Vì đâu chất thép nhạt nhòa?

08:19 SA @ Thứ Sáu - 30 Tháng Bảy, 2010
Suốt hai cuộc chiến – chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ - hầu hết người làm văn nghệ đều đã thể hiện vai trò chiến sĩ của mình. Nhưng sau 1975, khi cuộc chiến kết thúc, trong mấy thập niên vừa qua chất thép ở trong đa số người làm văn nghệ hầu như đã bị nhạt nhòa.

Có người bảo rằng, bây giờ đã hòa bình rồi, đâu còn thời chiến mà làm chiến sĩ! Đó là câu nói của người giả vờ ngây ngô để chối bỏ một sự thật, bởi lẽ ai cũng thừa hiểu rằng việc xây dựng một chế độ mới – thực hiện lý tưởng xã hội chủ nghĩa – thì việc đánh đuổi ngoại xâm để giành độc lập cho đất nước mới chỉ là bước khởi đầu của một hành trình dài dặc và đầy thách thức. Bởi lẽ, vô số trở lực trước mặt, và cả sau lưng, đòi hỏi chúng ta cần phải vượt qua để giành thắng lợi sau một cuộc chiến trường kỳ.

Trước mắt, con đường mà chúng ta đi hoàn toàn mới mẻ, chưa từng có mô hình mẫu ở trong xã hội loài người, bắt buộc ta phải tìm hiểu, sáng tạo không ngừng, giữa một vòng vây của nhiều thế lực thù địch đã được củng cố nhiều đời, với nhiều mưu mô thâm độc và nhiều sức mạnh tàn bạo. Sau lưng, ngoài sự đói nghèo, dốt nát và những phong tục lạc hậu đang là di sản nặng nề cần phải chiến thắng, còn là vô số cảm nghĩ thuộc loại di sản tiêu cực, nảy sinh từ các chế độ bất công đã thành quán tính lũng đoạn tâm não con người khiến chúng ta dễ tuân theo những lệnh truyền từ trong tiềm thức, nếu chúng ta không đủ sự tỉnh táo và không nuôi dưỡng thường xuyên ý chí chiến đấu của bản thân mình. Như thế, sau khi bom đạn tạm dừng thì cuộc chiến vẫn tiếp tục, tinh vi và phức tạp hơn, với cái mặt nạ hòa bình.

Có lẽ, sau những năm dài chiến đấu cực kỳ căng thẳng đến ngày lập lại hòa bình đa số đã không ngăn được một sự chùng xuống về mặt tâm lý nên để nhu cầu thư giãn, hưởng thụ chiếm lĩnh tâm hồn. Rồi từ sự chùng xuống ấy, cộng với một nếp sinh hoạt buông lỏng sau ngày chiến thắng, con người dễ dàng quay về với cái thói tật cá nhân, để những tư duy xưa cũ dồn nén ở trong tiềm thức có dịp tái hiện, chi phối sinh hoạt, và cũng không thể loại trừ những tư duy ấy lại được củng cố bằng sự can thiệp từ những thế lực thù địch trong một kế hoạch phục thù.

Do đó, những vấn đề lớn ở trong thực tiễn đất nước đã không được nhiều người làm văn học quan tâm đúng mức. Trước hết, quá khứ hào hùng của cuộc chiến thắng vĩ đại vừa qua chỉ được thể hiện một cách manh mún, tùy tiện để cho năm tháng trôi nhanh dần dần vùi lấp bao nhiêu nhân chứng sống động một thời.

Trong giới văn nghệ không thiếu những người học rộng, tài cao và phẩm hạnh tốt, đã từng quan tâm đến những vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội, nhưng tiếng nói họ hiện chưa tạo được phản ứng hữu hiệu trước cái tệ trạng là sự vô cảm của khá đông người. Một trong vô cảm khó hiểu, và lạ lùng nhất, là trải qua mấy ngàn năm lịch sử dân tộc này ăn lúa gạo của người nông dân làm ra và dân tộc này tồn tại phần lớn là nhờ máu xương của nhiều thế hệ nông dân tác thành, nhưng trong sáng tác đã bao nhiêu người làm văn nghệ thực sự quan tâm đến người nông dân?

Sự quay lưng lại với nông dân, nếu không phải là tội lỗi thì cũng là điều phi lý, có thể là tai họa lớn cho dân tộc. Từ lâu, người ta không chịu tìm câu trả lời xác thực cho cái thực tế đáng buồn là với đất nước có 86 triệu dân, luôn tự hào về bốn ngàn năm văn hiến, mà phần lớn những tác phẩm văn học được viết công phu chỉ có thể in mỗi lần là một ngàn bản. Con số một ngàn là một bản án đối với văn học. Và người ta vẫn thường xuyên kêu gọi sáng tác, nói về các loại phóng sự, ký sự, nhưng các máy móc giản dị và hữu ích được những anh chàng Hai Lúa ít học nhưng rất thông minh sáng chế đã có mấy ai ghi chép tận tình, làm một tổng hợp giúp ích cho biết bao người, đặc biệt là cho giới trẻ?

