nên thiếu kiên nhẫn và có phần ích kỷ hơn khi họ lên mạng...
  • Một thế giới chìm trong Internet

    19/08/2006Thiên Ý (Theo CNN)"Chỉ vài năm nữa thôi, Internet sẽ làm đảo lộn mọi công việc kinh doanh. Hoặc bạn hãy chuẩn bị đối phó - hoặc là chết".
  • Bạn nghĩ gì về Internet... chat?

    14/06/2006Phải thẳng thắn nhìn nhận, ngành giáo dục nước ta còn chưa mấy quan tâm dạy cho học sinh các cấp học phổ thông về Internet. Nếu có thì chỉ là những hoạt động tự phát của một số trường...
  • “Công dân Internet” hay mặt trái của thế hệ trẻ

    22/11/2005Theo Chinadaily, GuardianNgủ dậy, bật máy tính, đánh răng rửa mặt và vào mạng Internet là lịch trình của Tiểu Linh vào mỗi buổi sáng, giống với nhiều thanh niên trẻ khác trên khắp Trung Quốc...
  • Văn hóa Internet

    15/10/2005Phạm Kim HưngHãy bắt đầu bằng việc tưởng tượng ra một cuộc sống không có điện thoại...
  • Thực trạng sử dụng Internet ở thanh, thiếu niên Việt Nam

    08/08/2004Internet có vẻ như đã trở thành một thứ rất quen thuộc đối với đông đảo thanh, thiếu niên, nhất là ở các thành phố lớn. Thế nhưng, sự quen thuộc đó liệu đã mang ý nghĩa tích cực như chúng ta nghĩ lẽ ra nó phải vậy?
  • Cần có sự cân bằng trong việc dùng mạng Internet...

    28/07/2004Thanh TùngTrong bối cảnh thanh thiếu niên quốc đảo sư tử ngày càng nghiện Internet, hôm qua, chính phủ Singapore đã phải đưa ra một chương trình hướng những công dân này sử dụng mạng một cách lành mạnh hơn.
  • Internet trong trường đại học - quá lãng phí

    17/10/2003Internet, phòng máy tính, môn tin học, website... giờ đây không còn xa lạ đối với mỗi trường đại học, cao đẳng, mỗi sinh viên. Tuy vậy, có một thực tế là SV vẫn rất khó khăn trong việc tiếp cận với Internet. Do nhiều nguyên nhân như kinh phí eo hẹp, số lượng sinh viên quá đông, công tác quản lý còn nhiều bất cập, nhận thức của nhiều lãnh đạo các trường về Internet cũng chưa đầy đủ... nên hệ thống Internet trong các trường chưa phát huy được tác dụng với SV...
  • xem toàn bộ