Vì tách rời xa đối tượng lớn lao vốn là sức mạnh và là nguồn sống đất nước nên sự sáng tạo chúng ta trở nên nghèo nàn, và nhiều đề tài rác rưởi, từng bị các chế độ cũ vứt bỏ nay được khôi phục một cách hăm hở, đó là những chuyện dục tình, những trò ma quái, các thứ bịa đặt nhảm nhí, xa rời cuộc sống. Chắc hẳn nông dân cũng chẳng mấy ai quan tâm đến các Bước nhảy hoàn vũ lố lăng, xa lạ trên đài, và cũng không mất thì giờ theo dõi những cuộc thi hoa hậu dành cho các cô muốn khoe vẻ đẹp cơ thể hơn là giá trị tâm hồn. Và trong văn học, nông dân cũng không cần biết đến những món hàng lạ lẫm, được một đôi người vơ vét từ ngoài, như là chủ nghĩa hiện đại, hoặc hậu hiện đại.... đã được xã hội tư bản vứt bỏ từ lâu, để mang về làm trang sức cho kiến thức mình.

Thực sự, chủ nghĩa lớn nhất, cả trong văn học, phải nhằm mục đích tối thượng là sự xây dựng, nâng cao không ngừng mọi mặt cuộc sống đất nước. Và người văn nghệ, trước hết là một công dân, phải góp công sức thực hiện được mục đích ấy, bằng cái khả năng sáng tác đặc thù – vốn là sản phẩm xã hội, với những giới hạn nhất định, chứ không phải là món quà Thượng đế ban cho riêng mình.
Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Khoảng trống ai lấp được trong tư tưởng nhà văn

    18/04/2014Nguyễn Huy ThiệpMột nhà văn, một người sáng tác phải coi lý luận phê bình như sự tự ý thức của anh ta. Tính chất khoa học trong công việc của nhà văn là ở chỗ này. Chỉ có những "nhà văn - nhà khoa học - nhà bác học" mới hòng xây dựng được những tác phẩm thiên tài...
  • Einstein là nhà văn ?

    19/10/2014Ai cũng biết Albert Einstein là nhà bác học vĩ đại, cha đẻ của thuyết tương đối, nhưng nhiều người không biết rằng ông còn là một nhà văn đa tài.
  • Nguyễn Khải, nhà văn tài năng nhất của thế hệ chúng tôi

    24/08/2009Nhà văn Nguyên NgọcTrước hết, tôi muốn nói điều này: đấy là người tài năng nhất trong thế hệ của chúng tôi, thế hệ những người cầm bút vậy mà hóa ra vắt qua cả mấy thời kỳ lịch sử quan trọng: một chút thời Pháp thuộc, đầy đủ Cách mạng Tháng Tám, đẫm mình trong hai cuộc chiến tranh lớn, và cả hòa bình nữa...
  • Tính chuyên nghiệp của Nhà văn Việt Nam: Có hay không?

    04/12/2008Hoài NamMột cách hết sức sòng phẳng, chúng ta liệu có thể khẳng định được rằng văn chương Việt Nam đương đại có bao nhiêu tác phẩm được thế giới biết đến bởi chính giá trị tự thân của chúng?
  • Nhà văn Nguyễn Khải - Tôi chỉ là người của một thời

    26/09/2008Thúy NgaNửa thế kỷ cầm bút, ở thời nào Nguyễn Khải cũng có người đọc của mình. Những ngày nông thôn miền Bắc đổi thay trước cuộc vận động hợp tác hóa nông nghiệp, ông có Xung đột (1957), Mùa lạc (1960), Hãy đi xa hơn nữa (1963).
  • “Tôi ngờ khả năng tưởng tượng của nhà văn ta”

    27/12/2005Thạch LinhNhà văn Trần Thanh Hà, vừa bảo vệ thành công Luận án thạc sĩ Nhận diện tiểu thuyết trinh thám Việt Nam trò chuyện...
  • Nhà văn Đỗ Chu: “Cô đơn được càng tốt !”

    24/11/2005Hồng Thanh QuangNhà văn là người có quyền lật đi lật lại vấn đề mà anh ta quan tâm. Và phải biết lật đi lật lại! Chả có gì mâu thuẫn trong việc này. Thì suốt cuộc đời, người ta ai mà chẳng phải trăn trở, nghĩ ngợi. Đâu phải nhất nhất mọi việc, mọi chuyện đều bất biến... Trong quá trình nhận thức của một đời người, quan trọng là xác lập cho được những câu hỏi lớn, chứ không phải là thuộc lòng vài ba câu trả lời lớn. Biết đặt ra những câu hỏi mới khó!
  • Sự dễ dàng đã bóp chết nhà văn

    13/11/2005Nhà văn ThuậnTiểu thuyết Việt Nam ì ạch trên cái mặt bằng không chuyên ấy của văn học Việt Nam. Đến bây giờ vẫn loay hoay tìm cách kể chuyện làm sao để vừa ê a, vừa hấp dẫn; làm sao cho thơm mùi trí thức, mùi đương đại...
  • xem toàn bộ